Vũ Thạch
17-11-2017
17-11-2017
Tin tức từ đất nước Zimbabwe vẫn còn khá lùng bùng. Quân đội
đưa xe tăng chận các ngã đường chính tại thủ đô, và cô lập Tổng thống Mugabe tại
nhà riêng, nhưng vẫn tuyên bố trên đài truyền hình "đây không phải
là cuộc đảo chính". Tuy nhiên, ít nhà phân tích nào còn tin ông Mugabe sẽ
trở lại nắm quyền.
Kể từ đó, phần đất nổi tiếng giàu đẹp Rhodesia được đổi tên
thành nước Zimbabwe, được cai trị bởi độc đảng Zanu-PF đứng đầu là ông Mugabe,
và tiến nhanh xuống hàng chót trong bảng xếp hạng kinh tế thế giới. Nhà nước
Zimbabwe cũng xóa sạch hệ thống nông trại nhân danh đánh tư sản da trắng, phân
chia bổng lộc cho hệ thống cán bộ trung thành, và chuyên khai thác tài nguyên
đem bán. Họ nổi tiếng thế giới vào năm 2008 khi mức lạm phát lên đến 231 triệu
phần trăm (tức áp dụng tối đa công thức "cần tiền thì cứ in ra mà dùng"
của "cụ" Lê Duẫn).
Ông Mugabe cũng sử dụng nhuần nhuyễn bạo lực cách mạng
dựa trên quân đội và công an. Đặc biệt ông mời các "thầy" Bắc Hàn vào
dạy cho các lữ đoàn hung thần chuyên trấn áp quần chúng. Cứ mỗi lần cho bầu cử
mà ông có vẻ thua phiếu, hàng chục ngàn người dân tại những vùng ủng hộ ứng
viên đối lập lại bị thảm sát mặc cho thế giới lên án. Và thế là các ứng viên đối
lập lại trân trọng nhượng ghế tổng thống cho ông Mugabe rồi khép mình vào ghế
phó tổng thống hoặc chạy ra nước ngoài.
Lần này, quân đội ra tay vì mới tuần trước Tổng thống Mugabe
hạ bệ Phó tổng thống Mnangagwa để chuẩn bị nhường ngôi cho bà vợ trẻ Grace
Mugabe (thua ông 40 tuổi). Lỗi lầm của bà Mugabe là chưa lên tổng thống đã công
khai chê bai quân đội.
Zimbabwe với Robert Mugabe một lần nữa tô đậm bài học: Độc
tài, toàn trị, hay chuyên chính đều làm tan hoang đất nước, dù được bọc trong
lá cờ Phát-xít, Cộng Sản, hay Giải Phóng.
Tại sao vậy?
Lịch sử cận đại của nhân loại đã cung cấp những câu trả lời
rõ đến độ hiển nhiên:
- Điều hiển nhiên thứ nhất: Chế độ độc tài không tận dụng được
sức lực và trí tuệ của toàn dân.
Chẳng ai dại gì đổ sức ra làm chỉ để cán bộ "nhân danh
nhân dân" độc quyền hưởng thụ. Những người có lòng với đất nước cũng không
dám đề xuất sáng kiến vì có thể bị trừng phạt nặng nề nếu không hợp ý lãnh đạo.
Đặc biệt những trường hợp mới hôm nay "có công", ngày mai đã trở
thành "có tội" vì quan điểm của Đảng đã thay đổi.
- Điều hiển nhiên thứ nhì: Chế độ độc tài là ổ sinh bệnh hoạn.
Quyền lực cá nhân tuyệt đối và dành riêng cho hệ thống cán bộ
trung thành, tức tương đương hệ thống vua và chư hầu, không thể không dẫn
đến các loại bệnh hoạn ăn sâu vào xương tủy Đảng và làm hấp hối cả xã hội:
- Bệnh
tham nhũng tràn lan như một loại thuế phí bất thành văn.
- Bệnh
hoang phí trong các cung điện giữa một đất nước cạn kiệt.
- Bệnh
lừa dối, bịp bợm nhau hàng ngày và được xem là qui luật tự nhiên.
- Bệnh
bạo hành như giải pháp nhanh gọn cho mọi vấn đề.
- ...
- Điều hiển nhiên thứ ba: Chế độ độc tài không có khả năng
chữa bệnh hay đổi đường đi.
Khi cả tập thể cán bộ đang sống "an lạc: với cơ chế đó,
ai nghĩ đến kế hoạch chữa bệnh thường bị loại trừ ngay bởi chính đồng đội của họ.
Lãnh đạo, do đó, chỉ NÓI về các căn bệnh mà thôi.
Chế độ độc tài cũng không có khả năng đổi đường đi dù biết sẽ
chết nếu tiếp tục kéo dài các căn bệnh. Lý do đơn giản là vì các lãnh tụ sau
lên nắm quyền đều dựa trên "công đức" của lãnh tụ khai sáng. Họ KHÔNG
dám phê bình con đường do lãnh tụ khai sáng đã chọn, đặc biệt vì con đường ấy
biện minh cho chiếc ghế cai trị độc tài họ đang ngồi. Hệ quả là họ chỉ dám điều
chỉnh đôi chút nhưng giữ cốt lõi nguyên thủy theo tinh thần "hoà hợp chứ
không hoà tan", "đổi mới chứ không đổi màu".
- Điều hiển nhiên thứ tư: Chế độ độc tài luôn có sóng ngầm bất
ổn rất lớn.
Khi cả 3 ngành hành pháp, lập pháp, và tư pháp đều do 1 đảng
nắm chặt để chỉ phục vụ kẻ cầm quyền, xã hội không có nơi thực sự giải quyết
cho những nạn nhân từ các căn bệnh của cán bộ. Bức xúc chỉ có thể tích tụ ngày
một cao.
Cùng lúc với việc không rút củi bức xúc ra khỏi đáy nồi đó,
nắp nồi còn bị niềng ngày một chặt hơn bằng hệ thống công an, an ninh, trật tự,
dân phòng, đảng ủy cơ quan, tổ dân phố theo nỗi lo của lãnh đạo. Trái bom uất ức,
do đó, chỉ chờ ngày nổ chứ không có con đường nào khác.
Và đóng góp không nhỏ vào các cuộn sóng ngầm bất ổn là nạn
giành quyền đến mức sinh tử giữa các phe cánh trong đảng, đặc biệt vào mỗi chu
kỳ chia lại ghế.
Trong xã hội bất ổn đó (mà chỉ người sống bên trong mới biết)
chẳng ai muốn làm gì lâu dài. Mọi người chỉ vừa làm vừa ngó dáo dác; cứ có lợi
ngắn hạn trước mắt là chụp ngay bất kể các tai hại lâu dài; và có được bao
nhiêu của cải là đem cất kỹ bên ngoài đất nước.
oOo
Một xã hội luôn bị đè bởi bằng đó tảng đá thì thở được bình
thường đã là phép lạ, chứ đừng nói gì đến "cất cánh" hay "sánh
vai thế giới".
Nhiều dân tộc đã không chấp nhận cái chết từ từ vì nghẹt thở
và chọn đứng lên hất các khối đá xuống. Chẳng phải vì họ anh hùng mà vì đường
nào cũng chết. Nếu đứng lên, ít nhất, họ được chết và con cháu họ được sống NHƯ
NHỮNG CON NGƯỜI.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét