Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI TRUNG-MỸ SẼ ĐI VỀ ĐÂU ?

Nguỵ Kinh Sinh
Lê Minh Nguyên dịch
30-9-2018


Gần đây, cái vấn đề được quan tâm nhất trong giới truyền thông, mà cũng là điều mà tôi thường được hỏi, đó là chiến tranh thương mại Trung-Mỹ sẽ diễn ra theo chiều hướng nào. Do có quá nhiều biến số trong vấn đề này, nên rất khó để đưa ra một kết luận. Tôi chỉ có thể cung cấp một số phân tích về chiều hướng phát triển và sức mạnh của hai bên để đọc giả tham khảo.

Kể từ khi Mỹ tăng thuế quan lên 200 tỷ đôla hàng hóa, rất nhiều cơ quan truyền thông đã la lên và than vãn, ngay cả với lập luận rằng nó sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, và kích động đến độ cho rằng nó sẽ dẫn đến chiến tranh hạt nhân. Dĩ nhiên, đây là một cách bắt chẹt/blackmail hạt nhân được thực hiện bởi đạo quân 50 xu trên Internet (được CSTQ trả 50 xu cho mỗi dư luận/post) do chế độ Cộng sản thuê. Vì ngay cả chính quyền Cộng sản cũng không dám nêu lên điều này, nếu nêu lên thì hậu quả sẽ rất là nghiêm trọng.

Liệu chiến tranh thương mại có leo thang lên thành chiến tranh nóng về chính trị và quân sự giữa TQ và Mỹ hay không? Thực ra nó có khả năng như thế, bởi vì chế độ CSTQ có cả hai mặt, vừa vô lý và vừa thiếu đạn (trong cuộc chiến thương mại). Ở Hoa Kỳ, cả hai đảng chính trị phải nghe theo đa số người dân; trong khi Tổng thống Trump là chính trị gia khó bị chinh phục bằng tiền. Theo đuổi cuộc chiến thương mại cho đến cùng có thể được cho là một mục tiêu khó thay đổi.

Vậy kết quả sẽ là gì nếu cuộc chiến này được tiếp tục theo như quyết định hiện tại của Tập Cận Bình? Nếu chúng ta đã nếm thử một loại trà nào sau một thời gian, chúng ta sẽ có thể biết được hương vị của nó. Gần đây, các học giả nổi tiếng trong các cơ quan chính quyền TQ đã có một hội nghị và đã chỉ trích Tập Cận Bình nặng nề. Điều đó có nghĩa là hầu như ngay cả mọi người trong Đảng Cộng sản cũng đã có thể nhìn thấy hậu quả của trò chơi này. "Khi cái tổ bị lật ngược, làm sao các trứng trong đó có thể sống sót?” (trích dẫn lời đứa con trai 9 tuổi của thiên tài Kong Rong, khi cha bị bắt) Mọi người sẽ phải chết cùng với Tập Cận Bình.

Trước đây, Tập đã tự hào về các biện pháp trả đũa cao cấp trong cuộc chiến thương mại. Gần đây, ông đã thực hiện cuộc chiến này mà không tuyên chuyến, bằng cách ngừng nhập khẩu hàng hóa của Mỹ và tạo áp lực lên các công ty Mỹ ở TQ. Kết quả là ông ta đã nâng tảng đá để nó đè lên chân mình. Một số lớn các công ty TQ và nước ngoài đã bỏ chạy khỏi TQ, tiếp theo là thất nghiệp. Điều này nó thậm chí gây tổn hại nhiều hơn là sự thiệt hại do thuế quan mà Hoa Kỳ áp đặt, giống như việc tự thiến trong tiểu thuyết võ thuật TQ. Cách hành động này thật là đáng buồn cười và thậm chí không thể làm cho những người khác sợ.

Ngoài ra còn có một ví dụ võ thuật khác về tự thiến nữa, đó là giảm thuế quan đối với tất cả hàng nhập khẩu của các nước, ngoại trừ Hoa Kỳ. Nhiều hàng hóa nước ngoài vào TQ sẽ không làm cho thị trường TQ mở rộng. Tại sao? Bởi vì từ khởi thủy nó được dự định để làm cho người Mỹ ghen tuông. Các doanh nhân Mỹ đang làm ăn ở TQ sẽ chủ động vận động Quốc hội và chính quyền Mỹ để làm cho Mỹ nên thỏa hiệp với Tập Cận Bình.

Đáng tiếc, động thái này dường như không còn hữu hiệu nữa. Vuơng Kỳ Sơn đã cho họ rất nhiều ưu đãi trong quá khứ. Nhưng bây giờ ông ta đang yêu cầu mọi người ở Wall Street (tư bản HK) đến Bắc Kinh tham quan. Những người ở Wall Street này thậm chí không sẵn sàng, nên chỉ gửi phụ tá đi để đối phó. Điều này cho thấy rằng họ không lạc quan về chính sách của Tập Cận Bình. Vì vậy tốt hơn là tránh mặt, thay vì quay lưng với Tập ngay trước mặt ông ta.

Vũ khí cao cấp còn lại của chế độ Cộng sản là gây rắc rối trong vấn đề Bắc Triều Tiên. Cho nên, Tập Cận Bình đã bí mật tiếp tục buôn bán với Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, Kim Chính Ân thực sự lém lỉnh hơn ông nội và cha của anh ta. Trong khi anh ta đang mua bán với Tập Cận Bình, anh ta cũng ấm áp và thân thiện với Hàn Quốc để có được lợi ích gấp đôi. Hơn nữa, vấn đề Bắc Triều Tiên không phải là cấp bách đối với người Mỹ và nó không đủ lớn để buộc Hoa Kỳ phải nhượng bộ cho TQ.

Vũ khí còn lại là Tập Cận Bình bước vào một cuộc chiến quân sự. Người ta nói rằng TQ sẽ tấn công Đài Loan, hoặc có một cuộc chiến ở Biển Đông. Thậm chí còn có những thanh niên cuồng tín ở TQ nói là nên tấn công Ấn Độ v.v... Tóm lại, nó có nghĩa là tấn công các đồng minh của Mỹ, hoặc các thực thể có liên quan lợi ích với Mỹ, như một cách để buộc Mỹ phải đáp ứng.

Vấn đề là trên quan điểm sức mạnh quân sự đó, TQ dứt khoát không phải là đối thủ của Mỹ. Hơn nữa, Mỹ từ lâu đã nhắm đến các bà vợ, con cái và túi tiền của các quan chức TQ. Gần đây, lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại tướng Lý Thượng Phúc (Li Shangfu), trung tướng của Quân đội Giải phóng Nhân dân, là một cảnh báo. Liệu Tập Cận Bình có thể thuyết phục các tướng lĩnh của mình chiến đấu chống lại Hoa Kỳ hay không? Điều này được gọi là "rút củi dưới đáy nồi đang sôi".

Vì vậy, bây giờ chính quyền TQ và giới tư sản nhà nước chỉ có một cách còn lại: đó là đàm phán với Mỹ. Xuống thang, ngồi nói chuyện và đàm phán chân thành, thực hiện trung thực các thỏa thuận chứ không chơi trò thủ đoạn, để chiến tranh thương mại có thể được lắng xuống và nhẹ giảm.

Tuy nhiên, dư luận thường cho rằng người TQ bảo vệ thể diện của họ nhiều hơn bất cứ điều gì khác. Những người bạn thân của chế độ Cộng sản cũng nói: Nếu bạn không cho Tập Cận Bình thể diện, thì cái nút thắt này sẽ không được giải quyết. Đây có thể là cái lý biện minh cuối cùng của họ. Tuy nhiên, người Mỹ cũng muốn giữ thể diện và đạt những điều họ muốn, họ muốn cả hai, họ không muốn nhượng bộ điều gì.

Cho nên, nó chỉ còn lại có một cách: lật đổ Tập Cận Bình, và để cho ông ta chịu mọi trách nhiệm. Sau đó, TQ có thể đàm phán và nhượng bộ, tựa như làm ra một bực thềm để tự bước xuống. Ở các nước dân chủ, điều này thường hay xảy ra.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét