Mỹ Phượng
21/12/2021
Hình bên: Bị can Phan Quốc Việt, nguyên Tổng giám đốc Việt Á Corp.
(Nguồn: Vietacorp)
Nhà chức trách của Việt Nam đã khởi tố, bắt tạm giam một số đối tượng có dính líu tới việc nâng giá kit xét nghiệm Covid-19. Thông tin ban đầu cho thấy vụ án diễn ra trên bình diện khá rộng, liên quan tới nhiều địa phương trong cả nước.
Cái tên được nhắc xuyên suốt
‘đóng đinh’ cho vai trò là tội đồ: tổng giám đốc Công ty Việt Á.
Một liên tưởng: Vắc-xin Covid-19
của Oxford–AstraZeneca, tên mã AZD1222, là loại vắc-xin Covid-19 được phát triển
bởi Đại học Oxford và AstraZeneca. Nghiên cứu vắc-xin được thực hiện bởi Viện
Jenner và Oxford Vaccine Group thuộc Đại học Oxford với sự cộng tác từ nhà sản
xuất Advent Srl, có trụ sở tại Pomezia, Ý.
Vụ án về sinh phẩm xét nghiệm Covid-19, có lẽ cũng tương tự về các bên đối tác trách nhiệm.
Chiều tối ngày 4-3-2020, Thứ trưởng
Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký Quyết định số 744/QĐ- BYT ban hành danh mục 2
sinh phẩm chẩn đoán in vitro xét nghiệm virus corona mới (Covid-19) được cấp số
đăng ký.
Sinh phẩm chẩn đoán in vitro có số
đăng ký SPCĐ-TTB-TT-01-02 và số đăng ký SPCĐ-TTB-TT-02-02. Hai sinh phẩm
này do Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á đăng ký, đây cũng là đơn vị phối hợp với
Học viện Quân y để thực hiện đề tài nghiên cứu chế tạo Bộ Sinh phẩm RT-PCR và
Realtime RT-PCR phát hiện chủng mới của virus corona mới (Covid-19).
Theo Quyết định thì 2 sinh phẩm
nói trên được cấp số đăng ký tạm thời để sử dụng trong xét nghiệm sàng lọc. Đơn
vị có sinh phẩm chẩn đoán in vitro phải in số đăng ký được Bộ Y tế cấp
lên nhãn và phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật Việt Nam về sản xuất,
kinh doanh sinh phẩm chẩn đoán in vitro. Các số đăng ký có giá trị 6 tháng kể từ
ngày cấp.
Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin
và Sinh phẩm – Bộ Y tế có trách nhiệm giám sát, đánh giá về mặt chuyên môn
hai sinh phẩm chẩn đoán in vitro được cấp số đăng ký.
Bộ test kit này đã được Viện Vệ
sinh Dịch tễ Trung ương đánh giá về: Độ nhạy (xác định ngưỡng phát hiện tối thiểu
thông qua số bản copy của virus SARS-CoV-2); độ đặc hiệu (xác định phản ứng
chéo của sinh phẩm với các virus gây viêm đường hô hấp cấp: SARS-CoV, Cúm
A/H1pdm09, A/H3, A/H5, B và các mẫu âm tính khác); độ ổn định (xác định tính
tương thích của sinh phẩm với các hệ thống máy Realtime PCR: ABI-7500 fast,
Lifecycle (Roche), CFX-96 (Biorad), Rotorgen (Qiagen); các thử nghiệm đánh giá
được lặp lại 3 lần/ bộ sinh phẩm.
Kết quả đánh giá bước đầu cho thấy
5 bộ test kit của Học viện Quân y có độ nhạy ổn định sau 3 lần lặp lại, có thể
phát hiện Covid-19 (ở 1x105) bản copy.
Trên trang web của Học viện Quân y, ngày 5-3-2020 ở bản tin “Hai sinh phẩm
xét nghiệm virus SARS-CoV-2 do Học viện Quân y nghiên cứu chế tạo được bộ y tế
cấp số đăng ký”, cho biết, “Bộ Y tế đã ký Quyết định số 744/QĐ-BYT ban hành
danh mục 2 sinh phẩm chẩn đoán in vitro xét nghiệm virus SARS-CoV-2 được cấp số
đăng ký là SPCĐ-TTB-TT-01-02 và SPCĐ-TTB-TT-02-02.
Các bộ test kit của Học viện Quân
y phối hợp với Công ty Việt Á nghiên cứu được Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá
là rất tốt, giải pháp khả thi. Đơn vị này có thể sản xuất được 10.000 kit
test/ngày.
Bộ Y tế sẽ đăng ký sinh phẩm với
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tổ chức liên quan, sau đó sẽ tiến hành sản
xuất đại trà để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Đây là kết quả rất quan trọng
giúp Việt Nam phòng chống dịch bệnh chủ động hơn trong thời gian tới”.
Lưu ý, đề tài cấp Nhà nước
“Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm real-time RT-PCR và RT PCR phát hiện vi rút
corona chủng mới” nói trên mà Học viện Quân y thực hiện là theo đơn đặt hàng của
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Chủ nhiệm đề tài là Thượng tá Hồ Anh Sơn,
Phó giám đốc Viện nghiên cứu Y dược, Học viện Quân y.
Xâu chuỗi vấn đề cho thấy, bộ
sinh phẩm đang được coi là của Công ty Việt Á, thật ra là một đề tài cấp Nhà nước
do Bộ Khoa học và Công nghệ đặt hàng, phía nhận đơn hàng này là Học viện Quân
y.
Khi bộ sinh phẩm bắt đầu thương mại
hóa, thì chi phí ngân sách đã bỏ ra, liệu có được hoàn trả? Chủ sở hữu trí tuệ,
và quyền về sở hữu về danh nghĩa của bộ sinh phẩm này thuộc về Nhà nước, về Học
viện Quân y, hay là của Công ty Việt Á?
Thiết nghĩ một khi đã ‘ăn đồng –
chia đủ’, thì lúc ‘ngã ngựa’ không nên chỉ mỗi con chốt thí là công ty tư nhân
Việt Á.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét