Hình bên: Minds được biết đến là mạng xã hội blockchain với khả năng bảo
vệ sự riêng tư của người dùng. Ảnh chụp màn hình
Mạng xã hội Minds rộ lên những ngày gần đây, được quảng cáo
với nhiều tính năng ưu việt nhưng vẫn thiếu minh bạch về ràng buộc pháp lý cũng
như an toàn thông tin cho người dùng.
Sự tồn tại của Minds bắt đầu được biết đến nhiều hơn từ năm
2015, khi hàng loạt phương tiện truyền thông trên thế giới đưa tin về sự kiện
ra mắt của mạng xã hội này. Ba năm sau, Minds lại được nhắc đến sau khi
Facebook vướng hàng loạt bê bối liên quan đến thông tin người dùng. Không ít chủ
tài khoản của mạng xã hội lớn nhất thế giới xem Minds là một lựa chọn để rời bỏ
Facebook.
Cũng trên Facebook, nhiều người cho biết Minds là sản phẩm
có sự hậu thuẫn từ nhóm hacker ẩn danh nổi tiếng Anonymous, tuy nhiên thông tin
này chưa có xác nhận từ nhóm. Điểm khiến mọi người chú ý tới Minds là lời khẳng
định đặt bảo mật của người dùng lên hàng đầu của nhóm phát triển.
Theo thông tin từ nhà sáng lập, Minds được lập trình bằng mã
nguồn mở và có cơ chế mã hóa toàn bộ tin nhắn riêng tư giữa người dùng. “Người
dùng xứng đáng được toàn quyền kiểm soát mạng xã hội theo bất kỳ góc độ nào”,
sáng lập viên Bill Ottman chia sẻ trên Business Insider khi ra mắt mạng
xã hội của mình. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa Minds và Facebook.
Nhưng để nổi bật hơn, Minds còn khác biệt với tất cả mạng xã
hội hiện nay khi là nền tảng phát triển đồng tiền ảo riêng, có tên Minds Token,
xây dựng bằng giao thức ERC20. Người dùng sẽ được trả token qua giá trị của các
nội dung họ đăng tải và khi có số lượng đủ sẽ quy đổi ra Bitcoin hoặc Ethereums
và chuyển qua tiền mặt. Hiện các Minds Token chưa có giá trị.
Bên cạnh đó, đây còn được xem là mạng xã hội blockchain của
tương lai với tính năng phi tập trung (decentralize).
Cũng như mọi mạng xã hội hiện hành, người dùng có thể chia sẻ
nội dung, thông tin… cũng như chạy quảng cáo trên nền tảng của Minds. Cách hiển
thị và sắp xếp thông tin cũng có nét tương đồng với Facebook.
Các thống kê không chính thức cho hay hiện mạng xã hội mới
này có khoảng 2 triệu người dùng trên thế giới.
Tuy được chào mời với đầy tính năng ưu việt, nhiều người
trong giới công nghệ vẫn đặt nghi ngờ với Minds. Theo một chuyên gia về công
nghệ, tính an toàn và pháp lý của mạng xã hội này vẫn chưa rõ ràng.
Cụ thể, nếu có vấn đề trên Facebook, người dùng vẫn có thể
khiếu nại và yêu cầu đội ngũ quản lý giải quyết. Nhưng với Minds, ai là người đứng
ra tiếp nhận và xử lý vẫn chưa rõ ràng. Thực tế, Minds vẫn chưa có các khái niệm
về nghĩa vụ pháp lý như Facebook.
Chuyên gia bảo mật độc lập Nguyễn Hồng Phúc cũng chia sẻ những
nghi ngại của mình, trong đó anh phát hiện ra blockchain chỉ được dùng cho các
giao dịch token, không dùng cho tính năng mạng xã hội. Từ đó có thể tin rằng
tính phi tập trung chỉ có trong giao dịch token, phần mạng xã hội không hề có.
“Minds không hề ẩn danh mà là một công ty tại Mỹ và không có
phi tập trung ở mạng xã hội”, chuyên gia bảo mật Nguyễn Hồng Phúc nhận định.
Ngày càng nhiều người chia sẻ về mạng xã hội mới này, mời gọi
và hướng dẫn “chuyển nhà” từ Facebook sang Minds. Nhưng với một nền tảng còn
chưa rõ ràng về pháp lý, chức năng hay các định nghĩa về an toàn thông tin cho
người dùng, chủ các tài khoản nên cân nhắc khi lựa chọn bởi ngoài Minds vẫn còn
những mạng xã hội khác phổ biến và an toàn hơn để tham gia.
(Thanh Niên Tự Do)
***************
1-7-2018
Hôm nay rảnh vài giờ, ngồi "soi" sơ qua @minds ở
khía cạnh kỹ thuật thì thấy:
1. Anonymous chưa bao giờ hỗ trợ @minds và anonymous đã công
khai đưa việc này lên Twitter hồi tháng 6 năm 2015 [1]. Thậm chí Anomymous còn
lên tiếng cải chính rằng họ không hề tạo account trên @minds.com [2] và kêu gọi ai đó giả danh Anonymous phải
lên tiếng nhưng chẳng ai đứng ra trả lời.
2. Anonymous xác nhận chỉ hỗ trợ một coding project duy nhất
là "Tyler", giả định là dùng để trưng các tài liệu bị lộ (tương tự
như wikeleaks) [3] và họ không có lý do gì để code hoặc hỗ trợ một mạng xã hội.
3. @minds.com dựa trên nền elgg.org và công trình này khởi động từ 2004. Trong
khi đó, @minds.com ra đời năm 2011. Trên trang GitHub [4], @minds.com cũng ghi rõ là "Copyright for portions
of Minds are held by Elgg, 2013 as part of the Elgg project. All other
copyright for Minds is held by Minds, Inc.". Chứng tỏ, @minds không được
viết từ nền lên. Hơn nữa, @minds dùng một lô những framework có sẵn. Có rất nhiều
code khá cũ, không được cập nhật. Chưa có thời gian soi kỹ.
4. @minds sử dụng 2 EC2 instances của amazon để làm reverse
proxy / web front-end. Cả hai đều nằm ở Virginia region và cả hai đều chạy trên
Linux 2.6.x và dùng nginx bản chưa cập nhật. Chứng tỏ @minds là một hệ thống rất
nhỏ bé. Nếu so với Google/Youtube/Facebook/Twitter thì @minds chỉ bằng một hạt
cát. Điều này cũng chứng tỏ @minds không hề “phi trung tâm” (decentralised) như
họ tuyên bố, ít ra ở mặt front-end infrastructure.
5. Từ Whitepaper của @minds [5], tự nhiên lòi ra ông Nguyễn
Anh Tuấn, cựu tổng biên tập tờ Vietnamnet và "kiến trúc sư" của cái
màn "Giải Trần Nhân Tông" ầm ĩ mấy năm trước, với vai trò là cố vấn
(advisor) của @minds mới là lý thú.
------------------------
Phần còn lại để bà con tự suy nghĩ.
Chú thích:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét