Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




NGHĨ VỀ DỰ THẢO CỦA BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

Đỗ Duy Ngọc
31-10-2018

Mấy hôm nay trên mạng xã hội và truyền thông nháo nhào vì dự thảo của Bộ GD&ĐT trong đó có chi tiết:" Sinh viên nếu hoạt động mại dâm đến lần thứ tư sẽ bị buộc thôi học. Nếu vi phạm lần đầu tiên trong cả khóa học sẽ bị khiển trách và lần thứ 2,3 sẽ chịu hình thức kỷ luật tương ứng: cảnh cáo, đình chỉ có thời hạn." 

Các báo chạy tít cũng chỉ loanh quanh ý này, ví dụ như tờ Tuổi trẻ: "Sinh viên hoạt động mại dâm… lần 4 sẽ bị buộc thôi học?"



Biện pháp xử lý và vấn đề đặt ra khiến cho dư luận tha hồ ném đá, tha hồ chửi bới vì cái tính kỳ quặc và vô lý của nó. Tuy nhiên, với bản dự thảo này, vấn đề chính không nằm ở điểm này. Báo chí chạy tít định hướng dư luận chỉ lưu tâm về chuyện sinh viên hoạt động mãi dâm ba bốn lần mà quên đi phần nội dung còn lại của dự thảo. Theo tui, phần còn lại này mới là phần quan trọng, nhưng người ta đã cố tình biến nó thành chuyện không đáng để ý.


Dự thảo viết:

"Đặc biệt, Bộ GD-ĐT cũng đặt ra việc xử lý đối với sinh viên đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục, bạo lực, đồi trụy; xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm cá nhân; xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước trên mạng Internet.

Theo Bộ GD-ĐT, các trường sẽ tùy mức độ để xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học. Nếu vi phạm nghiêm trọng sẽ giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

Riêng học sinh, sinh viên tham gia biểu tình, tụ tập đông người, khiếu kiện trái quy định pháp luật sẽ bị xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học tương ứng với số lần vi phạm từ 1 đến 4. Trường hợp nghiêm trọng sẽ bị giao cho cơ quan chức năng xử lý." (Trích báo)

Đọc đoạn trên, ta thấy rằng quyền tự do và dân chủ của sinh viên đã bị tước đoạt một cách thô bạo. Người sinh viên không còn được độc lập trong tư duy và suy nghĩ của mình. Họ trở thành kẻ thi hành những mệnh lệnh, hành động như robot. Họ không được tự do phát biểu những vấn đề của xã hội, những khát vọng mới của tuổi trẻ, những nỗi đau của dân tộc, của đồng bào mình. Bởi những vấn đề đó theo nhà nước cũng như dự thảo được cho là xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước.

Đồng thời, dự thảo cũng không cho phép sinh viên được tham gia biểu tình, tụ tập đông người. Đó là quyền của công dân đã được hiến pháp quy định, nhưng ở đây, người sinh viên bị tước mất quyền ấy. Và nếu vi phạm sẽ bị giao cho cơ quan chức năng xử lý. Như thế, dự thảo là lời đe doạ đối với sinh viên, không cho phép người sinh viên, tức là một công dân đã trưởng thành được hưởng quyền của một công dân của một nước độc lập.

Với dự thảo này, Bộ GD&ĐT đã trở thành Bộ Công An, Toà án khi xử lý sinh viên của mình.

Tui nghĩ những điều đó mới là những điều chúng ta nên quan tâm, đừng nên quá chú trọng vào chuyện sinh viên hành nghề mãi dâm mà bỏ quên những chi tiết quan trọng này. Đấy phải chăng là những biện pháp đầu tiên của Luật An ninh mạng dành cho những người tuổi trẻ còn ngồi trên ghế giảng đường.

Trước năm 1975, trong phong trào đấu tranh của SVHS miền Nam, nếu chính quyền VNCH cũng áp dụng điều luật giống như những cho tiết trong bản dự thảo này thì làm gì có các phong trào để góp phần vào chuyện tiếp quản được miền Nam. Từ đó mới thấy rõ cái bánh vẽ Tự do, Dân chủ, Nhân quyền, quyền Công dân chỉ là bình phong để che dấu những mục đích, ẩn dấu những mưu toan. Chỉ loanh quanh với chuyện sinh viên hoạt động mãi dâm tức là chúng ta đã sập bẫy của truyền thông với những cái tít bài hướng dư luận.

(FaceBook)

Trí Nhân Media

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét