6-6-2017
Che chắn và trấn áp tiếng dân
Trong khi những xí nghiệp lỗi thời ô nhiễm cao như khoáng sản,
luyện kim, điện than, hóa chất, bị kiểm soát chặt chẽ và tẩy chay khắp thế giới,
Việt Nam lại hoan hỉ chào đón họ, cho họ chốn vạn đại dung thân 50 đến 70 năm.
Nhà máy luyện thép Hưng Nhiệp của công ty Formosa là một dự
án đại quy mô trên thế giới, với công suất khởi đầu 7,5 triệu tấn/năm và số vốn
15 tỉ USD, tự nó xếp hàng thứ 18 nếu so sánh về khả năng sản xuất thép của các
quốc gia trtên thế giớị. Khi xây dựng họ đã xả nước thải ô nhiễm ra biển Hà
Tĩnh gây ra thảm trạng cá chết trải rộng 200 km duyên hải Trung Việt một năm
trước đây. Công Ty Formosa đã nhận lỗi và thoả thuận với chính quyền Việt Nam bồi
thường 500 triệu USD dù giới chuyên gia thẩm định thiệt hại có thể cao hơn cả
trăm lần.
Cho đến nay, môi sinh biển vẫn chưa hồi phục, hải sản chưa
an toàn và đơn tố cáo và khiếu nại của dân không được xét xử. Chính quyền gần
đây đã nhìn nhận phải 50 năm hay lâu hơn biển mới hy vọng được phục hồi và đã
kiểm tra Formosa buộc họ khắc phục mọi lỗi lầm trước khi cho hoạt động. Vừa qua
chính quyền tuyên bố Formosa đã khắc phục 52 trong 53 vi phạm, dù chưa hoàn chỉnh
vẫn cho phép Formosa đi vào hoạt động.
Lỗi thứ 53 là Formosa là một vi phạm cố ý có tính hình sự,
vì đã âm thầm tráo đổi kỹ thuật của lò dập cốc (có mục đích dập lửa và làm nguội)
thay vì dùng khí trơ khô lại đổi thành nước ướt để tăng lợi nhuận. Đó là một
hành vi gian lận mờ ám vì ô nhiễm từ kỹ thuật ướt xả ra cao hơn kỹ thuật khô
hai đến ba lần và sản lượng thép làm ra được lại kém đi mất 20%. Ô nhiễm giúp Formosa
tăng lợi nhuận nhưng dân cư phải trả giá bằng sức khoẻ, giảm tuổi thọ và sống
trong môi sinh suy thoái không thể vãn hồi.
Không ý thức trách nhiệm
Sau thảm trạng môi sinh biển năm ngoái, dân cư mong đợi
chính quyền và Formosa rà soát lại toàn bộ quy trình và thiết kế nhà máy để bảo
đảm không cho ô nhiễm nhà máy khuếch tán ra ngoài mất kiểm soát trong mọi tình
huống. Nhưng cả Formosa và chính quyền đã không có khả năng, trình độ chuyên
môn và ý thức trách nhiệm để tiên liệu và đối phó với nhà máy đầy ô nhiễm bất
kham này. Chỉ một ngày sau khi long trọng cho nhà máy bắt đầu hoạt động đã xảy
ra một vụ cháy và tiếng nổ vang xa ba km vẫn còn nghe thấy.
Việc không dừng ở đó, vì chính quyền điều tra và kết luận rằng
thiết bị lọc bụi tại lò vôi bị vỡ gây ra, và nổ lò vôi là bình thường. Giải
thích này hoàn toàn phi cơ sở khoa học và mang dấp dáng một màn the che chắn
thiếu trình độ.
Hình trên cho là nơi gây nổ cháy nhưng không có một chút vết
tích khói bụi cháy bám vào. Vôi không phải là chất cháy được, bụi vôi không có
trong danh sách bụi có khả năng cháy. Hình ảnh bụi khói bốc lên nghi ngút trong
ánh lửa bao cả nhà máy là chứng cớ phản ứng cháy của nhiên liệu có nhiệt lượng
cao. Như thế, lò vôi không chỉ chứa vôi phải chứa nhiên liệu; nhiên liệu trộn
vào có thể chỉ vì tắc trách của nhân công, hay do hệ thống lọc bụi vôi hút cả bụi
than nơi khác trộn lẫn vào, do thiết kế hay nhà thầu thực hiện sai lầm.
Giả thuyết nổ cháy do vôi là phản khoa học phải bác bỏ, giả
thuyết do bụi than có khả năng tin cậy cao nhất vì quy trình lò luyện cốc cần cả
vôi và than tại nhà máy. Thực vậy, than đá là chất dễ bắt cháy, bụi than nhỏ sẽ
có nhiều diện tích mặt tiếp xúc với oxy nên bụi than có nguy cơ nổ cháy rất
cao. Nếu bụi than bị hút chung vào hệ thống lọc bụi vôi khi nồng độ than đủ
60g/m3 và chạm phải nguồn lửa (Ignition sources) chạm mặt có nhiệt độ ở 540 C
là đủ điều kiện để nổ.
Giả thuyết tin cậy thứ hai là khi hệ thống cung cấp điện
trong nhà máy không được thiết kế bằng những thiết bị an toàn chế tạo chỉ để
dùng trong khu vực có nguy cơ nổ cháy (classified electrical devices), những
nơi có bụi than hay khí đốt cháy (flammable gas) nếu dùng thiết bị điện loại
thường sẽ "spark" phát lửa và gây ra cháy nổ.
Những vấn đề môi sinh từ Formosa có thể khắc phục không?
Không vì vài lý do sau:
1. Không thể khắc phục vì đầu tư vào dự án này không còn hiệu
quả kinh tế. Hiện nay thị trường thép thế giới chỉ tiêu thụ được nửa công suất
các nhà máy thép đang hoạt động. Không chủ đầu tư nào lại bỏ thêm hàng trăm triệu
vốn bảo vệ môi sinh để phải gánh lỗ hơn lên.
2. Không thể khắc phục vì trình độ văn hoá chuyên môn và kinh
nghiệm của Formosa và chính quyền không đủ khả năng để tiên liệu và giải quyết
tận gốc các sự cố kỹ thuật phức tạp.
4. Không thể khắc phục khi Việt Nam vẫn tin vào 16 chữ vàng.
Khách không bỏ rác nhà mình nếu mình không mời họ mang vào,
cả nước đều biết rõ nếu khắc phục được bốn nguyên nhân trên, đất nước sẽ được
trở về lộ trình bền vững, chính quyền sẽ được lòng 90 triệu dân và đầu tư bền sạch
sẽ đổ vào.
-----
Notes:
1. RFA tường trình bản tin về Formosa:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/formosa-blast-cl-06012017073823.html
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/formosa-blast-cl-06012017073823.html
giúp chia sẻ ý kiến dân cư nhưng cũng giúp chính quyền che đậy sự thật vì không
phân tích lời giải thích của chính quyền về nguyên nhân vụ nổ hoàn toàn phi
khoa học.
Hy vọng RFA giúp sớm phổ biến bài nhận định vừa gởi để sự thật được
sáng tỏ hơn.
----------------------
----------------------
Cát Linh, RFA
1-6-2017
Ngay sau 24 giờ vận hành thử nghiệm, lò cao số 1 của Công ty
Trách nhiệm Hữu hạn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa, một vụ nổ xảy ra lúc 8 giờ
45 phút tối ngày 30 tháng 5. Sang ngày hôm sau truyền thông trong nước đồng loạt
loan tải kết luận của địa phương về nguyên nhân vụ việc với khẳng định của cơ
quan chức năng là không nguy hại.
Bài phóng sự sau đây trình bày về ý kiến và phản ứng của những
người dân trong nước về vụ việc.
Vui mừng
Từ Sài Gòn, ông Trần Bang, người từng đưa ra thông điệp yêu
cầu đóng cửa Formosa (Formosa get out!) trong các cuộc biểu tình, xuống đường
đòi hỏi môi trường sạch, nhắc lại những thông cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường,
lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh trước khi cấp phép vận hành lò cao số 1
“Bộ Tài nguyên Môi trường, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh tuyên bố là
thật an toàn kiểm soát các chất thải ra môi trường, thứ hai là an toàn về phòng
chống cháy nổ mới cho vận hành. họ khẳng định an toàn. Nhưng vận hành có 24 tiếng
thì phát nổ. Cái này càng cũng cố niềm tin của những người muốn đuổi Formosa ra
khỏi Việt Nam, muốn đóng cửa Formosa.”
Chị Thu Nguyệt, nhà hoạt động xã hội, từ Sài Gòn chuyển lời
của những người quan tâm đến an toàn đời sống người dân.”
“Có một số người theo dõi tin tức thì họ nói rằng nổ như vậy
để cho nó (Formosa) thấy việc đang làm là sai trái, và họ rất mừng về vụ nổ
này.”
Một bạn trẻ ở thành phố Vinh, cũng từng tham gia trong các
hoạt động chống Formosa đòi công bằng cho người dân miền Trung cho biết:
“Theo tinh thần của người dân ở đây thì nếu nghe được tin có
1 khu vực nào đó ở nhà máy Formosa cháy nổ thì họ sẽ vui mừng và mong cho nổ cả
công ty Formosa luôn.”
Lo lắng
Nhiều báo trong nước loan tin ngay sau khi vụ nổ xảy ra. Ủy
ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đưa ra kết luận ban đầu là do bụi phát sinh từ quá
trình nhập nguyên liệu vào lò, kết hợp với hơi nước bay lên từ quá trình sấy
gây tắc nghẽn lưu thông không khí dẫn đến nguyên nhân vụ nổ thiết bị lọc bụi lò
vôi.
Cũng từ tin trong nước cho biết sau khi kiểm tra hiện trường
thì Ủy ban Nhân dân tỉnh cho rằng sự cố kỹ thuật này không gây thiệt hại về người
và vật chất, không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến quá trình vận
hành thử nghiệm lò cao số 1 khởi sự hoạt động từ ngày 29.
Không đồng ý với điều này, ông Nguyễn Chí Tuyến, nhà đấu
tranh cho nhân quyền, có mặt trong những cuộc biểu tình yêu cầu đóng Formosa kể
lại.
“Đấy là phía nhà nước nói vậy vì người ta vẫn quyết tâm cho Formosa tiến hành công việc sản xuất thép, cho nên họ vẫn bao che. Cái mức độ như thế nào thì tôi cũng không phải người chuyên môn để có thể nói nghiêm trọng mức nào 1 cách cụ thể. Nhưng với cảm nhận 1 người bình thường thì tôi nghĩ vừa mới vận hành hôm trước hôm sau xảy ra vụ nổ thì chắc chắn nó có vấn đề. Vì Formosa sử dụng công nghệ rất lạc hậu. Những gì thuộc về lạc hậu thì nó thường gắn với những rủi ro, nguy hiểm, không đảm bảo an toàn trong lúc vận hành cũng như sản xuất ra sẽ không thân thiện môi trường.”
Một vụ nổ lớn xảy ra vào lúc khoảng 9 giờ tối ngày 30 tháng
5 tại nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, nơi mới đưa lò cao vào thử nghiệm từ chiều
ngày hôm trước là 29 tháng 5. Courtesy Zing
Từ Sài Gòn, ông Trần Bang đưa ra câu hỏi, trước đây Formosa
xả thải chất độc ra biển, giờ đây khi lò vôi phát nổ, có phải những chất độc ấy
sẽ được thải vào không khí?
“Tôi nghĩ việc cháy nổ bao giờ cũng tạo ra khí độc hại. Bất
cứ vụ cháy nổ bình thường đã bị chứ đừng nói đến cháy nổ do hoá chất. Khí độc ấy
như thế nào thì mình không thể biết vì phải có khoa học đánh giá. Người dân thì
không được tiếp cận.”
Theo ông Trần Bang, một vụ cháy bình thường cũng có thể tạo
ra khí độc. Trường hợp này nổ thiết bị lọc bụi lò vôi trong một nhà máy hoá chất.
Ông Nguyễn Chí Tuyến lo ngại khi nói về ảnh hưởng của vụ nổ
này.
“Đương nhiên nó sẽ rất là hại chứ không có lợi chút nào cả.
Xét về cuối cùng thì môi trường ở đó và người dân sẽ bị ảnh hưởng. Về góc độ thực
tế thì nó sẽ ảnh hưởng đến môi trường, người dân sẽ là người gánh chịu nặng nề
nhất, đặc biệt là bà con sống ở vùng Đông Yên sẽ phải hứng chịu tất cả những
cái đó. Sự cố nó nổ, bụi khói tất cả những gì trong độc hại của nó thì nó tung
ra môi trường, có thể nó bay lên trời nhưng gặp mưa thì lại trút xuống đất của
người dân, ngấm vào nguồn nước… gây ảnh hưởng đến sức khoẻ sau này của người
dân, tác động đến ăn uống, sinh vật, cây cỏ, thực vật.”
Khẳng định rằng nếu Formosa tiếp tục được vận hành với công
nghệ lạc hậu như vậy, theo ông Nguyễn Chí Tuyến, sẽ có những sự cố khác xảy ra ở
mức độ nghiêm trọng hơn.
Ông Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường, Trần Hồng Hà, vào chiều
ngày 31 tháng 5 trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội rằng 'Sự cố ở
Formosa đáng tiếc nhưng không nguy hiểm'.
Từ miền Trung, anh Paul Trần Minh Nhật, người từng đồng hành
với Linh mục Đặng Hữu Nam, Giáo xứ Phú Yên tuần hành đòi môi trường sống cho biết
những người dân sống gần nhà máy thép Formosa khẳng định họ nghe những tiếng nổ
lớn liên tục tiếp nối nhau và tất cả mọi người đều bất ngờ.
Theo ý kiến của ông Trần Bang, báo chí trong nước có thể che
lấp thông tin, nhưng không thể che được ngọn lửa của vụ nổ và những cột khói toả
mù mịt bầu trời Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
(RFA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét