Lời tác giả: Xin được gửi tới các bạn cùng những vị quan tâm đến quốc sử một bài viết ngắn để giới thiệu một bài thơ của Trần Nguyên Đán, sống vào cuối đời Trần. Ông là ông nội của danh tướng Trần Nguyên Hãn và ông ngoại của anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.
Bài viết cũng nhằm mục đích thử tìm hiểu tâm trạng
Trần Nguyên Đán, nhất là quan niệm "khi thế hệ hiện tại đã không thể làm
hơn trước hoàn cảnh, thì nên dồn hết tâm lực vào việc đào luyện thế hệ tiếp nối"
của ông.
Trần Nguyên Đán là cháu bốn đời (chắt) của Chiêu Minh đại
vương Trần Quang Khải, vị anh hùng phá tan quân Nguyên ở Chương Dương và khôi
phục Thăng Long năm 1285. Cuối đời Trần Dụ tông, khi Dương Nhật Lễ muốn dứt
ngôi nhà Trần, Trần Nguyên Đán đem quân giúp Trần Nghệ tông (lúc ấy còn là Cung
Định vương) dẹp yên. Nghệ tông lên ngôi, phong Trần Nguyên Đán làm Tư Đồ.
Đến cuối đời, Nghệ tông không còn sáng suốt nữa, quá tin dùng và chỉ nghe một người em con cô là Lê Quý Ly (sau lấy lại họ gốc là Hồ Quý Ly). Quý Ly thông minh, có sáng kiến, nhưng nham hiểm, nhiều tham vọng. Trong triều nhiều người khuyên can nhưng nhà vua không nghe, có khi còn đưa những bản sớ ấy cho Quý Ly coi, khiến những người đã can phải sợ hãi, trốn tránh. Sau nhiều lần can gián không hiệu quả, năm 1385 Trần Nguyên Đán cáo quan lui về ẩn ở Côn Sơn. Bài thơ này được làm ra trong hoàn cảnh ấy.
Đến cuối đời, Nghệ tông không còn sáng suốt nữa, quá tin dùng và chỉ nghe một người em con cô là Lê Quý Ly (sau lấy lại họ gốc là Hồ Quý Ly). Quý Ly thông minh, có sáng kiến, nhưng nham hiểm, nhiều tham vọng. Trong triều nhiều người khuyên can nhưng nhà vua không nghe, có khi còn đưa những bản sớ ấy cho Quý Ly coi, khiến những người đã can phải sợ hãi, trốn tránh. Sau nhiều lần can gián không hiệu quả, năm 1385 Trần Nguyên Đán cáo quan lui về ẩn ở Côn Sơn. Bài thơ này được làm ra trong hoàn cảnh ấy.
Nhiều sử gia đời sau (Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ, Trần Trọng
Kim) phê phán Trần Nguyên Đán bằng những lời khá nghiêm khắc. Theo các vị, thuộc
tôn thất nhà Trần, lẽ ra Trần Nguyên Đán phải chia sẻ mối lo với vua, ở lại tận
lực giúp triều đình. Cáo quan lui về là một hình thức trốn trách nhiệm, chỉ
nghĩ đến bản thân. Những chê bai ấy không phải là vô căn cứ, nhưng để việc nhận
định được công bằng, có một vài sự kiện chúng ta cũng nên xét tới:
1. Theo Lược truyện các tác gia Việt
Nam của Trần Văn Giáp, Trần Nguyên Đán sinh năm 1320. Khi cáo quan về hưu
năm 1385, ông đã 65 tuổi. Ở thời trước, tuổi ấy được kể là cao. Tuổi
thọ các vua Trần từ Thánh tông đến Dụ tông chỉ từ 33 đến 57. Vị tằng tổ của Trần
Nguyên Đán, Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải, cũng chỉ 53 tuổi. Về
hưu ở tuổi 65 nên được coi là hợp lý chứ không hoàn toàn chỉ là “trốn trách nhiệm.”
2. Theo “Băng Hồ di sự lục” do Nguyễn Trãi
(cháu ngoại Trần Nguyên Đán) chép, thì Trần Nguyên Đán cũng từng can
vua về chuyện Quý Ly nhưng không thành công:
“Công tuy thân gửi suối rừng mà chí thì ở tông xã, tấm lòng
ưu ái chưa một ngày quên. Hoặc đi hoặc ở, khi động khi tĩnh, đều có ý can gián.
Rút cục Nghệ tông đều không xét đến. Do đó họ Hồ uy thế càng thịnh, kẻ xu phụ
ngày càng nhiều, thế nước ngày càng suy, không làm sao được nữa, cái chí lui về
hưu của công mới quyết.”
Tuy trong thân tộc nhà Trần nhưng liên hệ giữa
Trần Nguyên Đán với vua Nghệ tông phải đi ngược lại 4 đời (Chiêu Minh đại
vương Trần Quang Khải là em vua Thánh tông). Trong khi ấy, thân mẫu vua Nghệ
tông là cô ruột Quý Ly (giữa Nghệ tông với Quý Ly có tình anh em con cô
con cậu ruột). Nghe lời Quý Ly, nhà vua từng truất ngôi Phế đế Trần Hiện (con
vua Duệ tông, cháu gọi Nghệ tông bằng bác ruột) rồi sai người thắt cổ chết. Vì
không ưa và ngờ vực Quý Ly, con lớn của Nghệ tông là Trang Định vương
Trần Ngạc cũng bị Quý Ly sai người sát hại. Năm 1392, ít năm sau khi
Trần Nguyên Đán về hưu, một tôn thất gần Nghệ tông hơn là Trần Nhật Chương mưu
giết Quý Ly. Trước khi việc được thi hành, Nhật Chương bị Nghệ tông xử tử. Liên
hệ giữa Trần Nguyên Đán với Nghệ tông không được thân bằng mối liên
hệ giữa Nghệ tông với các nhân vật kể trên. Ông có nhiều lý
do để lo ngại.
3. Khi Trần Nguyên Đán xin về hưu năm 1385,
người cháu ngoại ông rất yêu quý là Nguyễn Trãi đã được 5 tuổi. (Nguyễn
Trãi sinh năm 1380 trong dinh thự của Trần Nguyên Đán ở Thăng Long). Thân phụ của
Nguyễn Trãi (Nguyễn Ứng Long, sau đổi tên là Nguyễn Phi Khanh), từng
được Trần Nguyên Đán nâng đỡ và che chở. Là một thư sinh giỏi, nhà nghèo, Nguyễn
Ứng Long được tuyển chọn để kèm học cho tiểu thư Trần Thị Thái, con của Trần
Nguyên Đán. Hai người yêu thương nhau, với kết quả là cô Thái thụ thai. Sợ hãi,
Nguyễn Ứng Long bỏ trốn. Khi biết chuyện, Trần Nguyên Đán nói, “Vận nước sắp hết,
biết đâu chẳng là trời xui nên thế, vị tất không phải là phúc,” rồi cho
tìm Ứng Long về, khuyên cố học hành.
Ứng Long cảm kích, chuyên tâm học và thi đỗ nhưng không được bổ dụng vì tội “con thường dân mà dám lấy con nhà quý tộc.” Do từ nhỏ vẫn sống cùng mẹ trong dinh thự của Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi được ông ngoại chăm sóc việc học. Năm 1385, Trần Nguyên Đán về hưu, cũng là dịp để đem người cháu ngoại mà ông thương mến và rất thông minh về Côn Sơn tiếp tục việc giáo huấn. Suốt thời thơ ấu, Nguyễn Trãi chịu ảnh hưởng sự hướng dẫn của ông ngoại về kiến thức cũng như về tâm hồn.
Ứng Long cảm kích, chuyên tâm học và thi đỗ nhưng không được bổ dụng vì tội “con thường dân mà dám lấy con nhà quý tộc.” Do từ nhỏ vẫn sống cùng mẹ trong dinh thự của Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi được ông ngoại chăm sóc việc học. Năm 1385, Trần Nguyên Đán về hưu, cũng là dịp để đem người cháu ngoại mà ông thương mến và rất thông minh về Côn Sơn tiếp tục việc giáo huấn. Suốt thời thơ ấu, Nguyễn Trãi chịu ảnh hưởng sự hướng dẫn của ông ngoại về kiến thức cũng như về tâm hồn.
4. Cũng theo Nguyễn Trãi trong “Băng Hồ di
sự lục,”đến cuối đời Trần Nguyên Đán đau ốm nhưng không uống thuốc. Trước
sự nài ép của con cháu, ông nói, “Thời sự như thế, ta được chết là may.
Sao còn cầu sống để thấy họa loạn?” Có vẻ như Trần Nguyên Đán tiên liệu
trước những việc họ Hồ sẽ cướp ngôi, nước sẽ đại loạn
và có thể sẽ mất. Cho rằng thế hệ của ông không còn
làm được gì, ông nghĩ đến thế hệ kế tiếp. Cháu ngoại của ông là
Nguyễn Trãi và cháu nội của ông là Trần Nguyên Hãn sau đó đã góp sức
một cách đáng kể vào việc khôi phục lại đất nước.
5. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, có lần
vua Nghệ tông đến nhà Trần Nguyên Đán để thăm bệnh và hỏi việc nước nhưng Trần
Nguyên Đán không nói gì, chỉ thưa, “Xin bệ hạ kính nước Minh như cha, yêu Chiêm
Thành như con thì nước nhà vô sự.” Căn cứ vào chi tiết ấy, sử gia Ngô Sĩ Liên
phê bình “chỉ là câu nói tầm thường.” Sử gia Trần Trọng Kim nghiêm khắc hơn,
cho là Trần Nguyên Đán “chỉ bàn những chuyện làm tôi tớ, không có chí muốn nước
mình cường thịnh.”
Sau khi Trần Nguyên Đán về ẩn dật, năm 1387 Quý Ly được cử
làm Đồng Bình Chương Sự, nắm quyền Tể tướng, coi giữ hết mọi việc. Vua Nghệ
tông còn sai người vẽ tranh tặng Quý Ly, ví Quý Ly như Chu Công Đán giúp vua
Thành vương nhà Chu, như Gia Cát Lượng giúp Hán Hậu chúa đời Tam Quốc, như Tô
Hiến Thành giúp vua Cao tông nhà Lý. Khi Nghệ tông đến thăm Trần Nguyên Đán tại
nhà riêng, không thể không có tai mắt của Quý Ly theo dõi. Trong hoàn cảnh ấy,
Trần Nguyên Đán khó có thể nói những điều ông thực sự muốn nói, có khi chỉ nguy
hại cho ông, cho con cháu ông, và cho chính vua Nghệ tông. Trong sử Trung Hoa
mà Trần Nguyên Đán chắc chắn thông thạo, không thiếu những trường hợp giả bộ
đau ốm nặng hoặc làm ra vẻ già lẫn, gàn dở, để tránh sự nghi kỵ, theo dõi của đối
phương.
Để mở đầu bài “Bình Ngô đại cáo,” Nguyễn Trãi đã viết:
“Như nước Việt ta từ trước,
Vốn xưng văn hiến đã lâu,
Sơn hà cương vực đã chia,
Phong tục bắc nam cũng khác.
Từ Ðinh, Lê, Lý, Trần, gây nền độc lập,
Cùng Hán, Ðường, Tống, Nguyên, hùng cứ một phương.
Dẫu cường nhược có lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có…”
(Bản dịch của Bùi Kỷ, được in trong Việt Nam Sử Lược của
Trần Trọng Kim).
Đọc “Băng Hồ di sự lục,” chúng ta cùng thấy rằng Nguyễn Trãi
rất ngưỡng mộ ông ngoại của mình. Người giáo huấn Nguyễn Trãi từ nhỏ và đã gieo
ảnh hưởng sâu đậm đến tâm hồn, tư tưởng của tác giả “Bình Ngô đại cáo” khó có
thể là người “chỉ bàn những chuyện làm tôi tớ” như lời phê bình có phần hơi quá
đáng của học giả Trần Trọng Kim.
Như trên đã thấy, Trần Nguyên Đán không sợ cái chết cho bản
thân. Khi lấy hiệu là Băng Hồ, ông mượn ý một câu thơ của
Vương Xương Linh, “Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ” (Một mảnh lòng băng
trong chiếc hồ bằng ngọc).
Trong những hoàn cảnh khó xử, khó nói, ông chỉ
có thể gửi tâm sự vào thơ. Bài “Dạ quy chu trung tác” được giới thiệu ở trên là
một trong những bài như thế. Câu 3 của bài thơ, “Trên chiếc thuyền quay về,
chưa yên tâm với giấc mộng sông hồ” đúng là điều sau này Nguyễn Trãi cũng viết
ra trong “Băng Hồ di sự lục”: “Công tuy thân gửi suối rừng mà chí thì ở
tông xã” (tông miếu, xã tắc, ngụ ý triều đình, đất nước).
Có một sự kiện chúng ta cũng nên chú ý:
Năm 1428, ngay sau khi đuổi xong quân Minh và công bố "Bình Ngô đại cáo," Nguyễn Trãi đã viết “Băng Hồ di sự lục” để thuật lại cuộc đời của ông ngoại mình.
Năm 1428, ngay sau khi đuổi xong quân Minh và công bố "Bình Ngô đại cáo," Nguyễn Trãi đã viết “Băng Hồ di sự lục” để thuật lại cuộc đời của ông ngoại mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét