Theo định nghĩa thông thường, “Sợ hãi là do tự vệ hay phản ứng tâm sinh lý để sinh tồn, thoát hiểm. Trạng thái lo lắng dâng cao cho mối nguy sắp sửa xảy ra bao gồm sự tàn ác hay đau đớn thể xác hoặc tinh thần xảy đến cho một chủ thể nào đó.” (dictionary.com).
Như vậy, sợ hãi do đâu mà có ? Nó đi từ khả năng lấn át của một chủ thể , một sự kiện có khả năng làm nguy hại đến sự tồn vong ngay nguy hại của một chủ thể khác.
Theo thuật ngữ của văn hoá Hy Lạp người ta dùng từ "ám ảnh" (phobo) nó thoát thai từ "sợ hãi" "khủng bố" dai dẳng nó là hậu quả của một sự sợ hãi kéo dài. Phobos là một thần Hy Lạp được vẽ lên áo giáp chiến binh để khủng bố kẻ thù.
Nhà phân tâm học nước Áo, Sigmund Freud cho rằng lo lắng nó khác với ám ảnh. Người ta lo lắng do mất tình yêu, lo lắng để chuẩn bị phản ứng với các trường hợp nguy nan và ngay cả lo lắng do sợ sự trừng phạt của lương tâm hay đấng siêu nhiên nào đó tức là sự trừng phạt của cái siêu ngã (super ego). Freud cũng đồng quan niệm cho rằng ÁM ẢNH cũng là kết quả của một cá nhân chìm đắm triền miên trong sợ hãi mà ra.
Ngày xưa thời 'ăn lông ở lỗ ', người tiền sử chắc sợ thần sấm sét , sợ thần mưa, thần gió, sợ con beo con cọp nhiều lắm vì họ ít có khả năng tự bảo vệ trước thiên nhiên hoang dã. Đó cũng là một yếu tố giúp người tiền sử dần hồi sống kết đàn để sinh tồn.
Sợ hãi là một thuộc tính cho cho mọi loài động vật, ngay con kiến khi bị động nó vội bỏ mồi chạy tán loạn nếu không sợ thì nó chạy làm gì? Mọi loài sống trong một môi trường chuyên hại nhau để tìm sự sống thì phản ứng tự vệ, phòng thủ , bỏ chạy , ẩn nấp càng mạnh mẽ hơn, linh hoạt hơn để tìm sống còn trong môi trường đó.
Khi con chim thấy người vội bay cao. Con nai, con hoẵng làm gì đứng yên khi thấy bóng người? Thời này mấy con chó lại còn nhanh chân hơn gấp bội khi thấy bóng người , nhất là "cẩu tặc?" chánh hiệu "nai vàng "? Nay, chắc rắn rít, chuột đồng thấy bóng người cũng vội lũi ngay hay trốn vào hang "nín thở, im re"!
Thì ra mọi loài càng sợ hãi loài người khi loài người tìm cách hại chúng và tiêu diệt chúng.
Nếu trong một môi trường , con người không tìm diệt, bắt chúng, thì chẳng con thú nào, côn trùng nào biết sợ là gì. Ngay cả thú hoang, huống gì những loài được thuần hóa.
Các nhà tâm lý học hay xã hội học thế giới tóm tắt nỗi sợ hãi con người nằm trong 4 yếu tố:
1- Sợ hãi con người và liên hệ con người với nhau
2-Sợ chết và những gì liên quan hay có thể gây chết cho mình
3-Sợ loài vật
4-Sợ hãi đám đông và sự tù túng chật chội.
Trong 4 yếu tố gây sợ hãi đó thì yếu tố 1 tức là NGƯỜI SỢ NGƯỜI chúng ta thấy là quan trọng nhất, đáng lo nhất hiện nay?
Chuyện này mới ghê. Thế giới hiện nay càng lúc càng loạn . Chiến tranh giữa người và người càng lúc càng khủng hoảng, trầm trọng hơn thêm. Nhân loại càng lúc càng sinh thêm nhiều mâu thuẫn thù hằn. Các điểm nóng càng lúc càng bùng phát càng nhiều, máu đổ thịt rơi ngay cả Liên Hiệp Quốc cũng không còn khả năng nào can ngăn, hòa giải nỗi. Càng nhiều lòng tham về lãnh thổ, về kinh tế, ngôi báu, độc tài, độc quyền đảng phái lại càng lắm tranh chấp. Tình hình mọi nơi càng nhiều tự ái dân tộc, sắc tộc, giáo phái, hơn thua chính kiến càng lúc càng sâu nặng, thế là nhà tù công an nhiều hơn "nấm", chiến tranh triền miên, máu đổ thành sông , xương cao tựa núi!
Hiện nay tình hình Syria càng lúc càng tệ hại, LHQ bó tay, các thế lực ác đạo như Putin, Assad, Nhà Nước Hồi Giáo tha hồ 'làm mưa làm gió'? Tổ chức nào còn dám xen vào khi ông Ban Ki moon đang ngồi 'lắc đầu' ngao ngán. Trời Trung đông vẫn 'ì xèo' tranh chấp triền miên, Biển Đông, bá quyền Bắc Kinh tha hồ tự tung tự tác coi cộng đồng thế giới 'chỉ bằng cái vung' do ỷ vào từng núi hàng rẻ nhỗm và đội quân cùng người đông hơn 'kiến cỏ"?
Hiện tình thế giới , mối đe dọa của THẾ CHIẾN THỨ BA có thể là điều đáng lo. Nguyên nhân sâu xa nhất là khủng hoảng chính trị và văn hoá chứ chưa hẳn là khủng hoảng kinh tế để có mối đe doạ của Thế Chiến Ba.
*****
Như vậy con người sống trong xã hội có nhiều nỗi sợ hãi.
Đó là cái sợ binh đao, lửa hận. Còn một cái sợ nữa là cái sợ nơm nớp của người dân sợ mật vụ, công an, hệ thống cai trị độc tài. Khi chính quyền tự xem mình là "phụ mẫu" là 'đấng chí tôn' ở những chế độ độc tài mà VN hiện nay là một ví dụ điển hình. Người dân có miệng mà không được nói, có tim óc mà không được suy nghĩ điều công bằng lẻ phải, trên cổ vẫn mãi bị cái 'gông' độc tài đảng trị mãi xích xiềng?
Cầm chén cơm ăn vẫn còn sợ, ra ngõ thì cúi đầu im lặng theo hai chữ 'cầu an". Đó là cái sợ tù đày, sợ xích xiềng chế độ, sợ những bản án phi lý lên đầu. Ngoài ra người dân VN hiện nay còn sợ 'xã hội đen' bọn trùm băng đảng cùng những sức mạnh 'đàn áp ngầm' giết hại lương dân hay trù dập những tư tưởng phản kháng trong bóng tối. Ở những nước như vậy, thì hai chữ nhân quyền là điều không tưởng và nếu có là thứ hàng 'giả mạo' thôi.
Nếu thế hết thiên tai rồi, hết dịch bệnh rồi, hết đói rồi, hết cả chiến tranh rồi, xã hội còn sợ nữa không?
Còn sợ lắm.
Đó là sợ chế độ. Những hệ thống kìm kẹp của các thể chế độc tài thiếu dân chủ là bóng tối u minh đè nặng lên đời sống tinh thần con người trong xã hội đó. Nói gì cũng sợ, viết gì cũng sợ, uất ức không dám lên tiếng đó là sợ hãi và khổ ải dù bụng không đói nhưng thiếu đói vấn đề tinh thần đó là TỰ DO DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN.
THIẾU tự do ngôn luận CON NGƯỜI KHÁC CHI CON VẬT vì bị trù dập, đày ải,theo các điều luật hình sự bất công phi lý thậm chí giết bí mật tại đồn CAkhông biết khi nào?
Nếu người ta định nghĩa "Ám Ảnh" (phobias) là hậu quả của một sự sợ hãi kéo dài lâu ngày hay nói ngược lại: khi sợ hãi kéo dài lâu năm tạo thành NỖI ÁM ẢNH thì phải chăng Xã Hội Việt Nam Hiện đang Sống Trong Một ÁM ẢNH? Nó đã Vượt Qua Sợ Hãi Trở Thành Một THUỘC TÍNH Cho Con Người Chăng?
*********
Nguồn tham khảo:
Nguồn tham khảo:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét