FB Trương Nhân Tuấn
21-11-2017
21-11-2017
Hình bên: Ông Nguyễn Phú Trọng và nguyên thủ Trung Quốc trong buổi tiệc
trà hôm 13/11 (Ảnh: VOA)
Theo tôi, tình hình “trỗi dậy” trong cảnh “chết đi sống lại”
của ông chủ tịch nước Trần Đại Quang, qua Hội nghị APEC tại Đà Nẵng, vai trò tổng
bí thư của ông Trọng mờ nhạt, nếu không nói là bị “xóa bỏ”, trong những nghi thức
đón khách nước ngoài ở tầm “nguyên thủ quốc gia”.
Rõ ràng ông Trần Đại Quang đã dành lại “thẩm quyền” Chủ tịch
nước của mình, trên những “vấn đề đối nội và đối ngoại”, đúng như nội dung Hiến
pháp đã qui định. Trong khi vụ “đốt lò” của ông Trọng, người “quạt lò” là nhà
báo Huy Đức coi bộ đã “bỏ quạt”, củi khô củi ướt chất đống. Cái lò của ông Trọng
đã nguội rồi.
Vì vậy vụ khen trà TQ ngon hơn trà VN không phải là điều lỡ
lời. Ông Trọng muốn ông Tập Cận Bình ủng hộ mình trong cuộc đua cạnh tranh quyền
lực.
Theo tôi, vụ này ông Tập Cận Bình sẽ không giúp gì được ông
Trọng.
Ông Tập xuất thân là tiến sĩ luật. Những tham mưu thân cận
nhứt của ông Tập cũng là những chuyên gia, học giả... về luật. Thành công thứ
nhứt của ông Tập (khiến ông trở thành hạt nhân lãnh đạo TQ hiện đại) là đã xây
dựng được mô hình “quốc gia pháp trị xã hội chủ nghĩa”. Công cuộc này xem ra là
“dài hơi”, vì quá trình xây dựng trải qua ba đời chủ tịch TQ (Giang Trạch Dân,
Hồ Cẩm Đào và bây giờ là Tập Cận Bình).
Không một quốc gia “thành công” nào trên thế giới này không
phải là “quốc gia pháp trị”.
VN bắt chước mô hình này với tên gọi “nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa”. VN thất bại, trước hết ở “ngôn từ”, sau đó là từ nội dung cho tới
phương cách áp dụng. Bởi vì VN không ra khỏi được sự nhặp nhằng giữa “đảng” và
“nhà nước”. Đến bây giờ VN vẫn còn quan điểm “nghị quyết” của đảng “cao” hơn Hiến
pháp. Ký luật đảng cao hơn luật pháp quốc gia.
Nền tảng đã hỏng thì tất cả những gì xây dựng trên đó, không
chóng thì chầy sẽ sụp đổ.
Tập Cận Bình “thống lĩnh”, tập trung được mọi quyền lực vào
trong tay, là vì ông đã “dụng pháp” để trừng trị những đảng viên hư hỏng. Không
một ai có thể phản đối các việc làm của ông Tập. Vì tất cả các hành vi này đều
dựa lên “luật”.
VN không hề như vậy. Vụ “đốt lò”, từ ông Trọng cho đến những
nhân vật đứng ngoài “quạt lửa”, xét lại sâu xa dưới góc độ luật học, tất cả đều
phạm luật. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là thí dụ điển hình.
VN không hề là một “quốc gia pháp trị” mà là một “nhà nước độc
tài đảng trị”. Tất cả quyền lực đều nằm trong tay đảng. Nội qui của đảng cao
hơn luật pháp quốc gia.
Trong thời gian đầu ông Trọng đã “quyền biến”, thay đổi “nội
qui” đảng để “lật đổ” Nguyễn Tấn Dũng. Và bằng những thủ thuật vi hiến, ông Trọng
đã đưa “bộ ba” Quang, Phúc và Kim Ngân lên lãnh đạo nhà nước. Điều này tôi đã
viết qua. Bây giờ ông Quang vịn vào “pháp luật” để lấy lại quyền lực đối phó lại
với ông Trọng.
Hành động của ông Quang rõ ràng là “hợp pháp”. Ông Trọng (và
tay chưn) lý ra phải “vô tù” vì tội lạm dụng quyền lực (trong vụ đốt lò).
Vấn đề là ông Quang lên nắm quyền chủ tịch nước bằng một thủ
thuật của ông Trọng mà việc này “vi hiến”.
Theo tôi, ông Tập dầu có hết lòng hỗ trợ cho ông Trọng thì
việc này cũng chưa chắc thành công.
Từ chốn “thập tử nhứt sinh” trở về ông Quang không “dại”
(như ông Ba X) để ông Trọng “lật kèo”. Nhưng tính chính đáng của ông Quang có
thể bị đặt lại (trước ánh sáng của pháp luật). Tức là, nếu “bình tĩnh xem lại”,
nếu quyền lực của bộ ba Quang, Phúc và Kim Ngân được "chuyển" bằng một
phương cách "vi hiến", thì vai trò của hai ông Trương Tấn Sang và
Nguyễn Tấn Dũng vẫn chưa chấm dứt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét