Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




HOÃN LUẬT ĐẶC KHU: PHÍA SAU QUYẾT ĐỊNH LÚC 3 GIỜ SÁNG


Cát Linh
11-6-2018


Hình bên: Hình ảnh cuộc biểu tình của người dân Sài Gòn ngày 10/6/2018



Từ nỗ lực dập tắt biểu tình

Người dân trong nước đón nhận thông báo từ Văn phòng Chính phủ về quyết định lùi Dự thảo Luật Đặc khu đến kỳ họp kế tiếp được loan đi vào lúc 3 giờ sáng ngày 9-6-2018 với mấy luồng ý kiến khác nhau. Một số ý kiến cho rằng Chính phủ đã “lắng nghe” dân. Một số khác thẳng thắn cho rằng đó là cách duy nhất để tránh một cuộc biểu tình lớn. Cũng không thiếu một số ý kiến bày tỏ nghi ngờ đây là “kế hoãn binh” vì “chỉ hoãn chứ không phải lùi”.


Theo Chủ tịch Hội Nhà báo Độc Lập Phạm Chí Dũng nói với RFA, ông cho rằng thông cáo đó bắt nguồn từ một “sự bất ngờ hoàn toàn” của Bộ Chính trị Việt Nam vốn luôn trong tâm thế rất chủ quan.


Do bất ngờ như vậy nên mới có việc là chỉ đạo lại, yêu cầu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có công văn vào lúc 3 giờ sáng gởi cho các nơi là Chính phủ đề nghị hoãn Luật Đặc khu. Chúng ta biết ông Phúc trước giờ không làm những chuyện này nếu không có chỉ đạo từ Bộ Chính trị. Và đặc biệt Chính phủ cũng không có thói quen minh bạch hoá những chuyện này vào lúc 3 giờ sáng.
Cho nên họ làm như vậy chẳng qua là họ cố gắng dập tắt cuộc biểu tình.”

Trước ngày 10-6 vài ngày, trong lúc diễn ra những họp Đại biểu Quốc hội, mạng xã hội và báo chí tràn ngập những bài viết cũng như phản ứng của người dân cả nước về Dự thảo Luật Đặc khu trong đó có nội dung cho thuê đất 99 năm. Nổi bật nhất là những lời kêu gọi xuống đường tuần hành vào ngày 10-6 trên cả nước.

Người dân Việt Nam đã từng “nói là làm”. Chính quyền Việt Nam từng chứng kiến cuộc biểu tình rầm rộ nổ ra trên khắp cả nước phản đối Formosa vào năm 2016; chống Trung Quốc năm 2015. Chính vì vậy, nếu cho rằng những người lãnh đạo nhà nước e ngại một cuộc tuần hành mang tính lan rộng vào ngày 10-6 thì hoàn toàn có cơ sở.

Có thể như vậy, quyết định “hoãn lại” vào rạng sáng ngày 9-6 đã nhanh chóng được đưa ra. Thế nhưng, với kinh nghiệm quan sát chính trường Việt Nam của ông Phạm Chí Dũng, thì ông gọi đó chỉ là “kế hoãn binh”.

“Lùi lại luôn luôn là một kế hoãn binh. Khi mà họ không tiến lên được thì họ chấp nhận lùi. Lùi đó là một cách âm thầm tổ chức lại và sẽ có một số động tác không công bố và sau đó sẽ trình dự luật y như cũ, và thậm chí có thể âm thầm lén lút thông qua.
Với Quốc hội như thế này thì tôi chẳng kỳ vọng gì.”

Quan sát của ông Phạm Chí Dũng không khác với một số đông người dân trong nước. Họ thể hiện rõ sự nghi ngờ thông cáo của Văn phòng Chính phủ. Những trạng thái họ bày tỏ trên mạng xã hội đã chứng minh lòng tin với chính phủ của họ hầu như không còn, cho dù đó là một quyết định do chính người đứng đầu nhà nước là ông Thủ tướng.

Đặc biệt, có một ý kiến từ Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường ông Đặng Hùng Võ trả lời báo trong nước về lĩnh vực bất động sản ở 3 đặc khu khi Chính phủ hoãn Luật Đặc khu đã khẳng định: "Việc thành lập các đặc khu chỉ là việc sớm hay muộn".

Để hiểu rõ thêm về hàm ý của việc “sớm hay muôn”, RFA liên lạc với ông Đặng Hùng Võ, và được ông chia sẻ nhận định:

“Theo tôi quyết định đó có tính hợp lý, ở chỗ là khi nghe được nhiều ý kiến từ nhiều phía thì việc chính phủ đề nghị cho nghiên cứu thêm để thông qua kỳ họp sau thì tôi cho rằng đó là một cách tiếp cận hợp lý.
Ngay bản thân cũng có ý kiến rằng tìm động lực nào để các động lực phát triển là vấn đề chính chứ tôi không nói thời hạn sử dụng đất là vấn đề chính.

Tuy không trực tiếp đề cập đến lời kêu gọi biểu tình trên mạng xã hội của người dân cả nước, nhưng giáo sư Đặng Hùng Võ có nhắc đến “an ninh” trong lý do hoãn lại Luật đặc khu.

“Tôi cho rằng dừng lại để nghiên cứu thêm thậm chí có những ý kiến nói rằng về quốc phòng an ninh cần phải bảo đảm thì tôi cho rằng những ý kiến đó cũng hợp lý.”

Ngược lại, các nhà hoạch định chiến lược, các chuyên gia kinh tế, các quan chức chính phủ thì nhìn nhận đây là một thể hiện tích cực của lãnh đạo nhà nước.

Báo chí trong nước trích dẫn ý kiến của giới tri thức, chuyên gia kinh tế, những người từng lên tiếng phản đối Dự Luật đặc khu về quyết định này. Chuyên mục Kinh doanh của trang điện tử soha.vn dẫn lời Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết: “Điều này thể hiện Đảng, Lãnh đạo và Chính phủ đã lắng nghe các ý kiến mang tính xây dựng chân thành của người dân, các hiệp hội và giới tri thức, chuyên gia.”

Cho đến cuộc biểu tình lịch sử

Thế nhưng cuối cùng, nỗ lực của Văn phòng Chính phủ vào lúc 3 giờ sáng  ngày 9-6 cũng không thể ngăn cản những bước chân xuống đường của người dân. Điều này được ông Phạm Chí Dũng giải thích là do người dân đã được hứa hẹn, đã chờ đợi quá nhiều. Thực tế cho thấy cho đến giờ này, Việt Nam chưa thực hiện 1 điều gì để lo cho ngư dân trong việc đối phó với Trung Quốc; BOT vẫn sách nhiễu đủ thứ…

“Chính quyền gần như không làm gì cả. Chỉ hứa hẹn thôi và sau đó làm ngược lại. Chính vì sự mất hẳn niềm tin vào Đảng Cộng sản và chế độ cầm quyền nên cuối cùng người dân phải xuống đường biểu tình, hy vọng bằng biểu tình bằng tiếng la, tiếng hét, bằng những bước chân đi rầm rập của họ thì mới có thể thay đổi tình thế. Nước không bị bán đi.”

Hơn chục ngàn người dân mỗi nơi ở khắp trên 30 tỉnh thành đồng loạt xuống đường làm nên một ngày lịch sử sau hơn 43 năm. Không một tổ chức xã hội dân sự nào dẫn dắt. Tất cả được cho là bắt nguồn từ nỗi phẫn uất quá lâu và niềm tin đã hoàn toàn bị bóp nghẹt.

Đối với Giáo sư Đặng Hùng Võ, ông có cách nhận định khác về cuộc tổng biểu tình của người dân cả nước ngày 10-6 vừa qua, cho rằng “nếu phản kháng thì chúng ta cũng nên bình tĩnh nhìn vào sự thật của vấn đề, là một câu chuyện khá phức tạp.”

“Tôi có thể nói thẳng người dân Việt Nam dân trí chưa cao. Cách tư duy độc lập về một vấn đề nào đó cũng không mang tính chủ động. Hơn  nữa, quan điểm mang tính tiếp cận của người Việt Nam cũng mỗi người hiểu 1 khác. Ở đây có 1 yếu tố tôi cho là hiệu ứng đám đông, người này lôi kéo người khác. có những người yêu nước nhưng mù quáng.”

Có phải hiệu ứng đám đông như lời Giáo sư Đặng Hùng Võ nhận xét hay không? Câu trả lời đúng nhất có lẽ dành cho cậu thanh niên trẻ có mặt bên cạnh nhà sư Thích Đồng Long, vị sư thầy đã ngồi thiền trước Lãnh sự quán Mỹ ở Sài Gòn trong ngày Chủ nhật 10-6. Cậu thanh niên ấy là người khiếm thị.

“Từ nhỏ tới lớn là ngày đầu tiên em đi theo đó. Cái khiến em phải biểu tình là vì đồng bào của mình, dân tộc của mình. Em thì hồi đó tới giờ em chưa tham gia như vậy bao giờ hết, nhưng em luôn theo dõi tin tức. Em không ngờ lại bán nước cho người ta 99 năm. Sau 99 năm dân tộc sẽ như thế nào?”

Những gì diễn ra từ buổi sáng Chủ nhật 10-6 ở khắp tỉnh thành Việt Nam đã cho thấy phía sau quyết định hoãn luật đặc khu vào lúc 3 giờ sáng của Văn phòng Chính phủ là một sự kiện mà lịch sử Việt Nam sẽ phải khắc ghi.

(RFA)

Trí Nhân Media


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét