4-6-2018
Trước dự luật "cho nước ngoài thuê 3 đặc khu" (Vân
Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc), Tiến sĩ Võ Trí Hảo cho biết một viễn cảnh đáng
lo ngại là những di dân có thể “tạo bất ổn chính trị, kiếm cớ biểu quyết ly
khai” rồi “xin sát nhập vào Trung Quốc” theo kịch bản Crimea!
1. Vắn tắt "kịch bản Crimea":
Vào ngày 16/3/2014 tại Crimea (thuộc chủ
quyền của Cộng hòa Ukraine) với đa số là người Nga đã diễn ra "trưng cầu
dân ý" đòi sát nhập vào nước Nga. Và thế là Putin nhanh tay sát nhập,
Ukraine mất trắng bán đảo Crimea!
Vẫn còn không ít người VN do đọc một số báo trong nước nghĩ
rằng Crimea theo lịch sử trước kia là thuộc Nga, nên sát nhập trở lại nước Nga
là... đúng (!). Tôi muốn nói với quí bạn, đặc biệt là các cháu ở độ tuổi 20-30,
đây là thời đại Internet, mỗi khi đọc báo trong nước thì chịu khó, sau đó, đọc
thêm trên mạng (tiếng Việt lẫn tiếng Anh) để đối chiếu. Dễ ợt, có khó gì
đâu.
Tôi từng làm báo nên biết một số nhà báo họ hiểu rõ vấn đề Crimea, nhưng khi
"hạ bút" thì họ ... không muốn viết trúng (cố ý viết một cách phiến
diện). Nửa sự thật thì không phải là sự thật.
1/ Chỉ hai tuần sau khi xảy ra "trưng cầu dân ý" tại
Crimea (16/3/2014), bạn có biết: Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã ra Nghị quyết
tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea là VÔ GIÁ TRỊ, và ủng hộ sự toàn vẹn
lãnh thổ của Ukraine (bao gồm bán đảo Crimea)!
Đại hội đồng LHQ (với 100 quốc gia ủng hộ Ukraine, chỉ 10 quốc gia ủng hộ Nga
sát nhập Crimea, còn lại là phiếu trắng) không lẽ "dốt" chẳng hiểu lịch
sử về bán đảo Crimea gì ráo? Woa, nếu vậy, LHQ nên thỉnh một số nhà báo VN qua
trụ sở tại New York để giảng dạy ... món lịch sử Crimea thuộc Nga cho 100 quốc
gia kia được quán triệt mới phải.
LHQ, hẳn nhiên, họ rất hiểu lịch sử. Chỉ là do một số báo VN bị mắc bệnh mất
trí nhớ (hoặc cố ý bỏ sót) vài sự kiện tiếp theo:
- Vào năm 1954, Crimea thuộc Cộng hòa Xô viết Liên bang Nga đã được chuyển giao
cho Cộng hòa Xô viết Ukraine (cả hai, bấy giờ, đều thuộc Liên Xô), và cả hai đều
đồng thuận;
- Vào năm 1994, sau khi Liên Xô đã sụp đổ, "Bản ghi nhớ Budapest về bảo đảm
an ninh" được ký kết giữa Ukraine, Nga, Mỹ và Anh. Theo đó, NGA CAM KẾT
TÔN TRỌNG chủ quyền và TOÀN VẸN LÃNH THỔ UKRAINE (bao gồm bán đảo Ukraine);
Do đó, cuộc "trưng cầu dân ý" tại Crimea - theo
đúng tiến trình pháp lý - cần phải được thảo luận với chính phủ Kiev (Ukraine),
bởi vì Crimea thuộc về chủ quyền của Ukraine. Nước Nga sát nhập Crimea mà không
thông qua Ukraine là vi phạm Thỏa thuận giữa hai nước vào năm 1954, và vi phạm
"Bản ghi nhớ Budapest" 1994.
Đến đây, quí bạn ắt đã hiểu vì sao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc phản đối việc
Nga sát nhập bán đảo Crimea.
2/ Tại sao LHQ không đưa lực lượng bảo vệ hòa bình vào bán đảo
Crimea?
Chỉ có định chế Hội đồng Bảo an LHQ mới có thẩm quyền đưa quân đội LHQ
vào can thiệp. Điều này là không thể, bởi vì Nga dùng phiếu phủ quyết cái một.
LHQ chỉ có nước đưa ra khuyến cáo phản đối.
Ukraine đâu đủ mạnh để mở cuộc chiến với Nga giành lại bán đảo Crimea.
Mỹ, EU, chỉ có thể đưa ra các biện pháp trừng phạt về kinh tế đối với Nga
(không phải nổi hứng cấm vận, mà dựa vào Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ).
3/ Trở lại vấn đề cho thuê 3 "đặc khu".
Chỉ cần một số năm thôi (chẳng cần đến 99 năm), Trung Quốc đưa dân Tàu vào tràn
ngập 3 đặc khu (họ có quyền nếu họ giành được quyền thuê các đặc khu), và khi
người Tàu chiếm thế áp đảo cơ cấu dân số tại "đặc khu", liệu có ngăn
cản được hiểm họa của "kịch bản Crimea" - nghĩa là xảy ra cuộc
"trưng cầu dân ý" tại đặc khu đòi sát nhập vào Trung Quốc?
Nếu xảy ra kịch bản Crimea tại các đặc khu, chỉ còn có nước
đứng ngó. Như Ukraine đứng ngó khi Nga tự tiện sát nhập Crimea thông qua thủ
thuật "trưng cầu dân ý" mà bất chấp chủ quyền của quốc gia sở tại
(Ukraine)!
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ,
giải thích với VOA về mối quan ngại trong dư luận VN rằng: họ (Trung Quốc) có
thể sẽ biến đặc khu trở thành lãnh thổ của họ trên đất Việt Nam.
Thượng sách là mở cửa mời nhiều nước vào đầu tư tại "đặc
khu" với các chính sách ưu đãi.
Tuyệt đối KHÔNG CHO THUÊ (dù chỉ ít năm đi nữa), vì đó là thất sách, hiểm họa khó
lường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét