Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




VÀI Ý NGHĨ VỀ THỦ THIÊM, THÀNH PHỐ & BÁO CHÍ



9-5-2018

trích:

Để xảy ra "chuyện đã rồi" ở Thủ Thiêm hôm nay, dĩ nhiên, là do những thế lực đen trong bộ máy chính quyền.

Nhưng phần quan trọng còn nằm ở báo chí. Trong 20 năm trời, các báo đã chất dầy im lặng trước bất công xảy ra trên mảnh đất "máu" này.

Khi còn làm báo, tôi từng lội sâu vào những khu tạm cư, đi vào tu viện sau những cú điện lúc nửa đêm và chứng kiến những vụ "tụ tập phản đối" của người dân nghèo Thủ Thiêm...

Quá trình ráo riết theo dõi "đời sống bị đẩy qua bên lề phát triển" của cư dân Thủ Thiêm chỉ tạm gói vào 2 kỳ phóng sự và một ghi chép nhỏ trên tờ SGTT. Loạt bài kịp chạy trước khi tờ báo đóng cửa khoảng 1 tháng, đã không âm không vọng.

Sau đó, ở các không gian làm nghề khác, tôi nhiều lần nghe cấp trên trong các tòa soạn phủ đầu rằng: "Thôi, không viết về Thủ Thiêm, đụng đến thành phố".

"Đụng đến thành phố" là một lá bùa hộ mệnh an toàn chính trị cho rất nhiều người từng ngồi trên chiếc ghế tổng/ phó tổng biên tập các tòa soạn. Cho đến nay họ vẫn ngồi đó, và vẫn coi những vấn đề oan ức của dân đen trong vụ Thủ Thiêm nói riêng, những bất công phổ quát trong xã hội nói chung, là: "chuyện đó liệu có đáng để hy sinh hay không"?!

"Có đáng để hy sinh hay không" là cách đặt ngược vấn đề trách nhiệm báo chí không phải chỉ có trong chính tòa soạn tôi từng tác nghiệp, mà còn trong các tòa soạn báo lớn khác mỗi khi đối diện với chuyện đất đai oan ức của người dân, đến hệ trọng như chuyện lãnh thổ oan ức của quốc gia.

Vậy thì điều gì đáng để hy sinh?

Mấy hôm nay dàn đồng ca báo chí đứng về phía nước mắt người dân. Phải nói rằng, đó là một nỗ lực của những phóng viên còn máu lửa nghề nghiệp và ảo tưởng về trách nhiệm báo chí trong một bối cảnh mà những điều đó được diễn giải theo quá nhiều cách có lợi cho sự an nguy của các tờ báo, cán bộ lãnh đạo các tòa soạn.

Nhưng liệu nước mắt dân đen lúc này có kịp cứu vãn tình thế hay không? Hay lại như bao nhiêu cuộc bê bối khác, báo chí chỉ nói khi sự đã rồi. Bởi khi ấy, họ vừa được bật đèn xanh, mạnh miệng rửa được ẩn ức về một nỗi nhục vô trách nhiệm trong quá khứ, lại vừa minh họa cho điều mà nhà nước muốn: "Đấy, báo chí ta (dưới sự lãnh đạo của...) đã và đang đấu tranh chống tiêu cực rất... tích cực!"

Nước mắt dân nghèo trên mặt báo bây giờ liệu có đủ sức chặn một cỗ máy vấy máu vạn năng đang sầm sầm lao tới bờ vực quá độ của bất công?

NGUYỄN VĨNH NGUYÊN
........................................

Tôi bổ sung thêm: 

11 năm trước, báo Đại Đoàn Kết, báo Tiền Phong, báo Tuổi Trẻ đã viết về sai phạm đất đai ở Thủ Thiêm. Sau đó, mọi thứ "đâu lại vào đấy" đến nay. Sự vụ được xới lại nhờ cuộc "đốt lò" nhưng bản chất vấn đề nằm ở chỗ "sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý".

Ngay giữa Tp.HCM- trung tâm kinh tế lớn nhất nước- còn như vậy. Những nơi khác, ví dụ như nơi xảy ra vụ nổ súng Đak Nông, còn khốc liệt hơn nhiều.

Những người cầm bút đàng hoàng nhất chỉ có thể viết chân thực nhất, cảnh báo sớm nhất cho chính quyền. Những người cầm bút ngoài trang viết và sự nỗ lực, lòng cảm thông thì đâu có quyền lực gì để ngăn cản sự bất công xảy ra.

"Củi" có thể cháy phừng phừng dù "tươi" hay "ướt". Quan chức có thể vào tù dù đương nhiệm hay đã hưu. Nhưng chắc chắn tuyệt đại đa số người dân không thể về chân đất cũ.

Giám sát sự tha hóa quyền lực cán bộ để phòng mới cần chứ đợi đến thảm cảnh xảy ra rồi chống không phải là cách.

(FaceBook)


Trí Nhân Media


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét