J.B Nguyễn Hữu Vinh
31/1/2022
Linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh
đang phục vụ tại Giáo họ Sa Loong, Giáo xứ Đăk Mót, Giáo phận Kon Tum) đã bị một
kẻ tên là Nguyễn Văn Kiên sát hại ngay khi ngài đang ngồi Tòa Giải tội.
Ngài đã chết vào đêm 29/01/2022
Linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh sinh ngày 10/08/1981, tại Sài Gòn. Vào khấn Dòng Đa Minh ngày 13/08 năm 2010 và mới được thụ phong linh mục ngày 04/08/2018. Sau khi được thụ phong, ngài đã xung phong lên giúp xứ Đak Mot và được bổ nhiệm làm phó xứ.
Linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh về
quản nhiệm Giáo họ Sa-Loong, thuộc giáo xứ Đak Mot, Plei Kần, Huyện Ngọc Hồi, Tỉnh
Kon Tum. Giáo họ này chuẩn bị tách thành một giáo xứ và linh mục Thanh về quản
nhiệm tại đây mới chỉ được một tháng.
Với thời gian một tháng ở đây để
phục vụ giáo dân, ngài chưa kịp làm quen hết mọi người giúp việc trong Giáo họ.
Do vậy càng không có mối quan hệ hoặc thù oán với bất cứ ai tại đây.
Kẻ thủ ác đã bị bắt để điều tra,
việc điều tra đến đâu, hiện nay chưa hề có thông tin từ phía chính quyền địa
phương hoặc công an.
Tuy nhiên, cái chết của vị linh mục
trẻ này đã đặt ra nhiều nghi vấn.
Trước khi chuyển về Giáo họ Sa
Loong, linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh phục vụ tại Giáo họ Đak Xú thì chính quyền
đã nhiều lần yêu cầu ngài phải tháo dỡ bức tượng Thánh Giuse được một ân nhân
biếu Giáo họ và sau đó, chính quyền địa phương đã tự tiện đến cẩu bức tượng đi
sau nhiều lần đe dọa.
Do vậy, việc linh mục Thanh bị
sát hại vô cớ bởi tên Kiên không hề biết hay có quan hệ với nhau, đã đặt ra nhiều
câu hỏi về cái chết và sự nghi ngờ ngày càng lớn.
Bởi tại KonTum, đã có nhiều hành
vi đe dọa, tấn công, đánh đập các linh mục đến phục vụ đồng bào tại đây. Đa số
đồng bào ở đây là người Thượng, do vây việc hạn chế và bách hại niềm tin tôn giáo
đối với đồng bào ở đây đã là truyền thống của nhà nước. Và những cuộc tấn công
đó, đã gây nhiều sự nghi ngờ là có bàn tay của nhà nước, những người bị tấn
công đều là những linh mục đã bị trực tiếp hoặc gián tiếp đe dọa từ nhà nước.
Nói về việc các linh mục và các
sơ phục vụ đồng bào trên vùng dân tộc này, một người thường làm từ thiện tại
vùng này đã viết trên trang Facebook cá nhân của mình như sau:
“… các sơ, các cha thực sự
đang cố gắng mang rất nhiều điều tử tế cho mảnh đất ấy. Trên đó sẽ không yên
lành, nếu không có họ, bởi trong cộng đồng đồng bào dân tộc, có một số lượng lớn
người lớn chẳng chịu làm gì, thất học, tiếng Kinh cũng chẳng biết, suốt ngày chỉ
rượu, thậm chí ma túy đá, ngửa tay chờ chính quyền hay mấy đồng "từ thiện",
đẻ con ra cũng vứt đấy, Nhà Thờ phải gom lại nuôi dạy, bởi thế nên trẻ "mồ
côi" trong các cô nhi viện mới lên tới cả ngàn.
Cá nhân mình từng trải qua cảnh:
giúp các sơ nuôi đàn gà, nuôi được lớn, thì một đám đàn ông vác rựa xông vào,
thản nhiên bắt đi, có khi hơn chục con một lúc, để nhậu. Các sơ và mấy em lớn
ra ngăn còn bị chỉ mặt, dọa giết. Mình phải dặn các sơ mặc kệ, rồi tặng lại đàn
gà khác. Sơ đi báo công an, tất cả cũng ậm ừ cho qua chuyện, chả ai làm gì, việc
này mình đã đăng vài năm trước.
Không có các sơ, các cha nuôi dạy,
đám trẻ con đó lớn lên sẽ như một quả bom nổ chậm cho xã hội, bởi tương lai sẽ
có hàng ngàn người thất học, đầy tệ nạn, dốt nát và hung hãn, họ mà tràn xuống
dưới xuôi, thì rồi tất cả sẽ lãnh đủ hậu quả trong tương lai. Vì thế, cần có những
chương trình xã hội dài hơi, giáo dục nhân bản như các sơ, các cha đang làm, để
hội nhập người đồng bào với xã hội. Nhưng các sơ, các cha cũng không có kinh
phí hoạt động, vậy nên bổn phận là hỗ trợ họ.
Việc của các sơ, các cha lại cũng
ít được chính quyền đia phương ủng hộ, thậm chí là nghi kỵ, bởi thay vì nhìn thấy
việc tử tế họ đang làm, thì lại sợ họ có uy tín, rồi "lôi kéo, gây ảnh hưởng..."
với đồng bào dân tộc, "khiến chính quyền không thể kiểm soát được",
nhiều khi dẫn tới hạch sách, gây khó dễ. Đến khổ. Họ đang làm công việc đúng ra
là của các công chức Bảo trợ xã hội địa phương đấy, đây là vấn đề "tử tế",
chứ người tử tế đâu có ai muốn "kiểm soát, chi phối, hay xúi giục" gì
ai đâu ? Bởi suy bụng ta ra bụng người, nên toàn lo sợ những điều vớ vẩn. Làm nhiệm
vụ thì không làm, giúp chẳng giúp, nhưng hơi tý là cho rằng người khác
"nói xấu", rồi đi dọa nạt, chèn ép.
Đỉnh điểm là như khi các sơ quyên
góp xây được cái bếp, cán bộ đến kiểm tra, bắt đập vì "không đủ chuẩn".
Đập đi giờ vẫn nấu củi giữa sân. Nấu ăn như thế thì đủ chuẩn?!”
Sự im lặng khó hiểu
Việc một người bị giết, lại là một
linh mục bị giết là một điều không bình thường.
Mọi người đều biết hệ thống báo
chí Việt Nam được mệnh danh là báo chí của cướp, giết, hiếp. Hầu hết những vụ
án về các vấn đề này được khai thác tận cùng, thậm chí đến từng chi tiết.
Thế nhưng, một linh mục bị giết hại
ngay khi đang phục vụ đồng bào, thì hệ thống báo chí Việt Nam im bặt. Việc
báo chí đồng loạt im lặng, thông thường có nguyên nhân là Ban tuyên giáo Trung
ương cấm đưa tin bằng những văn bản, chỉ thị hoặc qua điện thoại cũng như giao
ban báo chí hàng tuần. Thậm chí, trong giao ban báo chí vào thứ 3 hàng tuần tại
Hà Nội, báo chí còn được căn dặn kỹ những vụ việc sẽ xảy ra sắp tới và không được
hoặc được đưa tin ở mức độ như thế nào.
Thế nên, việc cả hệ thống báo chí
Việt Nam im lặng là điều hết sức khó hiểu cho đến thời điểm hiện nay. Điều này
đặt ra nhiều nghi ngờ không phải là ngẫu nhiên.
Đó là: Tại sao một cái chết bình
thường hoặc không bình thường như con giết cha rồi giấu xác, chồng chém vợ, dì
ghẻ giết con chồng hay người tình đóng đinh vào đầu cháu bé với những tình tiết
hết sức rùng rợn vẫn được báo chí khai thác đến tận cùng từng chi tiết khủng
khiếp nhất.
Vậy mà vụ án nghiêm trọng khi một
kẻ giết chết một linh mục, thì hệ thống báo chí VN im bặt? Rõ ràng khi cả hệ thống
im bặt thì phải có sự điều hành từ Ban tuyên giáo trung ương.
Người dân có quyền đặt câu hỏi:
Phải chăng, hệ thống báo chí nhà nước đang chờ tin công an. Còn công an thì
đang sắp xếp chưa xong kịch bản cho hợp lý. Bởi kịch bản tâm thần, điên loạn hoặc
mâu thuẫn cá nhân như đã từng sử dụng ở những vụ việc đốt nhà thờ, gây sự tấn
công các linh mục, nữ tu… sẽ không có tác dụng ở đây. Bởi người dân đã xác định
nhân vật thủ ác này không hề có tiền sử và bệnh tật như thế.
Còn những kịch bản khác như mâu
thuẫn do những mối quan hệ đời thường, thì quả là chưa đạt yêu cầu vì linh mục
và thủ phạm chưa hề quen biết nhau và vì ngài mới đến đây, nên những câu chuyện
bịa đặt sẽ phản tác dụng?
Rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra với
sự im lặng khó hiểu hiện nay của hệ thống công quyền và báo chí.
Nhưng, qua đó, sự im lặng này đã
giải đáp một điều mà ai cũng biết: Chính quyền CSVN không thể vô can trong tội
ác này.
◾◾◾◾◾
Trí Nhân Media
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét