2-6-2017
Nội dung quan hệ Việt-Mỹ thời Trump được rõ nét sau chuyến
du hành công vụ tại Mỹ của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Hai vấn đề Bắc Hàn và bất đối xứng cán cân mậu dịch là mối
quan tâm chính của Trump đối với VN.
Về Bắc Hàn. Nói đến Bắc Hàn là nói đến sự can dự của Mỹ vào
bán đảo Triều Tiên, qua cuộc chiến 1950-1953, đối đầu với Liên Xô và Trung hoa
lục địa. Kết quả đất nước này bị phân chia thành hai miền: Nam, Bắc Hàn. Miền Bắc
cộng sản, được bảo trợ của hai đại cường, cũng là hai láng giềng kế cận là LX
và TQ. Miền Nam (cùng với Nhật) đứng dưới cây dù bảo trợ của Mỹ.
Bắc Hàn, qua ba đời lãnh tụ, vẫn còn là một xứ cộng sản độc
tài, nghèo đói và khép kín nhứt hành tinh. Trong khi người anh em phía nam đã
trở thành một cường quốc kinh tế, đứng hàng thứ 11 trên thế giới. LX sụp đổ
nhưng sau đó Nga kế thừa đế quốc từ đống tro tàn. Nhờ tài nguyên phong phú và
kho vũ khí hạt nhân còn lại (khá nguyên vẹn), Nga trỗi dậy trở thành một đại cường
quân sự. Còn TQ, nhờ sớm “mở cửa”, lãnh đạo dám bỏ qua các ràng buộc ý thức hệ
cứng nhắc lỗi thời, sử dụng các nguồn lực tư bản và khoa học kỹ thuật của Mỹ,
Nhật (và Nam Hàn)... Nhờ đó TQ đã thành công việc canh tân đất nước. TQ trở
thành đại cường thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ.
Vấn đề là Bắc Hàn, mặc dầu là một trong những quốc gia nghèo
đói nhứt, nhưng cũng đã thành công trong việc cải cách quốc phòng, nhứt là hai
lãnh vực hạt nhân và chế tạo (và phóng) hỏa tiễn. Với con số vài chục (?) đầu đạn
hạt nhân cùng với khả năng phóng hỏa tiễn (ngày càng tiến bộ), Bắc Hàn đã đặt
các nước, không chỉ Nam Hàn và Nhật, mà còn TQ (Bắc Kinh, Thượng Hải…), Nga
(Moscou) và một phần nước Mỹ, vào tầm nhắm các phi đạn hạt nhân của mình.
Kết quả này do đâu ? Dĩ nhiên là do các đời tổng thống Mỹ
Clinton, Obama… đã quá “ôn hòa” với lãnh đạo Bắc Hàn. Nhưng cũng do thế địa chiến
lược, quyền lợi xung đột, khó có thể có một giải pháp ổn thỏa cho tất cả. Tức
là các lãnh đạo TQ, Nga… cũng một phần có trách nhiệm.
TQ và Nga không thể để cho Hoa Kỳ đơn phương trừng phạt Bắc
Hàn. Bởi vì việc này làm cho Bắc Hàn sụp đổ và Nam Hàn thống nhứt đất nước. TQ
và Nga không thể chấp nhận có một quốc gia Triều Tiên thống nhứt, giàu mạnh
thân Mỹ ở sát nách của mình. Ngay cả Nhật, mặc dầu là đồng minh thân cận vừa của
Mỹ, vừa của Nam Hàn, cũng không thể chấp nhận một Hàn quốc thống nhứt, hùng mạnh
chế ngự được vũ khí hạt nhân.
Nhưng các lãnh đạo Mỹ, Nga, TQ, Nhật... không ai cảm thấy
yên tâm. Những tiến bộ của Bắc Hàn về khoa học kỹ thuật, mức độ tàn phá các đầu
đạn hạt nhân của Bắc Hàn ngày càng kinh khủng hơn. Cũng như các hỏa tiễn ngày
càng tinh tế, về độ chính xác mà tầm xa được mở rộng.
Giải pháp nào cho Bắc Hàn để giải tỏa các mối lo của các đại
cường ? Giải pháp nào có thể cân bằng quyền lợi chiến lược cho các bên ? Các biện
pháp trợ giúp kinh tế từ thời Clinton (cùng với chính sách Hướng dương của Nam
Hàn), Obama… cho thấy đã thất bại.
VN vì vậy trở thành một “nhân tố quan trọng” trong ván cờ
chiến lược Bắc Hàn.
Ta có thể hình dung ra nhiều “kịch bản” (mà kịch bản nào VN
cũng có vai trò trung tâm).
Giải pháp ưu tiên là kinh tế. Mô hình VN là tiêu chuẩn để
lãnh đạo Bắc Hàn noi theo. Kim Jong Un cam kết giải giới kho vũ khí hạt nhân (với
sự chứng giám, nếu không là chủ động của Mỹ và quốc tế). Đổi lại TQ và Mỹ sẽ
giúp họ Kim, một phía bảo đảm về chỗ dựa chính trị, phía kia bảo đảm về trợ
giúp tư bản. VN dĩ nhiên đóng vai trò “con thoi”, là “sứ giả” trong lãnh vực
“đi đêm” giữa các bên.
Giải pháp thứ hai là quân sự. Trump sử dụng việc “bất đối xứng
cán cân thương mãi” để ép TQ đồng thuận với mình trong vụ “trừng phạt” Bắc Hàn.
Cuộc chiến sẽ “hạn chế” ở việc phá bỏ các trung tâm nguyên tử (làm giàu
Uranium, Plutonium), các trung tâm nghiên cứu, chế tạo và lắp ráp đầu đạn hạt
nhân cũng như các loại động cơ (và nhiên liệu) hỏa tiễn. Giải pháp này có nhiều
nguy cơ “vượt khỏi tầm kiểm soát”, chiến tranh sẽ lan rộng và bùng nổ giữa các
đại cường. VN sẽ là “ngọn cờ đầu” của hoa Kỳ do vị trí trọng yếu của Cam Ranh.
VN sẽ cho Mỹ sử dụng Cam Ranh như một “hậu trạm”, vừa là nơi
tiếp liệu nhu yếu phẩm cho chiến trường, vừa là nơi trú ẩn của các hạm đội (và
không lực) Mỹ. Nếu cuộc chiến mở rộng, vai trò của VN đối với Mỹ càng quan trọng
hơn.
Một trong các “ám ảnh” của Trump, biểu lộ từ lúc còn tranh cử,
là sự đe dọa của TQ chiếm vai trò hàng đầu của Mỹ. Để tự bảo vệ, chiến tranh giữa
Mỹ và TQ sẽ phải diễn ra.
Về kinh tế (bất đối xứng cán cân mậu dịch), thực ra chỉ là
cái “chỏm tóc” của VN để Mỹ nắm đầu. Con số vài ba chục tỉ, so với TQ, Đức… nước
nào cũng vài trăm tỉ trở lên. Đối với TQ mà Mỹ còn “ngó lơ” được huống chi VN.
Mỹ sẽ giựt tóc VN (mà VN không thể chống cự), nếu VN không
chấp thuận đi với Mỹ trong việc giải quyết bàn cờ Bắc Hàn. Bởi vì, thặng dư
thương mãi của VN đến từ Samsung và các xí nghiệp FDI khác. Mỹ tăng mức thuế để
cân bằng thì Samsung (và các xí nghiệp khác) phải rời bỏ VN để đi tìm “thiên
đàng thuế và nhân công rẻ”, như ở Miến Điện, Madagasca… Kinh tế VN sẽ sụp đổ.
Việc này đe dọa sự tồn tại của chế độ.
Đi với Mỹ (chống TQ) VN còn được lợi là bảo vệ được Biển
Đông.
Vì vậy, kịch bản nào xảy ra, vấn đề “nhân quyền” cũng đều “xếp
xó”.
Nhiều tháng trước tôi đã viết rằng từ nay “giới tranh đấu
cho một nước VN tốt đẹp hơn” sẽ phải tranh đấu một mình. Tình hình thế giới có
nhiều thay đổi. Vì vậy mọi người hãy cẩn thận. Điều tôi tiên đoán đã xảy ra
đúng như vậy.
Nhưng ta không thể “bó tay”. Bởi vì chúng ta không tranh đấu
cho quyền lợi của cá nhân, bản thân mình. Mục tiêu vĩnh cửu của chúng ta vẫn là
tranh đấu vì “một nước VN tốt đẹp hơn”.
Không có gì đẹp hơn việc hy sinh vì một lý tưởng trong sáng.
Đảng CS hiện nay có khoảng 4 triệu đảng viên. Nếu tính thêm
gia đình, quyến thuộc, con số có lẽ lên tới 20 triệu người. Trong khi GS Carle
Thayer có đưa ra con số ⅙ dân số VN là “an ninh”, làm việc cho công an.
Xã hội VN bị phân cực nặng nề: một thành phần dân tộc này bóc
lột, đày đọa thành phần dân tộc kia, không khác thời thực dân nô lệ.
Những người “tranh đấu cho một VN tốt đẹp hơn” mặc dầu ít ỏi,
lúc ban đầu, nhưng con số này ngày càng tăng, đặc biệt ở giới trẻ. Đây là đóm lửa
hy vọng cho tương lai đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét