Tri Nhân Media

"CỬU LONG CẠN DÒNG, BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG" (*)

Trúc Giang MN
1/6/2022

“Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng” là do một tay Trung Quốc tạo ra. Dùng Mekong làm vũ khí nước để khống chế đảng Cộng Sản Việt Nam, trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Trung Cộng không hề từ bỏ một thủ đoạn nham hiểm nào để chế ngự CSVN cả. Cho dù có muốn “Thoát Trung” đi nữa thì cũng không bao giờ làm được, bởi vì truyền thống làm tay sai bán nước của đảng CSVN, đã đặt VN lệ thuộc toàn diện vào Trung Cộng. Từ chính trị, kinh tế, chiến lược quốc phòng, văn hóa, giáo dục…tất cả đều lệ thuộc vào Trung Cộng.

GS-Viện sĩ Benoit de Tréglodé cho rằng, những lời phát biểu bằng miệng để phản đối cái nầy, cái nọ, cái kia, của đảng CSVN chỉ là tung hỏa mù để che giấu sự lệ thuộc vào Trung Cộng mà thôi.

Cửu Long hấp hối, người dân ngất ngư, cũng là do quan thầy Tàu khựa của đảng CSVN tạo ra mà thôi. Nhận giặc làm cha là thế.

Việt Nam kêu gọi sự hỗ trợ khẩn cấp của quốc tế

Ngày 14-3-2016, trong buổi họp của Ủy Hội sông Mekong (MRC=Mekong River Commission) tại Hà Nội, Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, ông Cao Đức Phát, kêu gọi sự hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp của quốc tế, để ứng phó với tình trạng khô hạn và nhiễm mặn đang ở mức độ khốc liệt nhất, và đang tiếp tục gây quá nhiều thiệt hại cho nông dân miền Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Hạn hán kéo dài dẫn đến nhập mặn tác động nghiêm trọng đến sản xuất, làm cho hàng triệu người dân bị ảnh hưởng.

Nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài thì khó phục hồi để vực dậy nền kinh tế.

Ông Bộ Trưởng cho biết, dự báo cho thấy mức độ nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ lên đến đỉnh điểm trong ba tháng: 4, 5 và 6 năm 2016.

Hiện tại, các hồ nước tại ĐBSCL đã trơ đáy. Nước ở các giếng cũng cạn kiệt. TS Dương Văn Ni, Đại học Cần Thơ, cũng nhìn nhận, nhiễm mặn và hạn hán tại vùng đất nầy đã tới mức trầm trọng. Cũng có dấu hiệu lượng mưa sẽ giảm đến mức đáng lo ngại.

Lượng nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về Viêt Nam cũng giảm 50%.

Việt Nam đã làm hết sức mình, nhưng cũng đành bó tay nên rất cần sự hỗ trợ của quốc tế.

TS Lê Anh Tuấn, chuyên gia về biến đổi khí hậu ở Đại Học Cần Thơ, phát biểu: ”Nếu Trung Quốc đáp ứng lời kêu gọi của Việt Nam, mà xả nước xuống, thì đó chỉ là giải pháp cứu nguy cấp thời, chớ không phải là chiến lược lâu dài”. 

Những thảm cảnh của đồng bào vùng đồng bằng sông Cửu Long

1. Đốt lúa tế trời      

Ngày 18-3-2016, bà Đặng Thị Cúc (61 tuổi) ở thị trấn Gò Quao, ấp Vĩnh Tân, xã Vĩnh Thắng cho biết, 5 công lúa (5,000m2) vụ đông xuân đang trổ bông thì bị mặn vào làm lép gần hết.

Gia đình quyết định đốt lúa, cải tạo đất đợi mùa mưa tới sẽ xạ lúa trở lại.

2. Những đơn vị đo lường miền Nam

1 mẫu hay 1 hecta (ha) =10,000m2
1 mẫu = 10 sào=10 công.
1 công=1,000m2 (ở Nam Bộ).
1 giạ lúa=20 lít. Người ta đong lúa bằng thùng 20 lít. Mỗi thùng là 1 giạ.
Mỗi thùng lúa nặng từ 20kg đến 22 kg. Tùy theo lúa chắc hột, độ ẩm, phơi khô quạt sạch.

3. Rơi nước mắt bỏ 50 công lúa

1). Chị Đặng Thị Út Nhờ, có hơn 50 công lúa. Thấy ruộng khô nên bơm nước vào, không ngờ nước bị nhiễm mặn. Toàn bộ toàn là hột lép nên phải gạt nước mắt bỏ đi.

2). Chị Nhan Thị Đà, mất toi 10 công lúa. “Lúa chết hết rồi. Bao nhiêu công sức, tiền bạc, đổ vào mảnh ruộng nầy, bây giờ trắng tay lại còn mang nợ. Đứa con học ở Sài Gòn gọi điện về xin tiền đóng học phí. Nhà hết tiền, con hết học”.

3). Cho thuê 70 công đất, mà không thu được giạ lúa nào cả
Bà Huỳnh thị Thảo, cho thuê 70 công đất, mỗi công thu được 15 giạ (15 thùng 20 lit). Mỗi năm có hơn 1,000 giạ, nhưng năm nay bị hạn, mặn, nên những người thuê trắng tay không trả bà giạ lúa nào cả.

4. Ứa nước mắt vớt hàng chục tấn hàu tiền tỷ đem đi tiêu hủy         


Bãi xác hàu ngày càng dày thêm, đồng nghĩa với đói nghèo, nợ nần bủa vây người dân nơi đây.

Ở xã Thừa Đức, huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre, có hơn 150 hộ dân sống bằng nghề nuôi hàu (loại nghêu sò) trên 36 hecta mặt nước.

Sau cơn nước mặn tràn vào ngày 15-1-2016, người dân chết đứng. khi chứng kiến hàng trăm tấn hàu, tiền tỷ phải vớt đem đi bỏ. Hơn 90% lượng hàu đã chết trong con nước mặn nầy.


           Bà Nguyễn Thị Trường *   Những con hàu gần đến ngày 
                                                            thu hoạch đem tiền tỷ về cho người dân

Cụ bà Nguyễn Thị Trường  cho biết: “ Bao nhiêu công sức chăm nuôi hơn một năm trời, bây giờ phải đổ sông đổ biển. Tôi chẳng còn muốn sống nữa”.

Chị Tư Hồng, một người nuôi hàu, cho biết, sau hơn một năm chăm sóc, tôi định gọi thương lái đến mua với giá 26,000$/kg hàu, nhưng bây giờ không còn kịp nữa. Nếu hàu không chết thì gia đình tôi sẽ được lời trên 300 triệu đồng.

Hàng chục tấn hàu được đưa vào bờ mỗi ngày, để đem đi tiêu hủy. Bãi xác hàu mỗi ngày càng dầy thêm, đồng nghĩa với nợ nần, nghèo đói bủa vây người dân ở đây.

5. Người dân thiếu nước ngọt để uống

* Người dân ở đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước uống.

Ở Kiên Giang phải “đổi” nước để uống và sinh hoạt. (Cử tiếng “mua, bán” nước). Giá mỗi lu 700 lít từ 35,000$ đến 40,000$. Mỗi tháng, một người dùng ít nhất là 4 lu nước (2,800 lít).

Có khi hết nước mà không đổi kịp thì chạy sang hàng xóm mượn nước về xài đỡ.

* Người dân Bến Tre mua nước với giá cắt cổ

Ngoài những thiệt hại về lúa, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi…người dân ở ĐBSCL còn chịu ảnh hưởng nặng nề vì thiếu nước ngọt, nước sạch.

Ở Hà Nội nước sạch giá 5,000$/m3 nhưng ở Bến Tre giá từ 60,000$ đến 80,000$/m3.

Các trường học, khách sạn, bịnh viện cũng không có nước ngọt, nhiều nơi phải dùng nước mặn loãng làm nước sinh hoạt.

Ao hồ, sông rạch Bến Tre cũng bị nhiễm mặn, vì nước biển đã xâm nhập vào nội địa 80km.

Trước kia muốn đi tắm biển thì phải ra Vũng Tàu, bây giờ chỉ cần nhảy xuống con rạch trước nhà, là đã thưởng thức được vị mặn của nước biển.

Thiệt hại của đồng bằng sông Cửu Long

1). Thiệt hại tổng quát

Theo số liệu tính tới ngày 27-3-2016, thì có gần 380,000 hộ dân bị ảnh hưởng. Có khoảng 313,000 hecta lúa, hoa màu, cây ăn trái, và nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại. Ước tính thiệt hại xấp xỉ 3,000 tỷ đồng. (1tỷ VNĐ=42,900USD x 3,000 tỷ VNĐ=98,700,000 Đô la Mỹ)

Trong khi đó, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, mùa mưa năm nay sẽ đến muộn nên lượng nước trên hệ thống sông ngòi toàn quốc Việt Nam sẽ bị sụt giảm đáng kể.

2). Thiệt hại của tác động kép

Tác động kép là khô hạn và nhiễm mặn. Dòng sông cạn kiệt tạo ra hạn hán do mực nước sông thấp. Mực nước song trong nội địa thấp, thì nước biển tràn vào các cửa sông, làm cho vùng đất ở ven sông  bị nhiễm mặn. Cả hai tình trạng đều gây thiệt hại cho cây lúa, hoa màu và chăn nuôi thủy sản.
Cả một hệ thống dẫn nước từ sông cái đến khu vực chung quanh như kinh, rạch, ao, hồ, mương, rảnh, đầm, đìa, bàu…làm cho khu vực bị nhiễm mặn vì nước biển tràn vào các cửa sông. 

 “Không nên đua trồng lúa bằng mọi giá”

GS Võ Tòng Xuân tuyên bố như thế. Ông đưa ra chương trình lúa-tôm. Mùa mưa trồng lúa nước ngọt, mùa khô hạn nuôi tôm nước mặn.

Chương trình nầy không thể thực hiện được vì nước ngọt, nước mặn không thể điều hòa thường xuyên từ năm nầy qua năm khác được. Con nước bị tác động bởi sức hút của mặt trăng và của thời tiết thay đổi. Nước ngọt, nước mặn cũng không cố định theo từng mùa được.

Hơn nữa Trung Quốc chủ động trong việc điều khiển dòng nước trên sông Mekong. Họ có quyền xả nước để cứu hạn ở hạ nguồn, họ cũng có quyền khóa nước theo ý muốn. Có khả năng điều khiển dòng nước chỉ để tác động vào Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, có nghĩa là muốn hạn hán hay ngập mặn tùy ý.

Mùa khô đất đai hấp thụ độ mặn của nước biển. Tuy nhiên, không phải khi nước mặn rút đi thì đất đai hết nhiễm mặn liền ngay khi đó. Nước mặn đã theo hệ thống dẫn nước từ kinh rạch, ao hồ, mương, cống rảnh…đã thấm thấu vào lòng đất mà cần phải có một thời gian dài để giải mặn.
Chương trình lúa-tôm khó thực hiện.

 “Phải lớn tiếng kêu gọi quốc tế vào cuộc”

“Phải lớn tiếng kêu gọi quốc tế vào, chớ không phải mỗi lần thiếu nước thì phải đi lạy họ để họ xả nước cho hay sao?”

TS Đinh Xuân Quân, chuyên gia kinh tế và nông nghiệp, xác nhận: “Hạn và mặn ở ĐBSCL không hoàn toàn do thiên tai mà là do những cái đập của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mekong. Việt Nam cho rằng đó là thiếu nước, nhưng không phải như vậy. Vấn đề lớn hơn nhiều vì nó dính líu tới Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Campuchia. Do đó phải lớn tiếng kêu gọi quốc tế vào, chớ không phải mỗi lần thiếu nước thì phải đi lạy họ để họ xả nước cho.”

TS Quân nói tiếp: “Hồi năm 2011, Thượng Viện Mỹ đã thông qua Nghị Quyết 227 về sông Mekong trong đó kêu gọi chính phủ Mỹ tham gia giúp đỡ sông Mekong.

Đây là lúc Việt Nam kêu gọi Hoa Kỳ và quốc tế giúp đỡ để cứu vựa lúa ở ĐBSCL.

Việt Nam và Campuchia là hai nước bị thiệt hại nhiều nhất nên cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau hơn là mạnh ai nấy làm”. (Hết trích)

Giải pháp “lớn tiếng kêu gọi” của ông TS nầy chỉ làm khan cổ, mỏi miệng của Đảng và Nhà nước CSVN, mà chưa chắc họ dám kêu gọi Mỹ. Đó không phải là giải pháp có thể thực hiện vì nó liên quan đến vấn đề chính trị, và cũng không phải là việc cứu trợ nhân đạo của thiên tai bình thường, tức là cứu trợ một lần rồi thôi.

Muốn Mỹ nhảy vào cứu ĐBSCL thì Việt Nam phải trả cho Mỹ cái gì mới được. Thế nhưng tại sao phải nhờ đến người ngoài?

Việt Nam đã được chấp thuận cho vào làm một khu tự trị của các sắc tộc thuộc chính quyền TW ở Bắc Kinh từ ngày 4-9-1990 tại Thành Đồ rồi. Chính ông Nguyễn Phú Trọng cũng cam kết, dứt khoát phải chính sách nhất quán mà Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đã cam kết với Mao chủ tịch năm xưa.

Việt Cộng coi Trung Cộng vừa là quan thầy, vừa là đồng chí vừa là anh em, môi hở răng lạnh. Hợp tác chiến lược toàn diện, hội nhập hoàn toàn trên tình nghĩa 4 tốt và 16 chữ vàng.

“Bên nầy biên giới là nhà
Bên kia biên giới cũng là quê hương”. (Văn nô Tố Hữu) …..

Vậy thì, vì sao phải đi cầu Mỹ?

Nguyễn Tấn Dũng cũng bày tỏ lòng trung thành: “Nhân dân Việt Nam luôn luôn nhớ ơn sự giúp đỡ vô giá của đảng và nhân dân Trung Quốc, cho cuộc chiến tranh giải phóng đất nước trong quá khứ, và sự giúp đỡ phát triển kinh tế và xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa hiện nay”. Người Việt Nam khi nhớ ơn thì phải trả ơn.
 
Lào và Trung Quốc xả nước không có hiệu quả nào cả

1. Lào xả nước không có hiệu quả nào cả.

Ngày 26-3-2016, Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói Lào sẽ xả nước ở một số đập thủy điện để giúp Việt Nam chống hạn hán và nhiễm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ Trưởng Năng Lượng Lào, ông Khammany Inthirath cho biết, từ 23-3-2016 đến cuối tháng 5 năm 2016, Lào sẽ xả 1,136m3/s.

Trước đó, Trung Quốc cho biết sẽ xả 2,190m3/s nước từ đập Cảnh Hồng (Jinghong dam) từ 15-3-2016 đến 10-4-2016. Như vậy hai quốc gia nầy sẽ xả 3,611m3/s.

Các nhà quan sát cho rằng đó chỉ là đòn chính trị chớ thật ra không có hiệu quả gì. Số lượng nước nầy khi đến Việt Nam thì chỉ còn 1/5 mà thôi, vì bị chặn ở các con đập của Thái Lan và Cam Bốt.

Ông Lê Anh Tuấn, Phó Viện Trưởng Viên Nghiên cứu Biến Đổi Khí hậu tại Đại học Cần Thơ, trả lời phỏng vấn của đài BBC: “Lượng nước xả như vậy, khi đến ĐBSCL thì không còn bao nhiêu. Cần phải có 10,000m3 /giây mới có hiệu quả. Chớ còn 3,611m3/s thì không ăn nhằm gì cả”.

2. Trung Quốc xả nước chỉ là một thủ đoạn chính trị

* Việt Nam xin Trung Quốc xả nước
Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã liên hệ với Trung Quốc và Lào, đề nghị xả nước cứu hạn mặn cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Việt Nam đề nghị xả 2,890m3 mỗi giây trong thời hạn 134 ngày.

* Trung Quốc xả nước cũng như không
Ngày 25-3-2016, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao TQ, ông Lục Khảng cho biết, theo yêu cầu của Việt Nam, Trung Quốc sẽ xả 2,190m3/s từ đập Cảnh Hồng để giúp VN chống hạn, mặn.

Ông Montree Chantawong, chuyên gia nghiên cứu về phục hồi sinh thái Thái Lan, cho biết: “Nhìn lại mực nước sông Mekong từ tháng 1 đến tháng 4 trong 2 năm 2014 và 2015 thì lúc nào mực nước cũng ở 2,000m3/s. Thế nhưng TQ xả 2,190m3/s thì không có khác biệt nào cả”.

* Củ cà rốt Trung Quốc với các nước sông Mekong

Ngày 23-3-2016, Hội Nghị Cấp cao Hợp tác Mekong-Lan Thương diễn ra ở Tam Á, Hải Nam (TQ) với sự tham dự của các nước: Cam Bốt, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc.

Chủ đề: “Cùng chung dòng sông, cùng chung tương lai”.

Thủ Tướng Lý Khắc Cường tuyên bố, Trung Quốc sẽ cho vay ưu đãi 1.5 tỷ USD cho 5 nước có dòng sông Mekong chảy qua.

Các nhà quan sát cho rằng chủ trương nầy nằm trong chiến lược “Một vành đại, một con đường”. Đó là “Con đường Tơ lụa Thế kỷ 21” của TQ.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ Tướng Phạm Bình Minh, có cuộc gặp riêng với Lý Khắc Cường mà báo chí cho biết, Phạm Bình Minh khẳng định “Việt Nam luôn luôn coi trọng láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc trên cơ ở của phương chăm “4 tốt và 16 chữ vàng”.

“Bốn tốt và 16 chữ vàng” là chương trình 30 năm để VN sát nhập vào đại gia đình các dân tộc của khu tự trị, trực thuộc chính quyền Trung Ương ở Bắc Kinh. Đó là thỉnh nguyện của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng tại Hội Nghị Thành Đô ngày 4-9-1990.

Một người sử dụng mạng tên Tiến Lê viết: “Đoàn kết hữu nghị hai nước mà sao mấy anh lấy hết đảo của chúng tôi? Xây sân bay rồi đâm chìm tàu cá của đồng bào tôi là sao...?

Sông Mekong              


1. Nguồn gốc

Dãy Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn) nằm giữa biên giới 5 nước là TQ, Ấn Độ, Pakistan, Nepal và Bhutan, Có trên 100 ngọn núi cao trên 7,000 mét, trong đó có ngọn Everest cao nhất thế giới là 8,848 mét. Một tảng băng khổng lồ bao phủ quanh năm trên hàng trăm ngọn núi đó. Khi nhiệt độ tăng, băng tan chảy thành nước, theo hàng ngàn khe núi từ trên đỉnh chảy xuống chân núi.

Chân núi phía TQ là một cao nguyên cao trên 4,000 mét thuộc tỉnh Thanh Hải.

Nước từ các đỉnh núi chảy xuống, tích tụ vào một cái hồ to lớn trên cao nguyên. Đặc tính của nước là chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp. Do đó, nguồn nước nầy chảy qua cao nguyên Tây Tạng, xuống tỉnh Vân Nam, qua Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, qua đồng bằng Nam Bộ rồi chảy ra Biển Đông . Đó là sông Mekong.

Chiều dài sông Mekong là 4,200km (có tài liệu 4,880 km).

Phần Mekong trong lãnh thổ Trung Quốc gọi là sông Lan Thương (Lancang River), phần ở Lào và Thái Lan được gọi là Mae Nam Khong (Sông Mẹ), người Campuchia gọi là Mékong hay Tông-lê Thơm và VN thì gọi là sông Cửu Long vì nó chảy ra Biển Đông bằng 9 cửa sông, 9 con rồng.

2. Sông Cửu Long


•  Chín con rồng

Bắt đầu từ thủ đô Phnom Penh của Campuchia, sông Mekong chia làm 2 nhánh chảy vào đồng bằng Nam bộ. (Đồng bằng sông Cửu Long) Đó là Sông Tiền và Sông Hậu, dài chừng 250 Km.

Việt Nam gọi là sông Cửu Long vì nó chảy ra biển bằng 9 cửa, xem như 9 con rồng. Cửa Đại, cửa Tiểu, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu, cửa Ba Lai, cửa Định An, cửa Tranh Đề và cửa Ba Thắc (Bassac). Khoảng thập niên 1970, cửa Bassac bị đất bồi lấp lại, nên Cửu Long còn 8 cửa chảy ra biển.

 Tài nguyên của vùng đồng bằng sông Cửu Long 

Đồng bằng sông Cửu Long trước khi có những con đập thượng nguồn

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của VN. Những cánh đồng lúa bao la bát ngát ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang, sản lượng lúa gạo chiếm 50% so với cả nước.

VN là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ nhì trên thế giới, sau Thái Lan và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, những nước sản xuất gạo nhiều nhất trong năm 2008 như là Trung Quốc 193 triệu tấn, Ấn Độ 148 triệu tấn, Indonesia 60 triệu tấn, VN 39 triệu tấn, Thái Lan và Miến Điện là 30.5 triệu tấn.

Ngoài ra, còn có những loại cây như mía đường, dừa, xoài, sầu riêng, cam, quít, bưởi và nhiều loại cây ăn trái khác.

Chăn nuôi cũng phát triển như nuôi vịt, trâu bò. Vịt được nuôi từng đàn lớn, nhiều nhất là ở Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng.
Kiên Giang là tỉnh săn bắt cá tôm nhiều nhất, 80,000 tấn/ năm. Nghề nuôi tôm xuất khẩu cũng phát triển mạnh. 

Ủy Hội Sông Mekong

Ủy Hội Sông Mekong (MRC=Mekong River Commission) là một cơ quan liên chính phủ nhằm phối hợp việc quản lý và kế hoạch phát triển tài nguyên về nước của sông Mekong.

4 thành viên của Ủy Hội là Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Tại mỗi quốc gia có một Ủy Ban sông Mekong quốc gia. Trung Quốc không tham gia Ủy Hội sông Mekong nên không bị chi phối bởi Ủy Hội nầy.

MRC thành lập năm 1957. Giám đốc điều hành hiện thời là Jeremy Bird. Trụ sở đặt tại thủ đô Lào là Vientiane. 

Những con đập trên sông Mekong

Trên thượng nguồn sông Mekong có 12 con đập, trong đó 5 con đập gây tác hại nhiều nhất cho hạ nguồn gồm 3 đập ở Trung Quốc và 2 đập ở Lào.

1. Ba đập ở Trung Quốc    

                           Đập Tiểu Loan              Đập Nọa Trát Độ            Đập Cảnh Hồng   
     
* Đập Tiểu Loan (Xiaowan Dam)

Cao nhất thế giới, 292m. Diện tích 190km2. Sức chứa 15,000m3 nước. Chi phí 3.9 tỷ USD.

* Đập Nouzhadu (Nọa Trát Độ)

Được mệnh danh là con khủng long trên sông Mekong. Khởi công xây 2006. Giải tỏa 24,000 cư dân. Hồ chứa dài 226km. Diện tích 320km2 (Gần bằng phân nửa diện tích nước Singapore, 716km2). Hồ chứa 22 tỷ m3 nước.

Phải cần 10 năm để chứa đủ số lượng nước cao 348m và 205m ở hai con đập nầy.

* Đập Cảnh Hồng (Jinghong Dam)

Cảnh Hồng là con đập nhỏ, cao 108m, dài 705m. Diện tích hồ chứa nước 510km2, Dung tích 249 triệu m3 nước. Chi phí 1.76 tỷ USD. Cảnh Hồng phía nam Trung Quốc, giáp giới Lào.

2. Hai con đập ở Lào

                                 Đập Xayaburi ở bắc Lào                   Đập Don Sahong

* Đập Xayaburi ở bắc Lào: Dài 810m. Cao 32m. Diện tích 49km2. Dung tích 1.3km3. Công suất máy phát điện 1,285MW. Chủ sở hữu là công ty Ch. Karnchang Public Company. Vốn Thái Lan là 3.5 tỷ USD. Sẽ bán 95% số lượng điện cho Thái khi đi vào hoạt động. Lào cho xây con đập để bán điện lấy lời.

* Đập Don Sahong ở Nam Lào, cách biên giới Cam Bốt 2km. Don Sahong là con đập nhỏ, cao 30m, rộng 100m, dài 5km nhưng được xem là tử huyệt của toàn bộ hệ sinh thái ở hạ nguồn Mekong. Nó tác động lớn lao đến vựa cá ở Cam Bốt.

Trung Quốc đứng đàng sau hai con đập nầy. Trên danh nghĩa thì công ty Mã Lai đứng ra thực hiện, nhưng bên trong chính là công ty Sinohydro International là một tổ hợp của nhà nước Trung Quốc.

Việt Nam đã từng phản đối và đề nghị đình hoãn 10 năm để nghiên cứu, nhưng được Trung Quốc chống lưng nên Lào phớt lờ yêu cầu của người đồng chí đàn anh của đảng Cộng Sản Lào. 

Những đồng thuận giữa lãnh đạo hai đảng CSVN và CSTQ        

Trung Quốc luôn luôn nhắc nhở và kêu gọi đảng CSVN phải thực hiện những đồng thuận của lãnh đạo hai đảng, vậy những đồng thuận đó là gì?
Đó là công hàm bán nước của Hồ Chí Minh-Phạm Văn Đồng ngày 14-9-1958 công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về chủ quyền của Trung Cộng.

Đó là Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng thỉnh cầu cho VN được chấp thuận cho làm một khu tự trị của TQ, ngày 4-9-1990 tại Thành Đô, Tứ Xuyên. Thỉnh nguyện được chấp thuận và Trung Quốc cho thời gian 30 năm (1990-2020) để đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc. Chương trình mang tên là 4 tốt và 16 chữ vàng.

Biên bản buổi họp. “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Cộng Sản, đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung Ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Quảng Tây”.
Các cựu tướng lãnh và các nhà trí thức đã nhiều lần yêu cầu Đãng công khai hóa biên bản Thành Đô 1990, thế nhưng Đảng CSVN luôn luôn giữ bí mật về biên bản.

Đảng Cộng Sản Việt Nam thực hiện những đồng thuận như sau.

1. Lê Khả Phiêu cắt đất dâng biển cho Trung Cộng.

Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng công nhận HS/TS là của Trung Cộng, cho nên Lê Khả Phiêu ký Hiệp Ước Biên Giới Trên Đất Liền ngày 30-12-1999 “dâng trả” Ải Nam Quan và Thác Bản Giốc diện tích 178km2, và Hiệp Ước Phân Định Lãnh Hải ngày 25-12-2000 giao trả 16,000km2 vùng biển Vịnh Bắc Bộ.

Hai hiệp ước được ký nhân vụ Lê Khả Phiêu bị sập bẫy mỹ nhân kế của cô Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) năm 1988. Đó gọi là “Sướng con koo mù con mắt”.

2. Lê Đức Anh dâng trả 6 đảo Trường Sa.

“Ra trận không được nổ súng”. Lê Đức Anh giao trả đảo Gạc Ma và 5 đảo khác ở Trường Sa ngày 14-3-1988, bằng một màn kịch đánh cuội “Ra trận không được nổ súng”. Vụ bán nước vĩ đại nhất lịch sử vì nó còn tác hại nghiêm trọng đến ngày nay. Đảng CSVN đã rước giặc vào nhà.

Chính Thiếu tướng Việt Cộng Lê Mã Lương tung lên Youtube ngày 14-6-2014. Xem:
(https://www.youtube.com/watch?v=uS5fmvKoCeg&feature=player_embedded)

Bí mật về “16 chữ vàng”
        
Trung Cộng khởi tạo phương châm 16 chữ vàng. Bản tuyên bố chung về 16 chữ vàng được ký vào tháng 2 năm 1999.

Tiếp tục thúc đẩy tiến trình bí mật 30 năm Thành Đô, Giang Trạch Dân đưa ra chiêu bài để ngụy trang là phương châm 16 chữ vàng. Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu nhất trí ngay và cam kết luôn luôn thực hiện với quyết tâm cao độ để hoàn thành “đại cuộc” đó.

Thế là phương châm 16 chữ vàng ra đời từ đó. Bản tuyên bố chung về 16 chữ vàng chính thức được Giang Trạch Dân và Lê Khả Phiêu ký vào tháng 2 năm 1999.

16 chữ vàng:

Láng giềng hữu nghị (mục lân hữu hảo), hợp tác toàn diện (Toàn diện hợp tác), ổn định lâu dài (Trường kỳ ổn định), hướng tới tương lai (Diện hướng vị lai).

Trung Cộng cho biết con đường hợp nhất của hai nước vô cùng thuận lợi vì đó là những đặc thù về địa lý tự nhiên, chế độ chính trị, văn hoá, xã hội và vận mệnh của hai dân tộc, của hai đảng được xem như một.

“Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan”. Vì thế sát nhập là hợp lý hợp tình.

Tháng 11 năm 2000, khi tân Tổng bí thư Nông Đức Mạnh sang diện kiến, thì Giang Trạch Dân nhắc đến và nhấn mạnh, phương châm 16 chữ vàng là cái khung chỉ đạo căn bản và nhất quán để Việt Nam phát triển quan hệ với Bắc Kinh. Cũng giống như những người tiền nhiệm, Nông Đức Mạnh hạ quyết tâm thực hiện nội dung của 16 chữ vàng.

Tóm lại 16 chữ vàng là ngụy trang của chương trình 30 năm thực hiện để hoàn tất VN trở thành khu vực tự trị của Trung Cộng.

4. Ba đồng thuận của đảng Cộng Sản Việt Nam

Ngày 25-6-2011, Thứ trưởng Ngoại Giao Hồ Xuân Sơn, đặc phái viên của đảng CSVN đã ký với Đái Bỉnh Quốc 3 đồng thuận như sau:

Đồng thuận giải quyết tranh chấp song phương về Biển Đông
Đồng thuận thi hành định hướng dư luận: “Cả hai nước đều phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam, và nguyện sẽ tích cực hướng dẫn công luận và ngăn chặn những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước”

Đồng thuận công nhận công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng, công nhận Hoàng Sa/TS là của TQ.

Trích như sau: “Những hồ sơ lịch sử của TQ cho thấy rằng năm 1958 chính phủ Trung Quốc đã khẳng định các hòn đảo trên biển Hoa Nam là những bộ phận thuộc về lãnh thổ quốc gia của Trung Quốc, và kế đó thủ tướng VN Phạm Văn Đồng  đã bày tỏ sự tán đồng trong bức thư ngoại giao của mình, gởi cho thủ tướng khi đó là ông Chu Ân Lai” .

5. Đi phải thưa về phải trình

Lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam phải qua Tàu trước khi đi Mỹ
Một sự thật hiển nhiên là các lãnh đạo đảng CSVN đều phải qua trình diện quan thầy Tàu khựa trước khi đi Mỹ.

* Nguyễn Minh Triết
Qua Tàu ngày 16-5-2007. Qua Mỹ ngày 22-6-2007.
* Trương Tấn Sang
Qua Tàu ngày 19-6-2013. Qua Mỹ ngày 25-7-2013.
* Phạm Quang Nghị
Qua Tàu ngày 8-9-2013. Qua Mỹ ngày 27-7-2014. Vì có sự tranh giành với Phạm Bình Minh.
* Phạm Bình Minh
Qua Tàu ngày 12-2-2014. Qua Mỹ ngày 1-10-2014.
* Nguyễn Phú Trọng
Qua Tàu ngày 7-4-2015. Qua Mỹ ngày 6-7-2015.

6. Xây 195 tượng đài Hồ Chí Minh

Để chứng tỏ cho Trung Cộng thấy rằng đảng CSVN luôn luôn thi hành đồng thuận của Hồ Chí Minh-Phạm Văn Đồng, đảng CSVN đã có chương trình xây 195 tượng đài Hồ Chí Minh trên toàn quốc.

Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch có Dự án Quy hoạch Hệ thống Tượng đài Hồ Chí Minh trên toàn quốc. Hiện tại đã có 137 tượng đài và còn 58 cái nữa sẽ hoàn tất trước năm 2030. Thành phố Sài Gòn còn 14 cái sẽ được xây thêm. Nhà nước VN cũng đặt ngoại quốc làm thêm 6 cái tượng nữa ở các nước Cuba, Hungary, Ấn Độ, Pháp và Madagascar.

Tượng Hồ Chí Minh cao từ 4m đến 9m. Một tượng gây chú ý nhất là ở một tỉnh nghèo như Sơn La mà bỏ ra 1,400 tỷ đồng (Gần 70 triệu USD) để xây hình HCM.

GS Ngô Bảo Châu, người điềm đạm nhất mà cũng phải lên tiếng gay gắt: “Trẻ em ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, thế mà bỏ ra 1,400 tỷ để xây tượng đài, thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”. (Facebook)

GS Nguyễn Văn Tuấn tại Úc cho biết: “Có thể nói rằng những công trình tượng đài tại VN ngày nay, dưới cái nhìn của người bình thường thì nó rất thô kệch, xa lạ, vô hồn, phi dân tộc và lai căng”.

7. Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ năm đã bắt đầu từ lâu rồi.

 Hình 6 ngôi sao

Ngoài ra còn hàng chục thứ chứng tỏ đảng CSVN đã đưa đất nước vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ năm. Đó là cờ 6 ngôi sao, bauxite Tây nguyên, làm lễ 1,000 năm Thăng Long kéo dài 10 ngày để ăn mừng ngày quốc khánh của bọn Tàu khựa. Thành lập Viện Khổng Tử trong khi VN đã có rất nhiều Khổng Miếu. Cho phép người Tàu di dân thả cửa vào Việt Nam. Trong 65 khu chế xuất, khu công nghiệp, không nơi nào vắng bóng người Hoa cả. Những người di dân tạo lập thành những khu riêng biệt của người Hoa mà chính quyền Việt Nam không được vào đó để kiểm soát. Chúng chiếm đóng các vị trí chiến lược, thuê đất 306,000 hecta rừng đầu nguồn trong 50 năm với giá rẻ mạt ở biên giới phía Bắc. Nông Đức Mạnh tự nhận mình là người dân tộc Choang của Trung Quốc cho biết: “Đất rừng Việt Nam chưa dùng tới thì cho người khác thuê thì có sao đâu?”.

Ngoài ra, đảng CS và nhà nước Việt Nam, ưu tiên để 4 tỉnh phía Nam Trung Quốc, như Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam được hưởng đặc quyền khai thác toàn diện trên 7 tỉnh biên giới của Việt Nam, như Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Người Trung Quốc được hưởng qui chế "bất xâm phạm" từ khi có mặt tại Việt Nam để thi hành công tác khai thác toàn diện trên lưng người Việt Nam.

Năm 2009, tỉnh Hải Nam và Việt Nam nhất trí hợp tác toàn diện về chiến lược quân sự. (Tại sao một quốc gia lại phải hợp tác với một tỉnh của quốc gia khác?)

Một bài viết có tựa đề “Phố người Hoa, Rừng người Hoa, sòng bạc người Hoa,…và người Hoa” còn đưa ra quan ngại rằng “trong một tương lai không xa, con cháu người VN sẽ trở thành sắc tộc thiểu số và không còn được sống trên quê hương của mình nữa”.

Các công ty Trung Quốc luôn luôn trúng thầu trọn gói, Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình EPC (Engineering Procurement and Construction)

Các cơ quan trong chính phủ VN phải lập đường dây và quan hệ với những cơ quan đối tác trong chính phủ Trung Quốc để thúc đẩy quan hệ song phương và hội nhập toàn diện.

8. Đừng có chờ đợi thái độ chống Trung cộng từ nhà cầm quyền Việt Nam
      
        Nông Đức Mạnh và Trương Tấn Sang cúi đầu đầy ấn tượng

TS-Viện sĩ Benoit de Tréglodé, một chuyên gia uyên thâm về Châu Á, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á Hiện đại (Institut de Recherche de l’Asie du Sud-Est Contemporain) cho biết: “Những lời trách móc Trung Quốc bằng miệng có vẻ gay cấn của chính quyền Việt Nam thật ra chỉ để gây hỏa mù. Đừng có chờ đợi thái độ chống Trung Quốc từ giới cầm quyền Việt Nam hiện nay”.

Luật Quốc tế không có nói hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về quốc gia nào cả. Hồ Chí Minh-Phạm Văn Đồng đã công nhận hai quần đảo đó thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc. Tranh chấp chủ quyền là công việc riêng của hai nước cho nên Trung Quốc luôn luôn đòi phải giải quyết song phương và đảng CSVN cũng luôn luôn đồng thuận giải pháp song phương.
Trung Cộng đã gởi công hàm ngày 14-8-1958 và những tuyên bố, những tài liệu mà CSVN đã công nhận HS/TS là của Trung Quốc đến ông Tổng Thư Ký LHQ, yêu cầu phổ biến đến 193 thành viên của tổ chức nầy để làm bằng chứng.

9. Ngả theo Trung cộng để được yên thân là giải pháp đầu hàng, chủ bại, thực chất là bán nước.

Nhà báo Bùi Tín trích lời của Trung tướng Đặng Quốc Bảo, Hiệu trưởng Trường Kỹ Thuật Quân Đội và Trưởng Ban Khoa Giáo Trung Ương như sau: “Trung Quốc lòng tham vô độ, không khéo ta sẽ từng bước trở thành một bộ phận của Trung Quốc. Nói rằng phải ngã theo Trung Quốc để được yên thân, đó là chủ nghĩa đầu hàng, chủ bại. Ngã theo TQ thực chất là bán nước”. (Dân Làm Báo tháng 5/2013)

Hiện có 14 quốc gia láng giềng của Trung Quốc, có biên giới chung với nước nầy là: Nga, Afghanistan, Bhutan, Ấn Độ, Lào, Kazakhstan, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Pakistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Bắc Hàn và Việt Nam. Ngay cả Đài Loan và Hongkong thuộc về lãnh thổ của Trung Quốc nhưng không có nước nào luôn luôn bợ đít, nâng bi Trung Quốc như Việt Nam đã làm cả.

Ngày 1-4-2016, ông Lê Văn Lai, đại biểu tỉnh Quảng Nam phát biểu tại Quốc Hội, nguyên văn như sau: "Tôi ngạc nhiên khi tất cả báo cáo của Chính phủ, và các cơ quan hữu quan đánh giá về biển Đông, đều cho rằng đảm bảo chủ quyền, lợi ích quốc gia, trong khi người ta xây sân bay, kéo pháo hạm, đưa máy bay tiêm kích, o ép ngư dân, người ta sắp tuyên bố những điều xâm phạm chủ quyền như dùng các chuyến bay cắt ngang các chuyến bay truyền thống được quốc tế công nhận."
 
Kết luận

Trung Cộng dùng vũ khí nước để khống chế, không cho VN “Thoát Trung”. Truyền thống bán nước của đảng CSVN khiến cho có muốn Thoát Trung cũng không được.

Ông Bùi Tín phát biểu: “Quốc Hội Việt Nam chưa bao giờ dám lên tiếng phản đối hoặc ra một nghị quyết lên án Trung Quốc cả. Một Quốc hội bán nước, một Bộ Chính trị bán nước, một chính phủ bán nước để lấy 15 tỷ USD thì còn gì giá trị chính đáng, chính danh trước nhân dân và công luận quốc tế”.

Đảng CSVN là tội đồ của dân tộc. Hãy đối chiếu với di chúc của vua Trần Nhân Tông thì thấy rõ ngay. Nhà vua di chúc: “Cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không để lọt vào tay kẻ khác. Ta để lời nhắn nhủ nầy như là một lời di chúc cho muôn đời con cháu về sau” (Vua Trần Nhân Tông)

“Các vua Hùng có công dựng nước. Đức Trần Hưng Đạo có công giữ nước để bác cháu ta tha hồ bán nước!”.

Đó là chủ trương của đảng Cộng Sản Việt Nam mà sự thật đã nêu trên không thể chối cãi được.

(*) Tựa đề một quyển sách của của nhà văn Ngô Thế Vinh về vấn nạn sông Mê Kong của Việt Nam

(Sài Gòn Weekly)
◾◾◾◾◾
Trí Nhân Media

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét