Tuấn Nguyễn
16/3/2022
Ở Việt Nam, việc công nhận giáo
sư (GS) và Phó giáo sư (PGS) vẫn chủ yếu là 'cuộc chơi' của giới đàn ông. Và,
đó là một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện đại.
Theo báo GDVN, Hội đồng chức danh
giáo sư Nhà nước đã công nhận 405 người đạt tiêu chuẩn giáo sư (GS) và Phó giáo
sư (PGS). Nhưng chẳng hiểu sao danh sách họ công bố [1] thì 362 người. Trong số
này 41 (11%) là GS và phần 89% còn lại là PGS.
Cũng như những năm trước, ngành y chiếm đa số trong danh sách, với 45 người được công nhận PGS và 7 người PGS. Sau ngành y là kinh tế có đến 50 người (45 PGS và 5 GS), và hoá học (30 người PGS và 4 GS). Các ngành còn lại có số người được công nhận khá thấp. Có ngành chỉ có 1 người, như cơ học, chăn nuôi, kiến trúc, v.v.
Nhìn vào danh sách này và nếu chịu
khó đếm số cá nhân theo giới tính, độ tuổi, vùng miền, v.v. chúng ta sẽ thấy một
số xu hướng thú vị. Có lẽ vấn đề nổi cộm nhứt là sự bất cân đối giới tính.
Trong số 362 cá nhân trong danh
sách, chỉ có 87 nữ (24%) GS/PGS. Nói cách khác, nam giới chiếm 3/4 tổng số
GS/PGS. Ở cấp PGS, 26% là nữ giới, nhưng lên cấp GS thì chỉ có 10% là nữ giới.
Tỉ lệ nữ giới trong ngành y là
13%, khá hơn một chút so với kinh tế (10%). Ngành toán và xây dựng, mỗi ngành
chỉ có 1 nữ. Thật ra, có nhiều ngành (như nông nghiệp, giáo dục, công nghệ thực
phẩm, điện tử, công nghệ thông tin, v.v.) không có bóng dáng của nữ giới.
Tỉ 24% GS/PGS là nữ cao hay thấp?
Ở Úc, trong số ~54,000 giảng viên và giáo sư, có 47% là nữ (số liệu 2019). Ngay
cả ở cấp giáo sư thiệt thụ (full professor), nữ giới chiếm chừng 35%. Do đó,
con số 24% của Việt Nam năm 2022 là quá thấp.
Sự mất cân đối về giới tính có lẽ
nói lên một phần văn hoá Việt Nam (và Á đông nói chung). Ở những nước Á châu
như Việt Nam, gia đình có xu hướng đầu tư về giáo dục cho nam giới hơn là cho nữ
giới. Theo một báo cáo [2] về bình đẳng giới tính ở Việt Nam, cơ hội nữ giới được
đề bạt trong các cơ quan công quyền thấp hơn nam giới. Ngoài ra, nữ ở Việt Nam
không ít cơ hội để trao dồi nghề nghiệp so với nam.
Tóm lại, danh sách ứng viên được
công nhận chức danh GS/PGS năm nay phản ảnh một xu hướng bất cân đối giới tính
rất nghiêm trọng, mà trong đó sự hiện diện của nữ giới còn quá thấp. Nhiều người
Việt có lẽ chấp nhận đó là xu hướng tất yếu, nhưng trong thế giới văn minh đó
là một sự kì thị có hệ thống.
Trong thế kỉ 21, sự bất cân đối
giới tính quá nghiêm trọng như thế này khó chấp nhận được. Chánh phủ và giới có
thẩm quyền trong hội đồng chức danh giáo sư cần phải có chủ trương cụ thể để cải
tiến cơ hội cho nữ giới thăng tiến trong khoa học và hàn lâm.
[1] https://bit.ly/3Ihdf8L
[2] https://bit.ly/3qbGVhn
◾◾◾◾◾
Trí Nhân Media
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét