Lê Minh Nguyên - FB
29/12/2021
Ted Turner, người sáng lập CNN, từng
nói “business is war” (thương trường là chiến trận), nhưng là chiến tranh không
đổ máu mà thị trường là nơi giành dân chiếm đất.
Thuờng những công ty mới ra trận
muốn chiếm được thị phần thì phải chấp nhận “lost leaders” tức những sản phẩm
đi đầu phải bán dưới giá thành để có được lãnh thổ tức thị phần.
Để tồn tại, chiến lược mà những
công ty mới ra trận thường sử dụng là đánh từ trong góc đánh ra. Những công ty
chưa có vốn lớn, không có ngân sách tiếp thị dồi dào thì phải tìm những “niche
markets” tức những túi thị trường nhỏ đặc thù hay ở địa phương và từ đó mà đánh
ra trung tâm của chiến trận.
Honda để đi tới làm xe hơi họ phải đi từ những cái máy nhỏ như máy bơm nước, máy cắt cỏ, máy cào tuyết… dựa vào “core competency” hay sở trường chế máy của mình để phát triển từ gốc ra thành những cành nhánh lớn và cao như xe hơi, máy bay…
Samsung muốn làm chips điện tử
thì đã làm sản phẩm điện tử khá lâu, rồi bước vào lãnh vực làm chips bằng việc
mua bản quyền những con chips vừa lỗi thời mà những công ty Nhật, Mỹ đã không
muốn làm nữa. Có được công nghệ, dù đi sau trong thập niên 1990s nhưng Samsung
đã vọt lên phía trước.
Hôm 27/12, Vingroup cho biết ông
Michael Lohscheller, người Đức, sau 5 tháng làm giám đốc toàn cầu của VinFast
được thay thế bằng bà Lê Thị Thu Thuỷ, hiện là phó chủ tịch tập đoàn Vingroup.
Quyết định ‘thay ngựa giữa dòng’
này được xem là bất ngờ. Ông Lohscheller là người giới thiệu các mẫu xe điện đầu
tiên của VinFast, VF e35 và VF e36, tại cuộc triển lãm xe hàng năm lớn của Mỹ
“Los Angeles Auto Show” hôm 17/11/21.
Tờ báo Đức Frantfurter Allgemeine
Zeitung cho rằng ông Lohscheller ban đầu bị cuốn hút bởi “những cơ hội phát triển”
của VinFast nhưng sau đó “có thể nó không lớn hoặc còn xa vời hơn bạn tưởng tượng.”
Báo này cho rằng “Kế hoạch đầy tham vọng tấn công Tesla, trong số những kế hoạch
khác (của VinFast), vẫn còn sơ khai,” “VinFast cho đến lúc này mới chỉ chủ yếu
hoạt động ở thị trường nội địa và vẫn đang thử vận may với dòng xe SUV mới, mà
tất nhiên là khó có thể nổi bật về hình thức và công nghệ.” (https://bit.ly/3sM0yid)
GS Khương Hữu Lộc nhận định
Vinfast đang có ‘cửa sổ cơ hội vàng’ khi thâm nhập thị trường Mỹ, nhưng lợi thế
cạnh tranh có thể nhanh chóng mất đi. GS Lộc chỉ ra thách thức lớn nhất đối với
Vinfast là ‘nhận diện thương hiệu’ vì Vinfast là một hãng xe mới toanh đến từ một
đất nước không có danh tiếng gì về công nghệ trên trường quốc tế như VN. Ngoài
ra, hệ thống đại lý hậu mãi, sửa chữa, phụ tùng thay thế cũng sẽ là một thách
thức lớn cho một hãng xe mới như Vinfast.
Trong khi đó Vinfast đã từng đe
doạ đưa người tiêu thụ ở VN ra tòa khi họ phàn nàn về phẩm chất của xe Vinfast,
và Vinfast cho biết họ cũng sẽ làm như vậy cho người tiêu thụ ở Mỹ. GS Lộc cho
rằng “Cách làm như vậy chắc chắn sẽ thất bại ở Mỹ.”
Theo GS Lộc, việc Vinfast dùng
người Việt ở Mỹ làm cánh cửa để bước vào thị trường Mỹ là ‘con dao hai lưỡi’ vì
“Đa số người Mỹ gốc Việt có đầu óc chống Cộng sẽ chống đối xe Vinfast đến
cùng”, đó là chưa nói việc “Mua một chiếc Vinfast cũng không giúp tăng thể diện
cho họ mà đối với người Việt việc nở mặt nở mày là rất quan trọng”.
GS Lộc nhận xét rằng hầu hết công
nghệ của Vinfast đều phải mua lại của nước ngoài, như động cơ của Đức, thiết kế
của Ý..., điều này sẽ làm tăng chi phí sản xuất cũng như giá thành của xe
Vinfast và “Đây là rủi ro lớn về giá đối với Vinfast”. Trong khi đó thì giá cả
quyết định bởi thị trường chứ không phải bởi giá thành.
GS Lộc cho biết Vinfast còn phải
đối mặt với việc bị các cơ quan chức năng Mỹ kiểm định chất lượng rất khắt khe
khi được lái trên các cung đường Mỹ.
Không như xe chạy xăng mà động cơ
là bộ phận phức tạp nhất, xe điện về phần cứng thì đơn sơ hơn nhiều. Chính yếu
của xe điện là bình điện và phần mềm thông minh, mà cả hai thứ này thì VN chưa
là cao thủ của thế giới.
Với tình trạng khan hiếm chip hiện
nay theo GS Lộc dự đoán Vinfast ‘sẽ gặp khó khăn trong nửa đầu năm 2022’. (https://bit.ly/3FGLZjq)
Chuyên gia người Đức gốc Việt, TS
Trương Quý Hoàng Phương, người kiến trúc các dòng xe điện thế hệ mới của BMW,
sau khi phân tích các hình ảnh và video được các kênh truyền thông đăng tải đã
chỉ ra rằng mẫu xe e36 triển lãm ở Los Angeles “chỉ là xe thạch cao”. (https://bit.ly/3rshhq7)
Trong khi đó, bà Nguyễn Hương
Giang, Phó Tổng giám đốc VinFast Mỹ khẳng định “chúng tôi sẽ giao xe VF e35 và
VF e36 cho khách hàng ở Mỹ vào cuối năm 2022”. (https://bit.ly/3pBIlRh)
Bây giờ sắp bước qua năm 2022, với
tình trạng thiếu chips và chuyển vận bị trì trệ vì Covid, chưa nói tới vấn đề
phải thử tới thử lui, thì liệu Vinfast có giữ được lời hứa hay không?
Cũng giống như cộng sản Trung Quốc,
trong chế độ cộng sản Việt Nam, các lãnh đạo cao cấp đều xây dựng sự giàu có của
họ qua các hoàng tử đỏ.
Phạm Nhật Vượng là cháu của ông
Phạm Văn Trà, cựu bộ trưởng quốc phòng CSVN. Tiền của Vingroup là máu mỡ của
dân, qua việc tịch thu đất, đền bù với giá rẻ mạt và bán lại với giá đất vàng.
Vingroup làm nên sự nghiệp qua việc buôn bán vũ khí cho CSVN, tịch thu đất, và
lạm dụng ngân sách nhà nước tức tiền thuế dân để hỗ trợ cho những doanh nghiệp
của các hoàng tử đỏ với mỹ từ phát triển đất nước.
Khi tiền không phải do mồ hôi nước
mắt của mình làm ra thì việc phung phí và liều lĩnh là điều đương nhiên.
Các công ty hoàng tử đỏ nhờ những
quan hệ ở bộ chính trị và trung ương đảng nên dễ lấy ngân sách nhà nước, như
bên TQ ông Tăng Khánh Hồng giúp người cháu là Tăng Bảo Bảo thành lập công ty bất
động sản Fantasia Holdings mà hiện nay phe phái đánh nhau giữa Tập Cận Bình và
Tăng Khánh Hồng đã đưa tới tình trạng công ty Fantasia Holdings bị vỡ nợ.
Cho nên nếu Vingroup còn giữ được
gốc lớn ở trong bộ chính trị thì còn ăn nên làm ra bằng tiền thuế dân. Nhưng nếu
một ngày nào đó phe phái đánh nhau trong đảng và phe chống lưng ông Vượng thua
thì Vingroup sẽ vỡ nợ. Vì vậy đó không phải là cách đầu tư lành mạnh trong một
xã hội bình thường.
Mang gươm đi đấu xứ người là điều
mà người dân VN, kể cả người viết đều hãnh diện. Nhưng muốn chiến thắng trong
cuộc cạnh tranh với những đại cao thủ trên thế giới thì không nên nhảy vào giữa
sân để đánh vì bốn phương tám hướng đều có đối thủ. Trung Quốc và Ấn Độ đã thất
bại khi đánh cách này ở Mỹ.
Ông Nguyễn Sinh Hùng ngày
11/4/2014 nói ở Quốc Hội CSVN “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu,
chứ kỷ luật ai”. Bây giờ tiền Vingroup đầu tư là máu mỡ của dân, Vingroup đầu
tư sai thì dân chịu chứ kỷ luật ai!
********
Trí Nhân Media
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét