Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




ÔNG TRỌNG THỰC SỰ LO LẮNG VỀ QUAN ĐIỂM "ĐÁNH NHAU CHÍNH TRỊ" ?

Thiền Lâm
14-5-2018

Hình bên: Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ ở Hà Nội vào chiều 13/5/2018 và lần đầu tiên đề cập khái niệm ‘đánh nhau chính trị’. Ảnh: Người Lao Động

Mặc dù từ những năm 2015 và 2016 đã xuất hiện rất nhiều dư luận xã hội về cuộc chiến trong nội bộ đảng Cộng sản – khởi đầu bằng trận chiến Trọng – Dũng từ năm 2012 đến đại hội 12 vào đầu năm 2016, và sau đó là cuộc chiến ‘chống tham nhũng một bên’ của ông Nguyễn Phú Trọng nhắm vào các thế lực còn lại của ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng chỉ đến gần đây ông Trọng mới lần đầu tiên đề cập công khai đến khái niệm ‘đánh nhau chính trị’.

“Bên ngoài xuyên tạc phe nọ đánh phe kia. Chẳng hạn như nói đây là “đánh nhau về chính trị” chứ không phải chống tham nhũng. Nghe như thế là nguy hiểm! Không đánh ai trong nội bộ. Ai sai thì phải xử nhưng tốt nhất là tiếp thu, tay nhúng chàm rồi thì gột rửa đi” – Tổng Bí thư Trọng nói bức bối khi tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ ở Hà Nội vào chiều 13/5/2018.

Ngoài khái niệm ‘đánh nhau chính trị’ gnhe có vẻ khá thô thiển, còn một thuật ngữ chính trị mang nội hàm tương đương mà các giới chức trong đảng cầm quyền ưa dùng để nói và để viết báo cáo: ‘phe cánh chính trị’.

Phát biểu công khai của ông Trọng về ‘đánh nhau chính trị’ cho thấy một khả năng là ông ta không những đã khắc phục được căn bệnh cố hữu là không chịu vào Internet và đọc mạng xã hội, mà còn đang đặc biệt chú ý đến những thông tin của mạng xã hội bình luận và bình phẩm ra sao về mình và chiến dịch ‘đốt lò’ của mình.

Cũng có nghĩa là ông Trọng có thể đang duy trì chế độ nghe báo cáo hàng ngày từ dàn trợ lý báo chí về hoạt động mạng xã hội.

Đại biểu quốc hội Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ ở Hà Nội vào chiều 13/5/2018 và lần đầu tiên đề cập khái niệm ‘đánh nhau chính trị’.
Ảnh: Người Lao Động


Phát biểu công khai trên của ông Trọng cũng cho thấy nỗi bức bối của ông đã không còn giấu kín được mà bộc lộ ra ngoài.

Chỉ mới vào giữa năm 2017, cũng trong một cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội, Nguyễn Phú Trọng đã đề cập về những ‘thông tin xuyên tạc’ trên mạng xã hội, nhưng chỉ nói với vẻ phớt qua mà không dành mối quan tâm đặc biệt như lúc này.

Còn vào lúc này, ông Trọng đang không thể bỏ qua dư luận trên mạng xã hội, ở một đất nước có tới ít nhất 70% dân số vào Internet mỗi ngày.

Vào những ngày này, bất chấp chiến dịch tấn công “phe củi” thậm chí đã được cả quốc tế biết đến, người ta vẫn tự hỏi liệu Nguyễn Phú Trọng có “chống tham nhũng công bằng,” hoặc phải “chống tham nhũng cả phe ta” như người dân mong mỏi và đòi hỏi? Hay ông Trọng chỉ “chống tham nhũng một bên” nhằm thanh trừng nhân sự và thu hồi một phần tài sản tham nhũng nhằm kéo được ngày nào hay ngày nấy chế độ độc đảng của ông ta?

Bởi tới nay vẫn còn khá nhiều dư luận cho rằng những kẻ đã phải tra tay vào còng như đại gia Trầm Bê, cựu ủy viên Bộ Chính Trị Đinh La Thăng là những người gần gũi với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và do đó ông Trọng chỉ “chống tham nhũng thời kỳ trước,” tức “thời kỳ Nguyễn Tấn Dũng,” hay “chống tham nhũng một bên.”

Nhưng lại có quá ít ví dụ để có thể chứng minh cho việc ông Trọng “chống tham nhũng cả phe ta.”

Cho tới giờ này vẫn còn sờ sờ ra đó những Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng y tế liên đới trách nhiệm vụ nhập thuốc ung thư giả; Võ Kim Cự, cựu bí thư Hà Tĩnh và Trần Hồng Hà, Bộ trưởng tài nguyên môi trường liên đới trách nhiệm vụ thảm họa xả thải của Formosa; Trịnh Văn Chiến – Bí thư Thanh Hóa bị quá nhiều dư luận về tài sản, làm ăn riêng và bồ bịch, cùng hàng lô hàng lốc quan chức đầu tỉnh thành bị dư luận xem là “cánh hẩu” với những quan chức cận thần ở các ban đảng của Nguyễn Phú Trọng.

Bất chấp vụ “trảm” Đinh La Thăng đã phần nào gây được tiếng vang trong công luận, lôi kéo được sự ủng hộ của một số người dân và khiến nhiều người thỏa mãn tâm lý “cuối cùng thì cũng có thằng phải dựa cột,” vẫn còn nhiều dư luận chê trách Nguyễn Phú Trọng về thái độ nể nang và thỏa hiệp của ông ta đối với giới quan chức “phe ta.”

Trong thời gian tới, sẽ có một bằng chứng hiển lộ nhất để cho thấy ông Trọng có chống tham nhũng cả “phe ta” hay không là trường hợp Bộ Trưởng Thông Tin và Truyền Thông Trương Minh Tuấn

Vào Tháng Ba, 2018, đã nổ ra vụ “Mobifone mua AVG,” đặc biệt liên đới trách nhiệm của Trương Minh Tuấn – nhân vật từng được ông Trọng sủng ái và chỉ định kiêm phó trưởng ban tuyên giáo trung ương vào năm 2016. Với bản kết luận thanh tra khá rõ ràng về mối liên đới của Trương Minh Tuấn khi ký phê duyệt chủ trương mua bán giữa Mobifone mua AVG, trách nhiệm hình sự của Trương Minh Tuấn là rõ ràng không kém. Nhưng nếu Trương Minh Tuấn được cho “hạ cánh an toàn” trong vụ này, ông Trọng sẽ đương nhiên bị dư luận đánh giá rất thiếu công tâm khi bao che cho “phe ta”, khiến ông ta có thể bị mất mát chút uy tín còn sót lại trong đội ngũ đảng viên lão thành bảo thủ nhất của đảng.

(CaliToday)

Trí Nhân Media


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét