2-5-2018
Hình bên: Sự trỗi dậy của con rồng Trung Hoa (The Awakening of the Chinese Dragon). Ảnh: Pakistantoday
Trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2016, ông Donald Trump
tuyên bố sẽ chăm lo cho nước Mỹ trước hết, các nươc đồng minh như Nam Hàn, Nhật,
NATO.. sẽ phải đóng góp thêm, nước Mỹ sẽ không giữ vai trò lãnh đạo như
xưa. …Đường lối của ông khiến nhiều nước bạn Hoa Kỳ nhất là tại Á châu, Âu châu
hết sức lo ngại vì họ sắp bị bỏ rơi hàng loạt….Nhưng theo thăm dò được biết bà
Clinton có tỷ lệ ủng hộ cao hơn ông Trump rất nhiều khiến họ an tâm, chính sách
sẽ không thay đổi.
Lên làm Tổng thống, vì từ bỏ Hiệp định thương mại TTP, Hiệp
định khí hậu Paris.. ông Trump đã bị thế giới chỉ trích, lên án là vô tích sự,
từ bỏ vai trò lãnh đạo giao đại lộ thênh thang cho Trung Cộng, dành cho nước
này món quà to lớn….Từ nhiều tháng qua, cho tới nay người ta vẫn thường chê
bai, lên án Donald Trump vì chỉ lo cho Mỹ nên đã lơ là vai trò lãnh đạo, trên
thực tế nhiều người hiểu sai vì vô tình hoặc cố ý chủ trương, lời tuyên bố của
ông. Thí dụ ông nói các nước trong khối NATO phải tăng Ngân sách quốc phòng lên
2% Tổng sản lượng của họ, người ta lại nói ông đòi các nước phải tăng đóng góp
chi phí cho NATO lên 2% TSL kinh tế.
Nay theo số thống kê 2015 (1) toàn bộ ngân sách quốc
phòng của các nước khối NATO là 904 tỷ (Mỹ kim), riêng Mỹ NSQP là 595 tỷ (gần
600 tỷ), khoảng 3% TSL. Ngân sách QP của 28 nước hội viên (không kể Mỹ) là 304
tỷ như vậy Mỹ đã gánh gần hết trách nhiệm của NATO vì NSQP của Mỹ gấp hai lần
NSQP của 28 nước kia cộng lại. Nay chỉ có 4 nước hội viên đóng đủ 2% TSL cho
NSQP (Estonia 2.16% (thuộc địa cũ Nga), Hy Lạp 2.38%, Ba Lan 2%, Anh 2.21%) nên
Mỹ yêu cầu họ tăng NSQP để tự bảo vệ hơn lên cho chính họ trước và để bớt gánh
nặng cho Hoa Kỳ.
Lại nữa đây không phải là ý kiến chủ trương mới của TT Trump
mà đã có từ chính phủ trước nhưng họ chỉ nhắc sơ qua, còn ông làm mạnh hơn,
chính phủ trước nói ra thì không sao, ông Trump nói ra là có chuyện.
Trung Cộng sẽ lãnh đạo Thế giới
Trước hết chúng ta hiểu, hoặc định nghĩa thế nào là lãnh đạo
thế giới: Vatican chỉ là một quốc gia rất nhỏ nhưng lãnh đạo một tôn giáo lớn
trên thế giới, Thụy Điển, một nước nhỏ dân số chừng 10 triệu nhưng dã lãnh đạo
thế giới về giải thưởng Nobel mà nay không có giải thưởng nào cao quí bằng.
Thành Vienne Áo Quốc là Thủ đô âm nhạc cổ điển Âu châu và cả thế giới.
Sự thực không phải vì TT Trump từ bỏ vai trò lãnh đạo khiến
Trung Cộng lên ngôi siêu cường như nhiều nhận định đăng trên BBC, RFI hiện nay,
mà nhiều tác giả đã tiên đoán vai trò của Trung Cộng từ một, hai thập niên trước.
Cách đây trên 20 năm, cựu Bộ trưởng Quốc phòng McNamara đã nhận định:
“Giữa thế kỷ sau, một số quốc gia mà chúng ta gọi là thuộc
thế giới Thứ Ba sẽ phát triển phi thường về dân số và kinh tế mà sẽ trở thành động
lực lớn trong bang giao quốc tế …….
…..Nếu Trung Cộng có tham vọng thực hiện được mục tiêu kinh
tế của họ vào thập niên 2,000 và giữ được tỷ lệ tăng trưởng cao trong nửa
thế kỷ sau, khối dân số 1 tỷ 6 của họ sẽ có một lợi tức và ảnh hưởng tới
các nước Tây Âu giữa thế kỷ 20. Tổng sản lượng kinh tế (GDP) sẽ vượt qua Mỹ,
Tây Âu, Nhật hay Nga. Trung Cộng sẽ là một siêu cường đáng gườm….”(2)
Gần 10 năm qua nhiều tác giả đã cảnh báo về vai trò lãnh đạo
mới của Trung Cộng như ký giả Anh Martin Jacque năm 2009 xuất bản cuốn The Rise
of the Middle Kingdom and the End of the Western World: Sự Hưng Thịnh Của Trung
Hoa Và Ngày Tàn Của Tây Phương. Khi in tại Mỹ nó đổi tên là “When China Rules
the World: The End of the Western World and the Birth of a New Global Order”
“Khi Trung Cộng Thống Trị Thế Giới: Ngày Tàn Của Tây Phương Và Sự Ra Đời Của Trật
Tự Mới trên Thế Giới” Tác giả lý luận Trung Cộng nắm ưu thế sẽ thay đổi cục diện
chính trị và văn hóa thế giới.
Nhưng cũng có tác giả, ký giả khác lại phản bác nhận định
trên: Will Hutton, người Anh tác giả của “The Writing on the Wall: China and
the West in the 21st Century” Viết Trên Tường: Trung Cộng Và Tây Phương Trong
Thế Kỷ 21, xuất bản năm 2007. Ngày 21-6-2009 ông Will Hutton viết trên tờ
Observer nhận xét rằng ngay tựa đề cuốn sách của Martin Jacques có vấn đề,
Trung Quốc không có triển vọng nào để thống trị thế giới. Chính sách độc tài của
họ là một nhược điểm, mô hình kinh tế Trung Cộng nay chủ yếu dựa trên xuất khẩu
và tiết kiệm không thể tồn tại mãi. Và để thay đổi điều này cần có sự thay đổi
về chính trị. Theo ông Tây Phương vẫn sẽ dẫn đầu thế giới trong tương lai.
Tôi xin nói lần lượt các lãnh vực kinh tế, quân sự, chính trị
xã hội
Kinh tế
Trong mấy thập niên vừa qua, kinh tế Trung Cộng đã tiến vượt
bực, tỷ lệ tăng trưởng trung bình 10 chấm khiến Tổng sản lượng kinh tế của họ
nay (2017) gần 12,000 tỷ Mỹ Kim (11,937 tỷ), bằng hơn một nửa của TSL Mỹ
(19,360 tỷ), hiện nay Trung Cộng là nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới.
Xin có vài nét
Năm 1952 Tổng sản lượng Trung Cộng rất khiêm tốn, chỉ
có 30 tỷ Mỹ kim thôi, đến 1962 tức mười năm sau TSL tăng khiêm tốn lên 47 tỷ,
năm 1972 tăng 113 tỷ, năm 1983 (10 năm sau) tăng thành 304 tỷ. Như vậy trong 30
năm từ 1952 tới 1983 TSL Trung Cộng tăng tư 30 tỷ tới 304 tỷ hay nói khác đi từ
bạc chục tới bạc trăm.
Mười năm sau tức 1993 TSL của họ tăng lên 619 tỷ, bước sang
thập niên 2000 kinh tế của họ bắt đầu đi hia bẩy dặm, 10 năm sau tức 2003 TSL
lên 1,660 tỷ (một ngàn 660 tỷ), tới 2013 lên 9,611 tỷ (9 ngàn 611 tỷ) và bây giờ
năm 2017 TSL của họ lên gần 12 ngàn tỷ.(3)
So sánh với Tổng sản lượng Mỹ-Hoa từ 1970 tới nay ta thấy
Hoa Lục tiến rất nhanh từng thập niên
Năm 1970 TSL Mỹ là 1,075 tỷ. TSL Trung cộng 89 tỷ
Năm 1980 TSL Mỹ 2,862 tỷ. TSL TC lên 305 tỷ
Năm 1990 TSL Mỹ 5,979 tỷ, TSL TC lên 398 tỷ
Năm 2000 TSL Mỹ 10,284 tỷ, TSL TC lên 1,214 tỷ
Năm 2010 TSL Mỹ 14,964 tỷ, TSL TC lên 6,066 tỷ
Năm 2015 TSL Mỹ 18,036 tỷ, TSL TC lên 11,158 tỷ
(GDP in the United States and leaders)
Về tỷ lệ tăng trưởng ta thấy từ 1992 tới đầu thập niên 2000
tăng trưởng khoảng hơn 10 chấm, từ 2002 tới 2012 cũng vậy, hơn 10 chấm, nhưng từ
2012 tới nay chậm lại từ 7.9 tới 6.9. Từ ngày theo kinh tế tự trường vào năm
1978, Trung Cộng là một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất
thế giới (Wikipedia Economy of China, China’s Historical GDP for 1952 –present)
Nay tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ tuy cao hơn mấy năm trước
nhưng chỉ ở mức 3%, còn thua Trung Cộng nhiều, người ta dự đoán nếu cứ chênh lệch
như thế, có thể 10 hoặc 15 năm Trung Cộng sẽ trở thành nên kinh tế lớn nhất thế
giới.
Kinh tế Hoa Lục nay dựa trên xuất cảng, năm 2017 tổng cộng
2. 26 ngàn tỷ (Mỹ Kim), trong đó 94% là hàng sản xuất công nghiệp tới các
nước theo tỷ lệ: Mỹ 18.3%, khối Liên Âu 16.1%, Hồng Kông 13.8%, Nhật 6.1%, Nam
Hàn 4.5%, các nước khác 41.2%.
Hoa Lục nhập cảng 1.84 ngàn tỷ theo tỷ lệ Liên Âu 13.1%, Nam
Hàn 10%, Nhật 9.2%, Đài Loan 8.8%, Mỹ 8.5%, các nước khác 50.4%
Người ta nói nay họ là một công xưởng lớn sản xuất đồ tiêu
dùng cho cả thế giới.
Peter Navarro, tác giả cuốn Death by China đã nhận định
Trung Cộng vi phạm mậu dịch quốc tế bằng trợ cấp xuất cảng bất chính, chính
sách tiền tệ ma mãnh khiến hàng Tầu tràn ngập thị trường Hoa Kỳ (illegal export
subsidies and currency manipulation, effectively flooding the U.S. markets”).
Ông nói các công ty Mỹ không thể cạnh tranh được vì họ không cạnh tranh với các
công ty Tầu mà phải cạnh tranh với chính phủ Trung Cộng (American companies
cannot compete because they’re not competing with Chinese companies, they’re
competing with the Chinese government.”)
Hàng Hoa Lục rẻ nhờ:
-Khối nhân công rẻ mạt của đất nước một tỷ ba người
-Trợ giúp của chính phủ
-Chính sách hạ giá đồng Nhân dân tệ
-Xử dụng nguyên liệu bẩn, rẻ và độc hại như than
Ăn trộm ăn cắp kỹ thuật Mỹ, Tây phương, Nhật…
Những động cơ sản xuất trên khiến cho hàng hóa rẻ mạt của họ
tràn ngập khắp nơi, có khi rẻ gấp hai, gấp ba hàng Mỹ. Hoa Lục luôn cho gián điệp
kinh tế theo dõi ăn trộm ăn cắp thông tin kỹ thuật để sản xuất hàng cạnh tranh.
Chính sách mậu dịch của họ bất chính, gian trá theo kiểu Cộng sản da vàng khác
với đường lối chính qui của Tây phương. Mặc dù đã được vào WTO từ lâu, Hoa lục lợi
dụng sự ngây thơ, dễ dãi của Mỹ và các nước giầu để trục lợi bất hợp pháp
Kinh tế Hoa Lục nay công nhận quyền sở hữu tài sản tư nhân, đồng thời nhà nước vẫn nắm quyền trong các lãnh vực chiến lược
như kỹ nghệ nặng, sản xuất năng lượng. Doanh nghiệp tư nhân mở rộng mạnh mẽ với
khoảng 30 triệu doanh nghiệp. Theo báo cáo của Đại học Bắc kinh cho biết năm
2012, 1% số gia đình giầu có tại Hoa Lục lại chiếm 1/3 (một phần ba) giá trị
tài sản toàn quốc, khoảng 25% (một phần tư) gia đình nghèo chỉ chiếm 1% giá trị
tài sản toàn quốc, chênh lệch giầu nghèo thật ghê sợ, tồi tệ. Kể từ khi bắt đầu
tự do hóa kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc nằm trong số các nền kinh tế tăng
trưởng nhanh nhất trên thế giới
Tuy nhiên mặt trái của nó cho thấy nên kinh tế đứng thứ nhì
trên thế giới này có nhiều trò thiếu nghiêm chỉnh, ma mãnh để đạt mục tiêu
nhanh nhất. Nay họ Tập vội vã đưa Hoa Lục lên hàng đầu về kinh tế y hệt như kế
hoạch nhẩy vọt thập đầu niên 60 dưới thời Mao Trạch Đông.
Họ bị thế giới chỉ trích lên án mạnh vì chế tạo hàng nhái,
hàng giả, có tới 90% hàng nhái, giả trên thế giới do Hoa Lục làm ra. Những nhãn
hàng từ hạng thấp đến hạng cao được làm nhái bầy bán công khai rất rẻ, họ nhái
lại những hiệu sản phẩm nổi tiếng trên thế giới. Kỹ nghệ Trung Cộng liên
hệ tới tội phạm giả hiệu và hiện hữu nhiều đường dây buôn lậu, số hàng giả,
nhái của họ chiếm tới 70% hàng giả trên thế giới trong khoảng từ 2008-2010.
Tại Mỹ 87% hàng giả bị chính phủ bắt được làm ở Hoa Lục, tại
Bắc Kinh hàng giả được bán công khai với qui mô lớn, chính quyền chỉ cấm đoán bắt
bớ cho có lệ.
Nay kinh tế Hoa Lục chỉ nổi bật so với các nước tân tiến ở Tổng
sản lượng quốc gia lớn và tăng trường (growth) mạnh nhưng khoa học kỹ nghệ còn
yếu kém. Cách đây khoảng 5, 6 năm, một đảng viên cao cấp Trung Cộng nói nếu họ
bị cấm vận thì công nghiệp sẽ bị ngưng hoạt động vì vẫn phải nhập khẩu các linh
kiện, ngay cả TV cũng phụ thuộc nhập cảng linh kiện
Về kỹ nghệ chế tạo xe hơi họ nay Trung Cộng sản xuất về số
lượng rất lớn, từ 2009 số xe hàng năm của họ được làm nhiều hơn cả số xe của
Liên Âu, Mỹ và Nhật cộng lại, nhưng phẩm chất thì không thể sánh được. Khoảng
4, 5 năm trước báo VN đăng hình một chiếc xe hơi Tầu tại Sài Gòn bị tụt hai
bánh sau, luôn cả trục giữa đường phố. (4). Hoa Lục cũng lắp ráp nhiều xe ngoại
quốc nổi tiếng (làm gia công)
Từ 2012, xe hơi xuất cảng của Hoa Lục khoảng 1 triệu cái mỗi
năm và ngày càng tăng hơn, phần nhiều bán cho các nước đang lên như
Afghanistan, Algeria, Brazil, Cile, Ai Cập, Iraq, Iran, Libya, Bắc Hàn, Phi Luật
Tân, Nga, Nam Phi hay Syria. Xe của họ rẻ bằng nửa giá các nước khác như Toyota
chẳng hạn, họ chế xe theo thiết kế của các nước khác và lắp ráp, họ làm rẻ,
không an toàn. Về mặt phẩm tuy có cải thiện nhưng phải tới 2018 mới hy vọng
sánh được với xe nhiều nước khác.
Một khách du lịch Pháp gốc Việt sang Trung Cộng và nhận xét: “Đại đa số xe hơi toàn các hiệu xịn, nhập từ nuớc ngoài cũng
có, ráp tại nội địa cũng có.”(5)
Như vậy xe cộ bên Trung Hoa đa số là xe sang nhưng do nhập cảng
hay lắp ráp trong nước, họ không tự chế được xe riêng hoặc chỉ một số ít”
Ông du khách cho biết các thành phố lớn chỉ là cảnh phồn
vinh giả tạo.
Hoa Lục được gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế WTO từ
11-12-2001. Song song với nỗ lực gia tăng sản lượng để xuất khẩu kiếm lời, họ
đưa ra quốc sách đánh cắp thông tin, kỹ thuật của Mỹ cũng như các nước tân tiến
khác trên thế giới
Với đà tăng trưởng kinh tế vượt trội Mỹ như hiện nay, có thể
5 hay 10 năm Tổng sản lượng của Hoa Lục vượt và hơn Mỹ được không? Khi hai xe
chạy cùng chiều, chiếc xe chạy sau tốc độ nhanh hơn xe trước thì nó sẽ đuổi kịp
rồi qua mặt. Trên thực tế khoảng giữa và cuối thập niên 80, người ta tiên đoán
Nhật là siêu cường kinh tế vượt qua Mỹ vì tăng trưởng của họ cao hơn nhưng cuối
cùng nay Nhật vẫn còn thua xa Mỹ.
TSL của họ nay (2017) vào khoảng 60% TSL Mỹ, tăng trưởng gấp
hai Mỹ, cho dù TSL của Trung Cộng sẽ bằng và vượt TSL Mỹ trong thập niên sắp tới,
họ có thể lãnh đạo kinh tế Thế giới được hay không? Chúng ta cần chú ý kinh tế
Hoa Lục sẽ có thể vượt Mỹ về TSL mà thôi, nghĩa là về Số Lượng nhưng về
phẩm chất thì còn lâu lắm mới có thể bằng Mỹ. Trên thực tế cho dù họ đạt
được mơ ước là nền kinh tế lớn nhất thế giới về TSL nhưng một nền kinh tế không
phải chỉ đánh giá bằng TSL vì nó còn vấn đề khoa học công nghiệp, sản xuất kỹ
nghệ nặng, mức sống người dân…
Về lợi tức theo đầu người nay Hoa Kỳ được 59,000 Mỹ kim gấp
khoảng 7 lần Hoa Lục, đứng thứ 7 trên thế giới Trung Cộng được 8,500, thứ 72.
Hoa Lục muốn người dân có mức sống ngang với Mỹ còn quá xa vời.
Điểm then chốt sống còn của kinh tế Hoa Lục là xuất cảng, một
nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất cảng, một khi bị ngăn chận vì chính trị,
kinh tế hoặc một lý do nào khác sẽ tạo thất nghiệp khủng hoảng. Các nhà lãnh đạo
Hoa Lục tưởng rằng bộ máy kinh tế của họ sẽ vận chuyển ngon lành lý tưởng mãi với
thời gian, họ nhầm to, biến chuyển của nền kinh tế không ai đoán trước được.
Kinh tế học không phải là khóa học chính xác mà chỉ là một bộ môn khoa học nhân
văn có giá trị tương đối.
Nói về khoa học kỹ thuật nay Hoa Lục hiện chưa trưởng thành,
còn đưa các gián điệp kinh tế ăn trộm ăn cắp thông tin của Mỹ, Tây phương, Nhật..
thì chưa thể lãnh đạo thế giới về kinh tế. Hàng hóa xuất cảng của họ đa số là
hàng tiêu dùng từ trung cấp trở xuống như áo quần, dầy dép, máy móc nhỏ…
Họ hốt bạc nhờ khối nhân lực đông và rẻ, trợ cấp của chính phủ, phá giá đồng
Nhân dân tệ, ăn trộm ăn cắp thông tin của các nước tân tiến nên hàng Hoa Lục rẻ
không ngờ, có khi gấp hai, gấp ba hàng Mỹ ….Về mặt phẩm, khoa học công nghiệp
Hoa Lục còn lâu mới theo kịp Nam Hàn, Nhật Bản, Tây phương vì chưa có sáng kiến
nào hơn ngoài đánh cắp thông tin, kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật của họ còn tồi tệ
đến độ chưa chế tạo được viên bi thép trên đầu bút BIC vì kỹ nghệ luyện kim còn
quá kém.
TT Trump chỉ trích Trung Quốc cướp công việc của người Mỹ, mỗi
năm họ kiếm lời của Mỹ 300 tỷ đô nhờ mậu dịch dối tra, ma mãnh, cứ ba năm
họ gửi ngân hàng gần một nghìn tỷ của Mỹ (mua công khố phiếu)
Thời TT Bush con, Mỹ đã mất 2.4 triệu việc làm vào tay Hoa Lục
ba tháng đầu năm 2011, kinh tế TC tăng rất nhanh khiến 14,4 triệu người Mỹ mất
việc.
Khác với sự “lạc quan” của ông bộ trưởng tài chính, TT Trump
cho rằng Mỹ không thể chịu nổi nữa khi thâm hụt thương mại lên tới 500 tỷ USD
hàng năm như hiện nay và rằng 40 năm qua, Mỹ đã thiệt thòi quá nhiều.
Quân sự
Trang Hỏa lực toàn cầu (6) đã xếp hạng thứ bậc các nước về
quân sự trên thế giới, họ dựa trên khả năng tác chiến qui ước cả về Hải, Lục,
Không quân cũng như tài nguyên, địa lý, tài chính của nước ấy. Mười nước đứng đầu
về quân sự gồm Hoa Kỳ, Nga, Trung Cộng, Ấn Độ, Pháp, Anh, Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức,
Ý…. Sau đó Nam Hàn thứ 11, Ai Cập thứ 12… Do Thái 16… Đài Loan 19, Bắc Hàn thứ
23…
Từ 1992 tới 2002 Ngân sách quốc phòng Hoa Lục tăng
khiêm tốn từ 7 tỷ tới 20 tỷ, nhưng 10 năm sau NSQP của họ tăng vọt gấp hơn 5 lần
(7): năm 2002 tới 2012 tăng từ 20 tỷ tới 107 tỷ. Những con số này do Hoa Lục
đưa ra. Họ càng phồn thịnh về kinh tế lại càng tăng cường quân sự khiến Mỹ, các
nước Đông nam Á lo ngại. Những năm gần đây thời Tập Cận Bình họ cũng tăng NSQP
với tỷ lệ cao: Năm 2014 NSQP là 132 tỷ, năm sau 2015 lên 141 tỷ, năm 2016 lên
147 tỷ, năm 2018 lên 175 tỷ.
Từ đó người ta nhận ra sự sai lầm của Mỹ và Tây phương, họ
tưởng là canh tân nước Tầu cho thịnh vượng nó sẽ từ bỏ Cộng Sản độc tài để trở
thành Quốc gia dân chủ tự do. Người Mỹ cuối cùng đã đi từ sai lầm này tới sai lầm
khác.
Vũ khí Nguyên tử
Năm 1964 Trung Cộng thử bom nguyên tử lần đầu tiên, năm 1967
họ thử bom khinh khí lần dầu. Vào năm 2015 Mỹ ước lượng Hoa Lục có vào khoảng
260 đầu đạn NT (warhead) trong kho (8).
Số đầu đạn nguyên tử của Hoa Lực so với Mỹ thật là một trời
một vực: Mỹ là nước đầu tiên và duy nhất nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử,
các nước khác chỉ đánh cắp tài liệu như Nga, Trung Cộng hoặc được Mỹ giúp… Từ
1940 tới 1996 Mỹ đã chi 8,890 tỷ đô la (theo giá tiền ngày nay) trong việc
chế tạo vũ khí nguyên tử. Từ 1945 Mỹ đã chế tạo khoảng hơn 70,000 đầu đạn
nguyên tử, nhiều hơn tổng số đầu đạn nguyên tử của các nước trên thế giới cộng
lại (9). Kho vũ khí NT của Mỹ nhiều nhất là 31,355 đầu đạn vào năm 1967, nay chỉ
còn 4,018.
Không lực
Mỹ có tổng cộng 13,444 phi cơ quân sự đứng đầu thế giới về số
lượng, (chưa kể 6,084 trực thăng và 957 trực thăng chiến đấu). Số máy bay của Mỹ
gần bằng số máy bay của 9 cường quốc đứng đầu về không quân trên thế giới cộng
lại (15,000). Trung Cộng có 2,942 chiếc đứng vào hàng thứ ba sau Nga (thứ nhì
3,547 chiếc). Máy bay của Trung Cộng từ 1949 cho tới thập niên 80 do Nga chế tạo
hoặc xây dựng hạ tầng cơ sở.
Cuối thập niên 80, năm 1987 không quân Trung Cộng thiếu kỹ
thuật trầm trọng nhất là so với đối thủ không lực Sô Viết, họ cần có phi cơ tân
tiến hơn, máy bay chiến đấu mạnh hơn. Tây phương hợp tác với Hoa lục để canh
tân không quân, mặc dù Tây phương giúp đỡ họ nhiều thập niên 80 để chông Sô viết
nhưng tới 1989 mọi sự viện trợ, giúp đỡ bị cắt hết vì vụ đàn áp đẫm máu Thiên
An Môn. Sau khi Sô Viết sụp đổ 1991, Liên bang Nga trở thành nguồn cung cấp
chính về vũ khí cho Hoa Lục (10).
Theo báo cáo của Ngũ Giác Đài năm 2015,
Không quân Trung Cộng có khoảng 600 máy bay tối tân (trong số gần 3,000
phi cơ), còn lại là những phi cơ cũ phần lớn do Nga chế tạo hoặc giúp sản xuất.
Thập niên 50, 60 Trung Cộng được Nga xây dựng các cơ sở
sản xuất kinh tế cũng như quân sự, thời gian này Hải quân Hoa Lục được chuyên
gia Sô Viết giúp đỡ, cố vấn xây dựng kỹ thuật. Cho tới những năm 1987, 88…Hải
Quân Hoa Lục phần lớn chỉ là giang đĩnh chạy trên sông lạch sông ngòi và tầu
duyên phòng, riverine and littorial force (tức brown-water navy). Nhưng thập
niên 1990 khi Sô Viết sụp đổ, Trung Cộng không phải lo đương đầu tại biên giới
(Nga-Hoa) mà hướng về phía biển đông. Năm 2009, tức 8 năm trước đây họ mới hướng
Hải quân về đại dương (green-water navy) (11), trước thập niên 1990 Hải quân của
họ chỉ có vai trò phụ thuộc. Như vậy từ 1992 Hoa Lục từ bỏ Hải quân nước nâu
(sông ngòi) để hướng về Hải quân nước xanh (đại dương) vì không còn phải lo đối
đầu với Sô Viết tại biên giới.
Về số lượng tầu hải quân, Hoa Lục nhiều hơn Mỹ nhưng còn
trong tình trạng lạc hậu không những với Mỹ mà cả với Hải quân Nhật. Cách đây
khoảng bốn năm, báo trong nước, Hải ngoại cho biết một ông Tướng 4 sao Nhật chê
Hải, Không quân Trung Cộng còn lạc hậu về huấn luyện, kỹ thuật từ 10 tới 20 năm
so với Nhật. Trung Cộng mới canh tân Hải quân từ 2009 tới nay, trước đây vẫn xử
dụng những tầu cũ kỹ do Sô Viết chế tạo
Năm 1998 Trung Cộng mua lại một tầu cũ của Ukraine, đến năm
2011 họ cho đóng xong thành Tầu sân bay đầu tiên (Liêu Ninh). Đây chỉ là Hàng
không mẫu hạm loại nhỏ trọng tải 33,000 tấn chỉ bằng 1/3 HKMH Mỹ, chỉ dùng để
huần luyện.
Chính trị, xã hội
Muốn lãnh đạo chính trị, một cường quốc phải có những ưu điểm
nổi bật như các nước Mỹ, Anh, Pháp.. Họ có một nên dân chủ tự do kiểu mẫu,
công bằng, tôn trọng nhân vị, nhân quyền, nhân phẩm con người… Phải có những
giá trị tinh thần cao đẹp để các nước khác ngưỡng mộ, kính nể, học hỏi…Chẳng
lẽ lãnh đạo thế giới để làm gương cho các nước khác bằng cái chế độ độc tài đảng
trị đàn áp nhân quyền, nhân phẩm con người thì không những chẳng có ai muốn học
hỏi, mà còn lên án chửi rủa nữa là khác.
Một siêu cường muốn lãnh đạo thế giới về xã hội, văn hóa…
trước hết phải có nên văn minh nhân bản, trật tự, kỷ luật, tôn trọng quốc tế
công pháp…không thể là một nước coi thường luật lệ chung của nhân loại. Một điều
khó hiểu là cách đây mấy ngàn năm, nước Trung Hoa cổ truyền bá văn minh cho các
nước Hàn, Nhật.. Họ dậy các dân tộc Hàn, Nhật.. cầy cấy, dệt vải, chữ nghĩa,
văn học, thi ca…nhưng nay Hoa Lục trên thực tế về tổ chức xã hội không văn minh
bằng Nam Hàn, Nhật Bản.. về nhiều phương diện. Xã hội Nhật tổ chức chặt
chẽ kỷ luật hơn xã hội Hoa Lục nhiều
Trên thực tế xã hội Trung Hoa ngày nay luộm thuộm, môi trường
bị ô nhiễm trầm trọng. Du khách Hoa Lục bị các nước chỉ trích là thiếu tế nhị,
cần học tập nếp sống văn minh khi ra ngoại quốc. Hoa Kỳ có nhiều trường đại học
danh tiếng được sinh viên các nước theo học, ái nữ chủ tịch Tập Cận Bình du học
tại Harvard. Trung Cộng chẳng bao giờ theo kịp Mỹ về phương diện giáo dục.
Kết Luận
Trung Cộng có thể đuổi kịp Hoa Kỳ về Tổng sản lượng chưa thể
thành lãnh đạo kinh tế thế giới. Một nước lãnh đạo kinh tế thế giới cần phải có
khả năng bao vây kinh tế các nước khác như Hoa Kỹ đã làm
Họ chưa đủ trình độ khoa học cao để có thể chế tạo các mặt
hàng điện tử tinh vi như Nam Hàn hoặc xe hơi như Nhật, Đức. TV, điện thoại tinh
khôn của Nam Hàn nổi tiếng trên thế giới hiện nay mang lại cho đất nước nhiều lợi
nhuận, trong khi xe Toyota Camry của Nhật bán chạy nhất nước Mỹ, xe Toyota
Corolla bán chạy nhất thế giới. Tăng trưởng kinh tế Trung Cộng cao không phải
vì sản xuất được những mặt hàng tốt như Nam Hàn, Nhật mà nhờ khối nhân công rẻ
và chính sách gian giảo, không nghiêm túc của chính phủ về tiền tệ, trợ cấp,
dùng nhiên liệu xấu, đánh cắp thông tin công nghiệp….
Điểm then chốt là khoa học kỹ nghệ của Trung Cộng còn thấp,
một siêu cường kinh tế không thể rình rập ăn trộm ăn cắp thông tin các nước tân
tiến mà phải có nhiều bằng phát minh, sáng chế và sản xuất hàng kỹ nghệ nặng,
hàng điện tử tinh vi, cần có nhiều nhà bác học để nghiên cứu phát minh, hướng dẫn
sản xuất đi lên.
Trên thương trường quốc tế, họ không bao giờ có khả năng
đóng máy bay lớn như Boeing, Airbus của Mỹ và Tây Âu…
Tựa đề của bài viết có tên tác giả và tên báo Tuổi Trẻ của Đảng
Nhà Nước CSVN ra 03/04/2018 trên online. Trung Quốc được gọi là một đại
công xưởng của thế giới, nhưng chỉ đi gia công cho nước khác. Chuyện dưới đây
trích trong quyển sách “China’s Great Wall of Debt” của tác giả Dinny McMahon.
Trung Quốc làm ra 80% bút bi của thế giới hàng năm, nhưng theo Thủ tướng TQ Lý
Khắc Cường, không cây viết nào đạt chuẩn vì họ không thể luyện kim tinh vi,
Trung Quốc không có khả năng chế tạo viên bi thép bé xíu ở đầu ngòi viết nên đã
phải nhập cảng viên bi từ Nhựt, Đức.. TQ có 3.000 nhà sản xuất bút bi, cả
3.000 đều phải nhập cảng hầu hết viên bi họ cần từ Đức và Nhật Bản,
(12)
Môt cường quốc kinh tế mà chưa làm nổi viên bi cây viết BIC
thì chưa thể tiến lên lãnh đạo kinh tế toàn cầu vì khoa học còn kém, luyện kim
chưa đủ tiêu chuẩn.
Về quân sự, mặc dù Hoa Lục gia tăng ngân sách quốc phòng
nhưng chưa biết đến bao giờ có thể lãnh đạo thế giới về quân sự. Tổng sản lượng
kinh tế của họ tăng mạnh, cho dù bằng hay vượt qua Mỹ họ cũng không thể ngang
hàng Mỹ về quân sự.
Nay TSL Hoa Lục 11,937 tỷ gấp 8 lần TSL Nga (1,469 tỷ), dân
số Tầu (1 tỷ 3) gần gấp 10 lần Nga (145 triệu) nhưng vẫn đứng sau Nga về quân sự
(nhất Mỹ, nhì Nga, ba Trung Cộng) vì ngoài kinh tế còn những tiêu chuần khác
như kho vũ khí, số lượng và nhất là trình độ khoa học quốc phòng. Nga không bằng
Mỹ về khoa học kỹ thuật nhưng hơn hẳn Hoa Lục, từ thập niên 50 Sô Viết đã giúp
Trung Cộng mở mang các cơ sở Quốc phòng, chế tạo vũ khí. Nay Ngân sách quốc
Phòng của Mỹ 700 tỷ khoảng gấp 4 lần NSQP Hoa Lục (13)
Một nước lãnh đạo quân sự cần phải có nhiều căn cứ trên thế
giới, nhiều hạm đội đóng tại Á châu, Âu châu, Trung Đông…như Hoa Kỳ, có khả
năng can thiệp nhanh chóng mọi nơi, nay Trung Cộng chưa biết đến bao giờ mới
có. Muốn có đạo quân viễn chính để can thiệp những nơi xa xăm họ chưa có hạm đội
mạnh, nhất là Hàng không mẫu hạm để đưa hỏa lực không quân tới yểm trợ. Hải
quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng tháng 12-1941 đã mở màn cho thời đại Tầu sân
bay. Nay Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về Hàng không mậu hạm với 10 chiếc khổng lồ
100 ngàn tấn, khả năng chở từ 80 phi cơ trở lên, ngoài ra thêm 2 chiếc trừ bị
và 9 cái loại trung bình cho trực thăng và phản lực lên thẳng.
Năm 2002 Trung Cộng mua một tầu cũ của Ukraine về đóng thành
tầu sân bay Liêu Ninh năm 2011, một loại nhỏ 33,000 tấn chỉ dùng để huấn luyện.
Hiện họ đã đóng thêm một HKMH khác chưa đưa vào xử dụng và dự định đóng thêm vài
tầu nữa. Họ mới canh tân Hải quân gần đây chưa được 10 năm. Ý thức được tầm
quan trọng của Tầu sân bay, Trung Cộng cho đóng thêm để hy vọng đưa Hải quân của
họ đi viễn chinh cạnh tranh với Mỹ.
Nay Hải quân Trung Cộng còn lạc hậu so với Hải quân Nhật, so
với Mỹ tầu sân bay Hoa Lục chỉ ở giai đoạn tập sự. Hải quân Mỹ ví như một ông
lão già thì Hải quân Hoa lục chỉ là một đứa trẻ lên 5, lên 10, không biết đến
bao giờ mới đuối kịp Mỹ. Từ sau Thế chiến Mỹ đã xây dựng một lực lượng Hàng
không mẫu hạm hùng mạnh, lớn nhất thế giới mà không quốc gia nào có thể thực hiện
được vì nó vô cùng tốn kém và đòi hỏi một trình độ khoa học quốc phòng rất cao.
Ngân sách Quốc phòng Nga, Anh, Pháp…vào khoảng trên dưới 50 tỷ, trong khi chi
phí đóng một HKMH mới của Mỹ vào khoảng 13 tỷ. Siêu cường Nga chỉ có một HKMH hạng
trung bình, bằng một nửa tầu Mỹ, các nước khác chỉ có những tầu loại nhỏ, chở
được vài chục máy bay, lỗi thời, cũ kỹ chỉ có tính tượng trưng cho vui
thôi.
Trung Cộng chưa biết đến kiếp nào mới lãnh đạo thế giới về
quân sự vì vẫn chủ trương quốc sách đánh cắp thông tin, bí mật quốc phòng của Mỹ
và các nước tân tiến khác.
Về xã hội, ông Phan Cao Tri, người Pháp gốc Việt mới du lịch
nước Tầu về cho biết trộm cắp móc túi thịnh hành. Xe hơi chạy ẩu không nhường
cho khách bộ hành, số nạn nhân bị xe cán chết như rươi mỗi ngày.
Xử dụng nhà vệ sinh phải mang theo giấy đi cầu, 90% nhà cầu
bên Tầu không có giấy chùi. Các nhà hàng, khách sạn.. sở dĩ không có giấy vì hễ
để cuộn giấy ra là họ ăn cắp ngay. Dân còn quá nghèo mặc dù nhà nước cho biết lợi
tức theo đầu người của họ khoảng hơn 8,000 Mỹ kim, những con số do các nước
CS đưa ra không đáng tin cậy
Các nhà cầu, vệ sinh tại các khách sạn và các địa điểm du lịch
lớn: bảo tàng viện, quảng trường Thiên An Môn, Tử Cấm Thành dơ bẩn tồi tệ đến mức
khách du lịch phải hết hồn bỏ chạy. Rất nhiều du khách đi Tầu về đã nhận xét
như vậy.
Người dân còn nhiều hủ tục lạc hậu, ra đường khạc nhổ trên vỉa
hè, lối đi.
Thực ra những lời kể trên đã được rất nhiều du khách sang Tầu
nhận xét y như vậy, họ đều cho rằng đời sống người dân nhất là tại miền quê còn
nghèo và lạc hậu không văn minh như người ta tưởng.
Năm 1949, 50 người Mỹ đã sai lầm để mất Trung Hoa vào tay Cộng
Sản khiến cho đất nước vĩ đại này đã chìm đắm trong cảnh cơ hàn khốn khổ triền
miên. Họ mới ngóc đầu được gần đây nhờ mở rộng giao thương và sự giúp đỡ của Mỹ,
Tây phương. ..Năm 1950 nếu Trung Hoa Dân Quốc còn tồn tại cho tới ngày nay, nước
Tầu đã có bộ mắt văn minh tiến bộ gấp bội lần.
(1) Wikipedia- Member states of NATO
(2) Robert S. McNamara, In Retrospect, The Tragedy and
Lessons of Vietnam, trang 325
(3) Wikipedia, Economy of China, China’s Historical GDP for
1952 –present
(4) Wikipedia, Automotive industry in China
(5) Phan Cao Trí, Du lịch xứ Tầu
(7) Wikipedia: Military budget of China
(8) Wikipedia- China and weapons of mass destruction
(9)Wikipedia -Nuclear weapons and the United States
(10) Wikipedia, People’s Liberation Army Air Force
(11) Wikipedia, People’s Liberation Army Navy
(12) Vi Anh, TQ Khổng Lồ Mà Không Làm Được Viên Bi Cây Viết,
Việt Báo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét