20-5-2018
Hình bên: VKS đọc bản cáo trạng trong phiên tòa xét xử vụ án chạy thận vừa qua
Ngày mai, thứ 2, Phiên tòa xử Bác sỹ Lương lại tiếp tục: Vụ 9 người chết do lọc thận ở Hòa Bình
Thứ nhất: Chỉ cần có một chút kiến thức sơ đẳng về y khoa thì ai cũng biết: việc
lọc máu trong cơ thể (mà vẫn quen gọi là "lọc thận") là thủ thuật hết
sức tinh vi và phức tạp trong điều trị. Chỉ cần một sơ xuất nhỏ là ảnh hưởng đến
tính mạng người bệnh.
Khi các bệnh nhân tìm đến BVĐK Hòa Bình, là họ đã đặt cược cả mạng sống lẫn tiền
bạc vào Bệnh viện. Đặc biệt, tất cả các bệnh nhân này đều tìm đến BVĐK HB để
xin lọc thận, mà không hề có ai tìm đến một Công ty chuyên về nghành nước nào
đó để... lọc thận?!
Vậy mà, Giám đốc BVĐK HB đã mạnh tay ký một "Hợp đồng" giao cho bên
thứ hai, và bên thứ hai lại "bán cái" cho bên thứ 3 để làm nhiệm vụ...
lọc thận; còn Bệnh viện chỉ là trung gian cung cấp địa điểm, nhân lực, khách
hàng..., để rồi cuối cùng thu... 10%/mỗi ca?! Đây là hành vi cực kỳ nghiêm trọng;
được biết trong ngành Y tế không có văn bản nào cho phép các BV được phép
"bán bệnh nhân" kiểu như vậy. Và chính việc "bán cái" này
là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của 9 người! Phải truy tố người đã liều lĩnh
đứng ra "bán cái", mà không phải ai khác!
Thứ 2: trong bất kỳ một doanh nghiệp, một cơ quan nào, thì người đứng đầu đều
phải chịu trách nhiệm chính về mọi vấn đề. Ví như tôi làm Giám đốc một Công ty
sản xuất nước uống đóng bình. Trong lúc sản xuất, tôi đã giao cho kíp sản xuất
phải có trách nhiệm, và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước mỗi bình nước xuất
ra thị trường. Song nếu nói dại, một bình nước nào đó có độc tố gây chết người,
thì người Giám đốc bị bắt đầu tiên, chứ không thể nói rằng: "Tôi đã giao
trách nhiệm cho anh công nhân chiết nước, nên anh công nhân phải chịu trách nhiệm"
mà đi bắt... công nhân!? Vậy mà ở đây, cả VKS lẫn Giám đốc BV đều cho rằng
"đã giao trách nhiệm cho người nọ, người kia" để trốn tránh trách nhiệm
là không thể được! Ai ký hợp đồng? Tiền 10% ai thu? Bệnh viện của ai? Sở Y tế
đã giao BVĐK HB cho ai quản lý? Mà sau khi "bán cái" rồi, lại bỏ mặc
bệnh nhân lẫn Y- Bác sỹ theo kiểu "Sống chết mặc bay" là điều hoàn
toàn không thể chấp nhận!
Thứ 3: về kỹ thuật: việc Giám đốc BV để mặc cho Công ty xử lý nước dùng nước
sinh hoạt chứa hàm lượng Florua (chất cấm dùng trong Y tế) cao gấp hàng trăm lần
cho phép để làm nguồn nước đầu vào cho quá trình lọc nước RO đã là sự dung túng
cho một hành động giết người. Một lõi lọc RO thương hiệu Mỹ trên thị trường VN
có giá 4-5 triệu đồng; vậy mà báo giá lên tới 60 triệu đồng/ 2 quả? Số tiền
chênh lệch đi đâu? Ông Giám đốc có biết? Và chỉ vì cái báo giá trên trời này,
mà thay vì đáng lẽ thay cả 4 lõi lọc RO hết có 16-20 triệu đồng; họ đã "tiết
kiệm" bằng cách chỉ thay 2 quả; còn 2 quả bị mang sục rửa bằng 2 loại A
xít cấm dùng trong Y tế! Và chính sự "tiết kiệm" này đã giết chết 9 bệnh
nhân bằng nguồn A xit tồn dư truyền trực tiếp vào máu?!
Vụ 9 người chết do lọc thận ở BVĐK Hòa Bình, không chỉ là vụ án mạng đặc biệt
nghiêm trọng do thiếu trách nhiệm, mà nó còn có dấu hiệu của một vụ án kinh tế!
Chỉ mới sơ qua vài vấn đề, đã rõ ràng nhận thấy một việc: tính mạng người bệnh
đã bị quá xem thường! Việc chăm lo cho sức khỏe bệnh nhân đã bị bán đi, bán lại?!...
Và đây chính là căn nguyên cơ bản dẫn đến cái chết oan uổng của 9 (chứ không phải
8) mạng người!
Vậy mà vẫn có ý kiến cho rằng: Giám đốc BV không chịu trách nhiệm vì đã... giao
nhiệm vụ cho người khác(?) thì quả cũng... liều!
P/s: Hoài Tâm chỉ là Bút danh của tôi. Còn tôi, người viết Stt này, xin chịu
trách nhiệm trước những điều mình vừa viết. Nếu có ai, cơ quan nào kiện cáo, phản
biện... Stt này, xin để lại lời nhắn ở Cm, tôi sẽ công khai tên, địa chỉ, ĐT...
và sẵn sàng hầu Tòa cũng như đối chứng...
* Nhắn các bác Quan Tòa và VKS Hòa Bình: Các bác ơi; truyền Florua, truyền Axit
Clohydric, Axit Flohydric vào mạch máu, thì... bố các bác cũng chết, chứ nói gì
đến các bệnh nhân suy thận vốn rất gầy còm ạ?
(Đây, 4 cái cột lọc RO xuất xứ từ Mỹ. Giá hôm ấy người ta chỉ cần thay nốt 2
cái lõi bên trong với giá 8 triệu đồng/2 lõi thay vì báo giá 60 triệu đồng/2
lõi, thì 9 bệnh nhân đã không phải chết).
Theo cáo trạng, các bị cáo Hoàng Công Lương
(32 tuổi, bác sĩ khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình) và Trần
Văn Sơn (28 tuổi, cán bộ phòng vật tư) bị truy tố về tội "Thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Bùi Mạnh Quốc (32 tuổi - nguyên Giám đốc Cty
TNHH xử lý nước Trâm Anh) bị truy tố về tội "Vô ý làm chết người".
Cáo trạng xác định, Quốc trực tiếp sửa chữa,
bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 của đơn nguyên thận nhân tạo tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Quốc đã sử dụng hỗn hợp Axit Flohydric (HF) và
Axitclohydric (HCL) để sục rửa các vỏ màng lọc làm tồn dư lượng hóa chất lớn
trong hệ thống nước.
Hai loại hoá chất trên không có trong danh mục
được dùng trong y tế.
Cơ quan điều tra xác định, quá trình thao tác
do cẩu thả đã để tồn dư 1 lượng hóa chất lớn trong hệ thống nước, đồng thời khi
chưa tiến hành lấy mẫu nước để kiểm định theo tiêu chuẩn nhưng ngày 29/5/2017
Quốc đã đưa hệ thống lọc nước RO vào sử dụng dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng.
Bị can Sơn, người được giao kiểm tra, giám sát
việc bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2. Nhưng trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ, Sơn không trực tiếp có mặt để giám sát.
Khi giao nhận qua điện thoại vào chiều
28/5/2017, Sơn biết Quốc chưa làm xét nghiệm nước nhưng lại giao cho điều dưỡng
viên của đơn nguyên thận nhân tạo.
Sơn cũng không báo cáo lãnh đạo phòng và sáng
29/5 để mặc cho đơn nguyên thận đưa hệ thống RO số 2 vào sử dụng gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng.
Cáo trạng cũng xác định bác sĩ Hoàng Công
Lương được giao trách nhiệm phụ trách chuyên môn và các hoạt động tại đơn
nguyên thận nhân tạo.
Ngày 20/4/2017, Lương thừa lệnh Trưởng khoa ký
đề xuất và biết rõ việc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 diễn ra
vào ngày 28/5/2017.
Theo cáo buộc, với trình độ, nhận thức vai trò
và trách nhiệm được giao, bị can Lương buộc phải biết rõ nước sử dụng trong lọc
máu phải đảm bảo chất lượng theo quy định.
Nhưng sáng 29/5/2017, khi nghe điều dưỡng viên
nói về việc Sơn gọi điện thông báo hệ thống nước RO đã sửa xong, ông Lương đã
không kiểm tra lại và cũng không báo cáo với Trưởng khoa theo trách nhiệm được
giao.
Bác sĩ Hoàng Công Lương sau đó ra lệnh điều
trị cho các bệnh nhân và để cho hoạt động lọc máu diễn ra bình thường, dẫn đến
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm 8 người tử vong.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét