Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




NGƯỜI TRẺ KHÔNG BIẾT GẠC MA LÀ "ĐÁNG BUỒN"

BBC
14/3/2022

Bãi đá Gạc Ma được Trung Quốc bồi đắp

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nói việc người trẻ không biết gì về trận Gạc Ma là “một sự buồn” và ông gọi đây là một cuộc “thảm sát”.

Ông Lê Kế Lâm là cựu Chuẩn Đô đốc hải quân Việt Nam, Nguyên giám đốc Học viện Hải quân. Ông cũng là tham mưu phó phụ trách tác chiến của hải quân, nắm được rõ mọi diễn biến ở Trường Sa trong thời điểm xảy ra Hải chiến Gạc Ma 1988.

Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Lâm nói: Trước hết phải nói cuộc thảm sát 64 chiến sĩ hải quân tại Gạc Ma, đó là một sự đau thương của hải quân chúng tôi. Chúng tôi, sự thật lúc đó là căm thù. Đến bây giờ chúng tôi vẫn xem đấy là nợ máu. Còn đòi nợ máu đấy như thế nào thì dân tộc Việt Nam có cách giải quyết phù hợp với tình hình.

- Nhưng tại Việt Nam, mãi đến gần đây trận hải chiến mới được nhắc đến. Với ông và những người trực tiếp ở trong cuộc chiến đó, đó có phải sự tổn thương không?

Vì sao ít nhắc đến, nói thật là chúng tôi vẫn không biết lý do thế nào. Nhưng tôi nghĩ đó là một sự thật lịch sử, không thể quên được và xóa nhòa nó đi được. Chúng ta có thể gác lại quá khứ, đau thương tiến về phía trước. Hai dân tộc Việt Nam- Trung Quốc vẫn đoàn kết với nhau và tiến về phía trước. Nhưng sự kiện do một số sĩ quan và hải quân Trung Quốc manh động gây ra cuộc thảm sát 14/3/1988 với hải quân Việt Nam. Tôi nghĩ đấy là tội ác, và phải lên án.

- Khi ông gặp những người trẻ không biết gì hết về cuộc chiến này, đó có phải một sự thiếu hụt của lịch sử không?

Đó là sự thiếu hụt của lịch sử. Trách nhiệm đấy, thế hệ chúng tôi cũng phải chịu một phần. Vì chúng tôi chứng kiến sự thật lịch sử đó nhưng chưa làm cho lớp trẻ thấy một cách đầy đủ và hiểu đúng tại sao lại có cuộc thảm sát đó. Đấy là trách nhiệm của chúng tôi. Từ nay trở đi có lẽ phải khắc phục thiếu sót đó.

- Thân nhân của những người đã hi sinh và cả những người ở thời đó như ông và người dân, liệu có cảm thấy thất vọng vì sự lãng quên?

Rõ ràng với những người hi sinh ở đó ở bãi đá ngầm Gạc Ma, đó là một sự buồn và cảm thấy không được tôn vinh một cách thỏa đáng.

Họ hi sinh xương máu, hi sinh tấm thân của mình trong một cuộc đụng độ vô tiền khoáng hậu như thế. Rõ ràng họ có suy nghĩ. Chúng tôi những người sống trong giai đoạn đó cũng có những suy nghĩ.

Và chúng tôi những người sống trong giai đoạn đó thấy không nhắc đến những sự hi sinh đó là một sai lầm. Sai lầm đó phải sửa.

- Quay lại câu hỏi về Hải chiến Gạc Ma, ông gọi đó là một vụ thảm sát, vì sao vậy?

Vì tôi biết rằng phía hải quân Việt Nam không hề bắn một phát súng nào sang hải quân Trung Quốc. Mà giữa hai lực lượng công binh của chúng tôi lên đảo Gạc ma, và lính hải quân Trung Quốc cũng lên đảo Gạc Ma. Nhưng thời gian không cùng một lúc.

Xảy ra hiện tượng lính Trung Quốc đến nhổ cờ đỏ sao vàng của chúng tôi xuống. Anh em bảo vệ cái cờ đó phải phản ứng lại.

Trong quá trình vừa phản ứng lại đó, Trung Quốc dùng các loại súng, súng máy và các loại súng có trong tay bắn về phía chúng tôi và tàn sát 48 anh em cán bộ chiến sỹ trên đảo Gạc Ma.

Còn 16 người trên hai tàu vận tải HQ604 và HQ605. Hai tàu vận tải này mỗi chiếc 400 tấn thôi, và không có vũ khí, chỉ có những khẩu AK, tiểu liên. Họ ở cách xa chúng tôi hàng mấy km là chúng tôi không hề có khả năng bắn về họ.

Nhưng họ dùng pháo trên chiến hạm bắn chìm hai tàu HQ604 và HQ605 của chúng tôi làm 16 cán bộ chiến sỹ hi sinh. Còn một số sống sót phải dùng mọi phương tiện có thể bám để nổi được, trôi nổi trên biển.

Chúng tôi phải cho màu mang cờ Chữ Thập Đỏ đến cứu, vớt số anh em đó lên. Đấy, vì thế cho nên tôi gọi là thảm sát. Vì chúng tôi không hề có đọ súng với Trung Quốc, kể cả súng nhỏ và súng lớn.

Chúng tôi chưa có một khẩu súng lớn nào để đối diện, gọi là bắn lại tàu hay lính của người Trung Quốc. Tôi biết sự thật của Gạc Ma 1988 là vậy.

- Vậy liệu nỗ lực dành lại đảo của Việt Nam có cơ hội nào không?

Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam và bao đời được người Việt Nam quản lý và khai thác. Luôn luôn có bao nhiêu sinh mạng sống chết vì hai quần đảo đó.

Còn lại Gạc Ma, nó là một bãi đá ngầm. Sau khi đụng độ, Trung Quốc chiếm và chúng tôi không để xảy ra một cuộc đụng độ lớn hơn. Vì vậy lãnh đạo chúng tôi lúc đó để lính Trung Quốc đóng ở Gạc Ma.

Cùng với việc họ đóng ở bãi đá Gạc Ma, họ chiếm luôn Bãi Chữ Thập. Đến năm 1995, họ chiếm luôn bãi đá ngầm Vành Khăn, gần Philippines hơn.

Như thế họ đã có dã tâm nối dài bãi đá ngầm Chữ Thập, với bãi đá ngầm Gạc Ma, kéo dài sang đến bãi đá ngầm Vành Khăn. Ba bãi đá ngầm đó tạo thành một tuyến dài 300km trên một vĩ tuyến. Vĩ tuyến đó khoảng 9 độ 5" đến 9 độ 35".

Như thế rõ ràng nằm trong âm mưu của Trung Quốc. Họ muốn chiếm quyền kiểm soát và độc chiếm Biển Đông.

Cho nên từ 1988, họ đã đóng ở ba bãi đá ngầm đó, cộng với một số bãi đá ngầm khác như Cô Lin, Len Đao. Tất cả nằm trong âm mưu của họ.

Nhưng tôi nghĩ rằng nhà nước chúng tôi đã đưa ra tranh chấp bất kỳ tranh chấp gì phải cố gắng giải quyết bằng hòa bình, thương lượng, dựa vào luật pháp quốc tế, hiến chương Liên Hiệp Quốc để bàn cãi với nhau.

Đó là con đường mà chúng tôi theo đuổi.

◾◾◾◾◾
Trí Nhân Media

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét