Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




QUAN TRỌNG NHẤT: LUÔN LUÔN LÀ CON NGƯỜI

Khoa Lê
(FaceBook)
26/12/2021

Tôi từ hồi mới học hết tiểu học đã bắt đầu suy nghĩ làm thế nào để bóng đá VN tiến bộ. Cái plan nho nhỏ đó càng ngày càng phình to ra theo thời gian, khi tôi hiểu biết thêm về bóng đá, kinh tế, xã hội, và chính trị.

Có thể tôi hơi bị cực đoan, nhưng tôi cho rằng, cũng như trong giáo dục và giao thông, cách duy nhất để bóng đá VN có thể xây dựng và phát triển bền vững, căn cơ, ví von mà nói, là phải đập nhà xây lại móng.

Theo tôi, trong bóng đá thì bóng đá là điều quan trọng thứ nhì. Điều quan trọng nhất là con người. Trước khi là cầu thủ, trọng tài hay huấn luyện viên thì họ đều là con người. Dù thắng hay thua thì nỗ lực của tất cả mọi người tham gia vào một trận bóng đều xứng đáng đc tôn trọng.

Nhưng trong nền bóng đá VN, thành tích là quan trọng nhất. Chiến thắng đc ca tụng lên 9 tầng trời, là “sự hun đúc của bản sắc dân tộc”, là “kết tinh của lòng yêu nước”,… Nhưng một khi thua trận thì cầu thủ, HLV bị chỉ tên ra để vùi dập, trọng tài thì bị chửi bới, đổ lỗi.

Ko ai xem họ như những con người có suy nghĩ, tình cảm, tự tôn. Trong mắt nhiều fan hâm mộ và lãnh đạo nhà nước, họ chỉ là những công cụ để cổ xuý và thể hiện tinh thần dân tộc một cách cực đoan, hung hăng và sáo rỗng.

Nguyên nhân của hiện trạng này, ở bề nổi, là do truyền thông; còn sâu xa hơn là do nền giáo dục và văn hoá. Tư duy xem thành công của đội tuyển quốc gia là thành công của đất nước và dân tộc đc tiêm nhiễm vào đầu người ta từ bé, và tư duy đó đc củng cố liên tục bởi truyền thông và dư luận.

Tôi có rất nhiều phương án trong đầu để cải thiện nền bóng đá VN. Nhưng để làm căn bản và tiền đề cho tất cả những phương án đó, cần phải thay đổi góc nhìn của người Việt về bóng đá và đội tuyển quốc gia.

Một chút chủ nghĩa dân tộc trong bóng đá sẽ có tác dụng tích cực: nó cho cầu thủ động lực và nhiệt huyết để thi đấu, cho cổ động viên động lực để cổ vũ và ủng hộ đội bóng, cho những người lãnh đạo động lực để cải tiến và phát triển nền bóng đá nước nhà.

Nhưng, bóng đá ko bao giờ nên là một công cụ để kích động tinh thần dân tộc cực đoan hay đánh lạc hướng dư luận khỏi những vấn đề cấp thiết hơn của quốc gia. Người hâm mộ ko bao giờ nên nhân danh bóng đá và tinh thần dân tộc, yêu nước để buông ra những lời lẽ xấu xí hay hành xử bạo lực nhắm vào người khác.

Vì bóng đá, dù quan trọng tới cỡ nào, cũng chỉ là điều quan trọng thứ nhì. Quan trọng nhất luôn luôn là con người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét