Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1.
(Ảnh: baodatviet.vn)
Tin Thế Giới
1.
Khu trục hạm Mỹ áp sát đảo tranh chấp ở Biển Đông
Một quan chức quân đội Mỹ nói với CNN rằng hôm 2/7 một tàu
khu trục của Hải quân Mỹ đã đi vào vùng 12 hải lý quanh một đảo có tranh chấp ở
Biển Đông.
Hải quân Mỹ đã tiến hành một “hoạt động vì tự do hàng hải”
quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa. Cả Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan
đều tuyên bố chủ quyền về quần đảo này.
Trong khuôn khổ hoạt động, tàu khu trục mang tên lửa điều hướng
USS Stethem đã đi vào bên trong vùng 12 hải lý của Tri Tôn, nơi mà Trung Quốc
tuyên bố là lãnh hải của họ.
Mỹ không công nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với
các hòn đảo mà họ đã chiếm đóng và đã xây dựng trên đó các công trình kiên cố.
Ngũ Giác Đài từ chối bình luận về hoạt động này.
Theo Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á thuộc
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đặt ở thủ đô Washington, Mỹ, "Bắc
Kinh đã thực hiện nâng cấp đáng kể cơ sở hạ tầng quân sự của họ ở quần đảo
Hoàng Sa".
Chương trình này cũng nói rằng Trung Quốc gần đây đã mở rộng
các cơ sở của họ trên đảo Tri Tôn, bao gồm cả việc xây dựng một sân bay trực
thăng.
Một phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Trung
tá Matt Knight, không thể xác nhận về hoạt động hôm 2/7 nhưng ông nói với CNN rằng
các hoạt động đó là một phần thường lệ trong các công việc của Hải quân Hoa Kỳ.
Ông nói "những tuyên bố về hàng hải thái quá" của 22 quốc gia đã bị
thách thức trong năm tài chính vừa qua.
Hoạt động hôm 2/7 diễn ra vài ngày sau khi chính quyền ông
Trump thực hiện một số động thái dường như gây khó chịu cho Bắc Kinh, bao gồm
các biện pháp trừng phạt đối với các doanh nghiệp Trung Quốc kinh doanh với Bắc
Triều Tiên và chuẩn thuận việc bán vũ khí mới cho Đài Loan.
Hoạt động hôm 2/7 là cuộc thứ hai được ghi nhận dưới thời
chính quyền ông Trump.
Cuộc thứ nhất diễn ra ngày 24/5, khi tàu khu trục mang tên lửa
điều hướng USS Dewey đi vào bên trong vùng 12 hải lý quanh đá Vành Khăn
(Mischief Reef) thuộc quần đảo Trường Sa, ở phía nam của quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc đã không trả lời hôm 2/7 khi được CNN đề nghị cho
biết ý kiến về hoạt động của tàu Stethem. - VOA
|
|
2.
Trump dự kiến điện đàm với lãnh đạo Nhật, Trung
Tổng thống Donald Trump sẽ có các cuộc điện đàm riêng rẽ với
các lãnh đạo của Nhật Bản và Trung Quốc.
Một thông báo của Tòa Bạch Ốc không cho biết ông Trump sẽ thảo
luận gì với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy
nhiên, các cuộc điện đàm nhiều khả năng xoay quanh sự thất vọng ngày càng tăng
của ông Trump về Bắc Triều Tiên và hàng loạt các cuộc thử tên lửa gần đây của
nước này.
Mới đây, ông Trump đã phát biểu rằng "Thời của kiên nhẫn
chiến lược dành cho chế độ Bắc Hàn đã thất bại, trong nhiều năm trời, việc đó
đã thất bại. Nói thẳng ra, sự kiên nhẫn đó đã hết".
Cuộc điện đàm diễn ra trước cuộc họp của các nhà lãnh đạo
G20 tại Hamburg, Đức vào tuần tới. Ở đó, ông Trump dự kiến có các cuộc họp song
phương với các ông Abe, Tập và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. - VOA
|
|
3.
Brazil bắt trùm ma túy lẫn trốn 30 năm
Cảnh sát Brazil cho hay họ vừa bắt giữ một trùm ma túy khét
tiếng đã trốn tránh chính quyền trong ba thập niên qua.
Nhà chức trách nói Luiz Carlos da Rocha đã trải qua phẫu thuật
thẩm mỹ nhằm lẩn trốn.
Các quan chức tin rằng da Rocha, kẻ đội lốt người khác với cái
tên Vitor Luiz de Moraes, chính là kẻ đứng đầu một đế chế cocaine quốc tế khổng
lồ.
Nhà chức trách nói cocaine do da Rocha sản xuất ở những khu
rừng của Bolivia, Colombia và Peru được phân phối ở Mỹ và châu Âu. Các quan chức
cho biết da Rocha cũng là một trong những nhà cung cấp cocaine chính cho các đầu
nậu buôn bán ma tuý bạo lực khét tiếng ở Sao Paulo và Rio de Janeiro, Brazil.
Cảnh sát đã tịch thu tài sản trị giá 10 triệu đôla của da
Rocha, bao gồm xe hơi sang trọng, máy bay, trang trại và bất động sản khác,
trong một số đột kích.
Tuy nhiên, cảnh sát tin rằng tài sản cá nhân của da Rocha có
giá trị ít nhất là 100 triệu đôla và sẽ truy tìm chúng trong giai đoạn hai của
chiến dịch chống ông trùm này. - VOA
|
|
4.
Đánh bom tự sát giết chết ít nhất 8 người ở Damascus
Truyền hình nhà nước Syria hôm 2/7 đưa tin một kẻ đánh bom tự
sát đã kích nổ tại quảng trường Tahrir ở trung tâm thủ đô Damascus, giết chết
ít nhất 8 người và làm bị thương hơn 10 người khác.
Đài quan sát Nhân quyền Syria cho rằng có 12 người tử vong.
Các lực lượng an ninh Syria cho biết họ đã truy đuổi kẻ đánh
bom bằng xe hơi, phá được hai chiếc xe tại lối vào thành phố trước khi chúng có
thể gây thiệt hại. Hình ảnh trên truyền hình nhà nước cho thấy có ít nhất hai
chiếc xe bốc cháy và các mảnh vỡ khác dọc đường đến sân bay.
Kẻ lái xe thứ ba lúc đầu đã thoát khỏi nhà chức trách và tự
kích nổ ở quảng trường Tahrir sau khi bị bao vây. - VOA
|
|
5.
Chiến đấu cơ Đài Loan ‘theo sát’ Liêu Ninh
Quân đội Đài Loan đã triển khai máy bay chiến đấu theo dõi
hàng không mẫu hạm của Trung Quốc, khi nó đi ngang qua eo biển phân chia hòn đảo
và đại lục trên đường tới Hong Kong để đánh dấu 20 năm đặc khu này được Anh
trao trả cho Bắc Kinh.
Tàu sân bay Liêu Ninh, mà Trung Quốc mua của Ukraine rồi sau
đó tân trang lại, tiến vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan hôm
1/7 và sẽ đi qua Eo biển Đài Loan hôm 2/7, Reuters trích thông cáo của Bộ Quốc
phòng Đài Loan.
Đáp lại, Bộ này đã điều các chiến đấu cơ và tàu chiến để
theo dõi hành trình của Liêu Ninh khi nó tiến vào gần Đài Loan.
Reuters dẫn lời Bộ trên nói rằng chưa phát hiện điều gì bất
bình thường, và rằng hàng không mẫu hạm này dự kiến sẽ rời vùng ADIZ của Đài
Loan vào tối 2/7.
Đây là lần thứ ba chiếc Liêu Ninh đi gần vào hòn đảo tự trị
Đài Loan mà Trung Quốc luôn coi là một tỉnh của mình, và từng tuyên bố, nếu cần,
sẽ dùng vũ lực để thống nhất Đài Loan.
Liêu Ninh dự kiến sẽ cập cảng Hong Kong ngày 7/7, và sẽ mở cửa
cho công chúng lên xem nhằm trình làng “sức mạnh quân sự” của hải quân Trung Quốc,
theo Tân Hoa Xã.
Phát biểu tại buổi lễ nhậm chức của tân lãnh đạo Hong Kong
hôm 1/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố sẽ không tha thứ cho bất kỳ
sự thách thức nào đối với thẩm quyền của Bắc Kinh với đặc khu này. - VOA
|
|
6.
Phong trào dân chủ Hồng-Kông tuyên bố "tiếp tục tranh đấu"
Từ 1997 đến nay, tại Hồng Kông, mỗi năm đều có biểu tình
nhân ngày nhượng địa trở về Trung Quốc. Hôm qua, 01/07/2017, khoảng 60.000 người,
« vũ trang » bằng dù và biểu ngữ đòi « dân chủ, nhân phẩm và tự do », đã tham
gia tuần hành trong sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát vào lúc chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình đe dọa « không được vượt làn ranh đỏ » thách thức quyền lực Bắc
Kinh.
Từ Hồng Kông đặc phái viên RFI, Heike Schmidt, tường thuật:
"Đấu tranh cho Hồng Kông », đây là dòng chữ viết trên
áo phông của Michelle, một người biểu tình rất lo ngại cho thành phố này : « Hồng
Kông mà chúng tôi biết đang biến mất dưới mắt của tôi. Nguyên tắc ‘Một nước hai
chế độ’ chưa bao giờ mang lại những điều được hứa hẹn. Cho nên điều rất quan trọng
đối với chúng tôi là đấu tranh vì dân chủ để lấy lại thành phố của chúng tôi ».
Phải bảo vệ quyền tự do ở Hồng Kông, nhưng cũng không quên
các quyền tự do của Trung Quốc. Một thanh niên hoạt động công đoàn, phất một lá
cờ xanh, giải thích : « Từ ‘dân chủ’ được viết bằng Hoa Ngữ trên đấy. Chúng tôi
không có quyền đến Trung Quốc để giúp đỡ công nhân, nhưng chúng tôi biết là
công đoàn ở đấy bị đàn áp vì họ đấu tranh bảo vệ quyền của người lao động. »
Không được vượt làn ranh đỏ : Chủ tịch Trung Quốc đã cảnh
báo ngay buổi sáng ngày 01/07 ở Hồng Kông : « Tất cả những nỗ lực gây hiểm nguy
cho chủ quyền quốc gia để thách thức chính quyền trung ương và luật cơ bản của
Hồng Kông » sẽ « dứt khoát không được chấp nhận. »
Trước phát biểu mạnh mẽ này, Hà Tuấn Nhân (Albert Ho), chủ tịch
Liên Minh Hồng Kông vì Dân Chủ, đáp trả khôn ngoan : « Chúng tôi là những kẻ yếu.
Chúng tôi cảm nhận là mình bị đàn áp, nhưng không đủ sức đáp trả mạnh mẽ. Chúng
tôi là những người bình thường. Điều duy nhất chúng tôi có thể làm là nói lên sự
bất bình của mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục nói lên sự thật với giới có quyền
hành. »
Vào buổi sáng, một cuộc biểu tình khác cũng diễn ra nhưng nhỏ
hơn, và cũng gặp nhiều khó khăn.
Thông tín viên RFI Florence de Changy cho biết thêm là người
biểu tình gần như không quan tâm đến tuyên bố và sinh hoạt của chủ tịch Trung
Quốc trong hai ngày tại Hồng Kông cho dù đoàn xe của ông Tập Cận Bình được tiền
hô hậu ủng với trực thăng yểm trợ trên không rất ồn ào.
Cyd Ho, nhân vật số hai của đảng Lao Động nhận định : « Chuyến
viếng thăm của chủ tịch Trung Quốc là chuyến viếng thăm của một người tìm cách
nấp phía sau hàng rào sắt và giả vờ như đang ở trong một thành phố tuyệt vời.
Nhưng nếu quan sát kỹ những gì đang diễn ra trên đường phố, bên kia hàng rào sắt
với cảnh sát lạm dụng chức năng thì sẽ thấy quyền công dân và tự do bị thu hẹp.
Nếu muốn Hồng Kông chói sáng trở lại, chúng ta phải đòi hỏi một nền dân chủ và
Nhà nước thượng tôn pháp luật ».
Theo Reuters, để biểu dương uy lực của Trung Quốc, hàng
không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc sẽ đón tiếp công chúng Hồng Kông lên
thăm khi cập bến cảng vào tuần tới. - RFI
|
|
7.
Qatar bác bỏ tối hậu thư của các nước Ả Rập
Hôm nay 02/07/2017, là ngày hết hạn tối hậu thư của khối các
nước Ả Rập, đứng đầu là Ả Rập Xê Út, đối với Qatar, bị cáo buộc « hậu thuẫn khủng
bố » và đồng lõa với Iran, đối thủ khu vực của Ả Rập Xê Út. Ngày hôm qua, ngoại
trưởng Qatar tuyên bố không chấp nhận các yêu cầu trong tối hậu thư.
Trong một cuộc họp báo tại Roma, sau hội kiến với đồng nhiệm
Ý, ngoại trưởng Qatar Mohammed ben Abderrahmane Al-Thani khẳng định : « Danh
sách các yêu cầu được làm ra là để bị bác bỏ », ông giải thích : « Cả thế giới
đều hiểu rằng các đòi hỏi này được đặt ra để xâm phạm chủ quyền của Qatar
».
Xung đột giữa Qatar và khối các nước Ả Rập, do Ả Rập Xê Út
chủ trì, bùng phát ngày 05/06, sau khi Ả Rập Xê Út cùng Bahrein, Ai Cập và Các
Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất cắt đứt quan hệ với Doha. Cho đến nay, nỗ lực
môi giới của các nước như Koweit, Pháp hay Nga không thành công. Ngày 19/06,
Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất cảnh báo việc cấm vận Qatar sẽ được duy
trì trong « nhiều năm » nữa, nếu bất đồng tiếp tục.
Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết ủng hộ Qatar
Trong cuộc đối đầu với các nước nói trên, Qatar có được sự hậu
thuẫn nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong số 13 yêu cầu của tối hậu thư, có đòi hỏi
Doha phải đóng cửa một căn cứ quân sự Thổ Nhĩ Kỳ. Hôm qua, sau cuộc họp giữa tổng
thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và bộ trưởng Quốc Phòng Qatar, nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ
lên án việc cấm vận nói trên là «bất hợp pháp ». Ankara dường như sẵn sàng đi đến
cùng để bảo vệ đồng minh láng giềng, bất chấp hoàn cảnh không dễ dàng của Thổ
Nhĩ Kỳ hiện nay.
Thông tín viên Alexandre Billette tường trình từ
Istanbul,
"Về mặt chính thức, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra tự tin
là một giải pháp sẽ có thể được tìm thấy trong những ngày tới. Đây là thông báo
của phủ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ngày hôm qua. Tuy nhiên, đằng sau giọng điệu ngoại
giao lạc quan này, Ankara cũng như đồng minh Qatar hoàn toàn không có ý định thỏa
hiệp. Cụ thể là không có chuyện đóng cửa căn cứ quân sự Thổ Nhĩ Kỳ tại
Qatar.
Tuy nhiên đây lại chính là một trong những đòi hỏi của tối hậu
thư. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan lên án tối hậu thư này là ‘‘đi ngược lại luật
pháp quốc tế’’. Như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đối đầu với các cường quốc trong
khu vực, đứng đầu là Ả Rập Xê Út, để bảo vệ đồng minh Qatar.
Ankara dường như đặt niềm tin vào việc tiểu quốc Qatar có thể
kháng cự lại được việc cấm vận dự kiến sẽ mạnh hơn, nếu Thổ Nhĩ Kỳ vẫn duy trì
hậu thuẫn.
Lập trường triệt để của Thổ Nhĩ Kỳ khiến một số đối tác kinh
tế lo ngại là trong khi Ankara liên tục xung đột về ngoại giao với các nước
láng giềng từ một thập niên nay, quốc gia này có thể không có đủ phương tiện để
dấn thân vào một cuộc khủng hoảng khu vực mới, vào thời điểm mà nền kinh tế Thổ
Nhĩ Kỳ đang tỏ ra có nhiều dấu hiệu suy yếu". - RFI
|
|
Tin Hoa Kỳ
8.
Tuần hành tại Mỹ đòi phế truất Donald Trump --- Hoa Kỳ: Đòi
danh sách cử tri, Trump bị các tiểu bang chống đối
Hôm nay 02/07/2017, trên khắp nước Mỹ, dự kiến sẽ có nhiều
cuộc tuần hành để đòi phế truất tổng thống Donald Trump. Việc phế truất tổng thống
tại Hoa Kỳ theo thủ tục "impeachment" trên thực tế chưa bao giờ xảy
ra. Tuy nhiên xã hội dân sự Mỹ ngày càng phẫn nộ, họ hy vọng Donald Trump sẽ là
tổng thống đầu tiên bị hạ bệ.
Mục tiêu của cuộc tuần hành ngày Chủ nhật là yêu cầu Hạ Viện
bỏ phiếu thông qua một bản « cáo trạng », nêu chi tiết các tội danh quy cho tổng
thống, gọi là « impeachment », để mở đường cho thủ tục phế truất.
Ông John Bonifaz, đồng tổ chức ngày tuần hành Impeach Donald
Trump Now giải thích : « Tổng thống đã vi phạm hai điều khoản chống tham nhũng
trong Hiến pháp. Còn bây giờ rõ ràng là ông Donald Trump đã ngăn cản tư pháp
trong cuộc điều tra có thể vạch ra các sai phạm của chính ông ấy và các cộng sự
trong chiến dịch tranh cử tổng thống 2016 ».
Ban tổ chức đã quyên góp được chữ ký của hơn một triệu người
ủng hộ. Tuy nhiên khó tưởng tượng được là việc phế truất Donald Trump có thể xảy
ra trong những tháng tới, theo ông Corentin Sellin, một chuyên gia về chính trị
Mỹ : « Có rất ít cơ may, thậm chí hoàn toàn không có hy vọng gì là điều này sẽ
xảy ra trước cuối năm 2018 (tức thời điểm bầu lại Hạ Viện và một phần Thượng Viện),
bởi phe Cộng Hòa đang có đa số tại lưỡng viện Quốc Hội. Khó mà tưởng tượng được
là 22 dân biểu và 15 thượng nghị sĩ Cộng Hòa sẽ chống lại phe mình, để bỏ phiếu
cho bản cáo trạng, truất phế tổng thống cùng phe ».
Trong khi chờ đợi thay đổi tại Quốc Hội, hôm nay, dự kiến sẽ
có khoảng 40 cuộc tuần hành tại nhiều thành phố lớn trên khắp nước Mỹ, với sự
tham gia của hàng chục nghìn người. - RFI
***
Tại Hoa Kỳ, Donald Trump lại gặp một mặt trận mới. Sau tư
pháp, truyền thông, đối lập chính trị, các thành phố lớn, lần này đến lượt các
tiểu bang đọ sức với chủ nhân Nhà Trắng. Hơn một nửa các tiểu bang Mỹ từ chối
cung cấp danh sách và lý lịch cử tri theo yêu cầu của một Ủy ban do tổng thống
thành lập hồi tháng 5. Tổng thống Trump có ẩn ý gì và vì sao có cuộc « đụng độ
» này ?
Từ New York, thông tín viên Grégoire Pourtier giải thích :
"Sáu tháng sau ngày bước vào Nhà Trắng nhờ vào cách bầu
theo kiểu đại cử tri, tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn ẩm ức vì thua trên số phiếu
của cử tri, tức là kém đối thủ Hillary Clinton khoảng 3 triệu phiếu. Theo tổng thống
Donald Trump, có từ 3 đến 5 triệu người lẽ ra không được quyền đi bầu. « Ủy ban
quá trình bầu cử », do ông lập để bảo vệ « tính liêm chính của bầu cử », là cái
cớ để điều tra gian lận.
Thế nhưng, vấn đề là những người đứng đầu cơ quan này không
che dấu mục tiêu chính của họ : tạo ra nhiều phức tạp, nhiêu khê với những lý
do gian trá hầu cản trở các cộng đồng thiểu số thực thi quyền công dân.
Phương pháp của Ủy ban này là gì : lập phiếu thông tin về cử
tri. Một bức thư gửi đến 50 tiểu bang trong tuần vừa qua, yêu cầu cung cấp danh
sách cử tri của mỗi bang kèm theo phiếu lý lịch tư pháp, xu hướng chính trị và
số an sinh xã hội.
Hơn 20 tiểu bang, một số do đảng Cộng Hoà điều hành, đã từ
chối tuân thủ. Donald Trump gián tiếp nghi ngờ các bang này có chuyện muốn dấu
giếm.
Thật ra, tổng thống Trump đã bắt đầu vận động tái tranh cử
cho năm 2020. Ông vừa tham dự một buổi tiệc gây quỹ cho viễn cảnh này.
Do vậy, cái gọi là làm sáng tỏ gian lận bầu cử năm 2016 chỉ
nhằm mục đích điều chỉnh danh sách cử tri sao cho có lợi cho cá nhân ông
Trump." - RFI
|
|
9.
Số vụ nổ súng của cảnh sát ở Mỹ không giảm --- Mỹ: nổ súng hộp
đêm nhiều người bị thương
Một dự án theo dõi đang diễn ra của báo Washington Post cho
thấy số người bị cảnh sát bắn chết ở Hoa Kỳ trong nửa đầu năm 2017 gần như giống
hệt con số trong hai năm trước.
Tờ báo cho hay 492 người đã bị cảnh sát bắn chết trong 6
tháng đầu năm nay. Thường bị bắn chết nhất là đàn ông da trắng có vũ trang là
súng hoặc vũ khí khác. 25% những người thiệt mạng bị bệnh tâm thần. Đàn ông da
đen cũng chiếm khoảng 25% số người bị bắn chết, mặc dù họ chỉ chiếm 6% dân số
Hoa Kỳ.
Washington Post bắt đầu theo dõi các vụ nổ súng của cảnh sát
sau vụ Michael Brown bị bắn chết hồi năm 2014 ở Ferguson, Missouri.
Bất chấp những cuộc biểu tình và các lời kêu gọi cải cách
chính sách của các sở cảnh sát kể từ thời điểm đó, tổng số người thiệt mạng vẫn
chưa suy giảm.
Tờ báo cũng cho biết con số các nhân viên cảnh sát thiệt mạng
khi làm nhiệm vụ cũng vẫn ổn định trong hai năm qua. - VOA
***
Ít nhất 17 người đã bị bắn tại một hộp đêm ở tiểu bang
Arkansas, miền Nam Hoa Kỳ, theo cảnh sát.
Một người đang ở trong tình trạng nguy kịch, sau đó được
thông báo là ổn định.
Nhưng những người bị thương khác được thông báo là có mức độ
không đe dọa tính mạng.
Nạn nhân trẻ nhất được cho là 16 tuổi.
Vụ đấu súng có vẻ đã diễn ra vào khoảng 02h30 giờ địa phương
hôm thứ Bảy, 01/07/2017, tại một buổi biểu diễn âm nhạc.
Tuy nhiên, thông tin tức thời về nghi can hiện vẫn chưa có.
'Không liên quan khủng bố'
Cảnh sát cho biết vụ việc có vẻ không liên quan đến khủng bố.
Cảnh sát được truyền thông Mỹ dẫn lời cho biết nhiều người
đã trúng thương trong lúc cố gắng thoát khỏi hộp đêm có tên gọi Power Lounge.
Nổ súng đã xảy ra từ trước tại một số hộp đem tại Mỹ.
Cuối tháng Ba năm nay, một người thiệt mạng và ít nhất 14
người đã bị thương trong một vụ nổ súng tại một hộp đêm ở Ohio, cũng theo cảnh
sát.
Ít nhất hai tay súng đã tham gia vào vụ việc tại hộp đêm có
tên gọi Cameo Night Club, theo Sở Cảnh sát ở Cincinnati.
Đầu tháng Sáu năm ngoái, ít nhất 50 người được xác định đã
thiệt mạng trong vụ nổ súng vào ban đêm tại một câu lạc bộ của người đồng tính
nam ở Orlando, thuộc tiểu bang Florida.
Tay súng, có tên gọi là Omar Mateen, đã bị tiêu diệt sau khi
bắt giữ con tin tại Pulse Club.
53 người khác đã bị thương trong vụ nổ súng gây thương vong
nghiêm trọng này. - BBC
|
|
Tin Việt Nam
10.
Tổng thống Đức nêu vụ Mẹ Nấm?
Thủ tướng Việt Nam dự kiến sẽ hội đàm với Tổng thống Đức vào
cuối tuần này, và nhiều khả năng, vấn đề nhân quyền qua vụ kết án blogger Mẹ Nấm
sẽ nổi lên trong cuộc đối thoại.
Thông tin trên trang web của nguyên thủ Đức cho biết rằng
ông Frank-Walter Steinmeier sẽ trao đổi với ông Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 6/7,
khi người đứng đầu chính phủ Việt Nam tới thăm.
Đức là một trong số các quốc gia đã mạnh mẽ lên tiếng chỉ
trích việc Hà Nội mới kết án 10 năm tù đối với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức
blogger Mẹ Nấm.
Hôm 30/6, bà Bärbel Kofler, đại diện về nhân quyền của chính
phủ Đức, cho biết rằng bà “bàng hoàng” trước án tù mà bà nói có “động cơ chính
trị” và “đi ngược lại các nguyên tắc về nhân quyền và vi phạm các nghĩa vụ quốc
tế trong lĩnh vực quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết”.
“Mức án nặng còn cho thấy sự bất hợp lý và thiếu cân nhắc đối
với quyền căn bản về tự do biểu đạt và tự do báo chí được Hiến pháp Việt Nam đảm
bảo”, bà Kofler nói trong một thông cáo.
Quan chức về nhân quyền của Đức nói tiếp: “Bản án khiến tôi
đau buồn khi nghĩ đến số phận của chị Quỳnh và hai con vị thành niên của chị ấy.
Điều đáng buồn nữa là chính phủ Việt Nam không tận dụng tiềm năng của các công
dân tận tâm cho việc thúc đẩy sự phát triển đất nước. Tôi hi vọng rằng tòa sẽ
tuyên vô tội ở phiên xét xử phúc thẩm”.
Vấp phải chỉ trích từ các nước và nhiều tổ chức, Bộ Ngoại
giao Việt Nam lên tiếng nói rằng bà Quỳnh đã được xử “đúng theo các quy định
pháp luật Việt Nam”.
Đức là một trong số các quốc gia phương Tây đã mạnh mẽ thúc
đẩy nhân quyền ở Việt Nam. Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier hồi tháng Tư
vừa qua từng gặp người đại diện cho luật sư Nguyễn Văn Đài tới nhận giải thưởng
về nhân quyền mà nhà bất đồng chính kiến đang bị cầm tù này được Liên đoàn Thẩm
phán Đức trao tặng. Vợ ông Đài, bà Vũ Minh Khánh, hồi cuối năm 2016 cũng đã tới
Đức vận động cho tự do của chồng bà.
Chính vì các lý do trên, mà một số nhà quan sát nhận định với
VOA Việt Ngữ rằng vấn đề nhân quyền Việt Nam, nhất là vụ blogger Mẹ Nấm, có thể
sẽ nổi lên trong chuyến công du Đức của Thủ tướng Việt Nam.
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Phúc tới thăm Đức và Hà Lan
từ ngày 5 tới 11/7 để “củng cố và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Đức,
thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản
lý nước và đối tác chiến lược về nông Nghiệp bền vững và an ninh lương thực với
Hà Lan”.
Tin cho hay, tại Đức, nhà lãnh đạo này “dự kiến có cuộc hội
đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel, hội kiến Tổng thống Đức, gặp lãnh đạo quốc
hội và một số bộ, ngành, các doanh nghiệp lớn của Đức; tham dự Hội nghị Thượng
đỉnh G20, phát biểu khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Đức”.
Tính tới ngày 2/7, trang web của chính phủ Đức chưa thấy xác
nhận cuộc gặp giữa bà Merkel và ông Phúc. - VOA
|
|
11.
Nguy cơ ảnh hưởng môi trường biển từ bùn thải của Vĩnh Tân 1
Truyền thông trong nước ngày 28/6 cho biết Thứ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường, ông Nguyễn Linh Ngọc đã ký giấy chấp thuận cho một triệu
mét khối bùn thải sẽ được nhận chìm xuống vùng biển xã Vĩnh Tân, Huyện Tuy
Phong, tỉnh Bình Thuận. Đây là số bùn và cát được vét lên từ khu bến tàu đang
được chuẩn bị cho việc xây cất nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân số 1. Thông tin này
gây lo ngại cho giới nhà khoa học biển và một bộ phận người dân về khả năng ảnh
hưởng đến hệ sinh thái biển của lượng bùn thải này.
Trước khi ký giấy phép, Bộ Tài nguyên- Môi trường đã lấy ý
kiến Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, Bộ Giao thông- Vận tải, Bộ Nông nghiệp-
Phát triển Nông thôn, về ảnh hưởng của việc này đến Khu bảo tồn biển Hòn Cau.
Được biết lượng bùn thải này chứa 20% bùn, 80% cát, vỏ sò,
cát pha, cát kết phong hóa, sét, bùn trầm tích…và được nhận chìm trên diện tích
khoảng 30 hécta mặt nước biển, độ sâu không quá 30 mét.
Xả thải hay nhấn chìm
Giấy phép do Thứ trưởng Môi trường ông Nguyễn Linh Ngọc ký
nêu rõ: “Vật, chất được phép nhận chìm phải bảo đảm không chứa chất phóng xạ,
chất độc, chất thải nguy hại vượt quy chuẩn an toàn bức xạ, vượt quy chuẩn kỹ
thuật môi trường,” có hiệu lực đến ngày 30 Tháng Mười.
Trả lời đài RFA chiều ngày 30/6, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn
Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện
Hải Dương học Nha Trang nói rằng trong thông báo Bộ Tài nguyên Môi trường chỉ
nói là lượng bùn không có độc tính và phóng xạ. Tuy nhiên, điều mà giới khoa học
lo ngại không phải là độc tính về mặt hóa học mà là tác động về mặt sinh học.
Ông phân tích:
Thải ra một triệu mét khối chất nạo vét như vậy thì phải tưởng
tượng là nó sẽ làm đục cả khu vực biển chỗ đó. Mà đã đục lên thì ánh sáng không
xuống được. Khi không có ánh sáng quá trình quang hợp không thực hiện được. Như
vậy sẽ mất chuỗi thức ăn. Thứ hai, xả xuống đó nó sẽ xáo trộn tầng đáy và ảnh
hưởng đến sinh vật đáy – một sinh vật mang tính cơ sở nuôi sống nguồn lợi ở
trong nước. Nhưng những điều này tôi không thấy Nhà nước nói tới.
Tiến sĩ Nguyễn Tác An cho biết thông thường sinh vật tầng
đáy có mật độ rất dày đặc từ 1 triệu cá thể/m2 có những nơi đến 10-11 triệu cá
thể/m2 và có chức năng chuyển hóa năng lượng rất lớn, là cầu trung gian giữa vi
sinh vật và động vật đáy cỡ lớn.
Một vấn đề khác được nhà khoa học biển này nêu ra liệu đây
có thực sự là “nhận chìm” hay là “xả thải”:
Họ nói là nhận chìm nhưng trong khi thực hiện người ta sẽ sử
dụng công nghệ xà lan. Tuy nhiên xà lan không thể dùng để nhận chìm mà là thực
hiện công nghệ xả thải mà xả thải thì thế giới người ta không tán thành và
không đúng luật. Theo thuật quốc tế, nhận chìm là những chất đó không được phân
tán đi nơi khác mà phải cố định ở đó. Thông thường người ta dùng container hoặc
gói lại thế nào đó để nhấn xuống nhưng mình lại dùng xà lan để cải nó ra
Quan ngại tác hại lâu dài
Trước phản ứng của giới khoa học và người dân, báo Tuổi Trẻ
cho biết đến tối cùng ngày, bộ này cho biết việc nhận chìm chỉ cho phép tiến
hành từng bước với sự quan trắc, giám sát chặt chẽ phẩm chất môi trường biển
trong suốt quá trình thực hiện. Bộ này cũng khẳng định, dừng nhận chìm bùn thải
nếu chỉ số nước biển vượt quy định. Tuy nhiên Tiến sĩ Nguyễn Tác An nói rằng Bộ
cần giải thích rõ sẽ giám sát như thế nào và giải quyết ra sao. Ông nói thêm rằng
việc “giảm thiểu tác động môi trường” khi phát triển kinh tế chính là nằm ở
khâu giám sát này.
Đồng tình với quan điểm của tiến sĩ Nguyễn Tác An về tác động
của lượng bùn này đến hệ sinh vật đáy và gây vẩn đục mất cảnh quan, Giáo sư Lê
Huy Bá, nguyên trưởng Viện Khoa học - Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học
Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh bổ sung thêm rằng các rặng san hô ở khu Bảo tồn
biển Hòn Cau cũng sẽ là nạn nhân:
Trước đó đáng lẽ phải có khảo sát tầng đáy biển có san hô
hay không. Nếu có san hô mà đổ cả trầm tích nên san hô thì “tiêu” luôn! Tôi
không được quan sát số liệu, hình ảnh cụ thể nên khó nói nhưng tôi phỏng
đoán là có san hô.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, khu bảo tồn biển Hòn Cau
có diện tích 12.500 ha là nơi có quần thể san hô nguyên thủy dài hơn 2 km với gần
234 loại san hô và là bãi đẻ của nhiều loài tôm, cá, rùa biển, đồi mồi,… Ngoài
ra, vùng biển xung quanh đảo Hòn Cau có sự hiện diện của trên 34 loài thủy sinh
vật quý hiếm nằm trong danh mục có nguy cơ tuyệt chủng.
Báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường nói rằng các chất bùn
thải này không chứa độc tính tuy nhiên Giáo sư Lê Huy Bá nói khi chúng có thể kết
hợp với các chất trong nước biển và trở thành chất độc:
Khi ở điều kiện yếm khí ở tầng đáy lại khác nhưng khi đổ xuống
biển môi trường khác lại có tác động của các cation trong nước biển có thể trở
thành chất đọc trong khi trước đó không hề độc.
Tiến sĩ Nguyễn Tác An cho biết có rất nhiều cách khác để tận
dụng nguồn bùn thải này như một nguồn tài nguyên vì đây là bùn và cát được nói
là không độc. Tuy nhiên điều này đòi hỏi chi phí đầu tư cao mà theo ông những
doanh nghiệp không tính toán lâu dài sẽ không làm, mà chọn cách đổ luôn xuống
biển dẫu có thiệt hại thì cả xã hội gánh vác.
Đầu tháng 11 năm ngoái, công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 xin phép
cơ quan chức năng "nhận chìm" hơn 1,5 triệu m3 chất thải xuống biển.
Lượng chất thải này gồm bùn, đất, cát trong quá trình nạo vét. Lúc bấy giờ báo
trong nước dẫn lời Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói rằng quan điểm của ông là không
thể đổ chất thải xuống biển. Sau đó Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận
cũng lên tiếng cho rằng nếu cho phép một công ty nhiệt điện ở tỉnh đổ chất thải
xuống biển, việc này sẽ ảnh hưởng đến môi trường.
Báo chí Việt Nam mô tả dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 "gần
như do các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư." Theo thông cáo của chủ đầu tư
thì chỉ khoảng 5% vốn đầu tư của Việt Nam còn lại đến 95% là vốn Trung Quốc.
Cũng cần nói lại là nhà máy điện Vĩnh Tân số 1 nằm trong loạt
bốn nhà máy điện Vĩnh Tân 1 đến 4 chạy bằng than, gây nhiều lo ngại từ công luận
là sẽ gây ô nhiễm môi trường. - RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét