Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




ZBIGNIEW BRZEZINSKI, NHÂN VẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LỊCH SỬ VN, VỪA QUA ĐỜI

FB Thu Ngoc Dinh
27-5-2017

Hình bên: Ông Zbigniew Brzezinski. Nguồn: Getty Images.

Cố vấn An ninh Quốc gia, dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, ông Zbigniew Brzezinski, qua đời hôm qua [26-5-2017], thọ 89 tuổi.

Brzezinski là một nhân vật có thể nói gắn liền với giai đoạn lịch sử đau thương của dân tộc Việt Nam, thời chiến tranh lạnh giữa 3 nước Trung - Mỹ - Liên Xô.

Sau khi chiến tranh kết thúc ngày 30/4/1975, tháng 5/1977, Việt Nam đã có cơ hội đàm phán đầu tiên với phái đoàn Mỹ ở Paris về bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Nhưng có lẽ do quá say sưa với chiến thắng "đế quốc Mỹ", phía VN yêu cầu Mỹ bồi thường chiến tranh 3,2 tỷ đô la, làm điều kiện đàm phán, để rồi Việt Nam bỏ lỡ cơ hội thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ ngay từ năm 1977.

Khi Việt Nam bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa với Mỹ ở 3 cuộc đàm phán trong năm 1977, thì ông Zbigniew Brzezinski là Cố vấn An ninh Quốc gia của Mỹ lúc bấy giờ, muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc để chống Liên Xô trong cuộc chiến tranh lạnh. Tháng 5/1978, ông Brzezinski bay sang Bắc Kinh, bắt đầu cho các cuộc đàm phán với Trung Quốc.

Về phía Việt Nam, hai bên tiếp tục vòng đàm phán thứ tư vào tháng 9/1978 giữa ông Richard Holbrooke, thứ trưởng Ngoại giao Mỹ với ông Nguyễn Cơ Thạch phía VN, nhưng kết quả như mọi người biết trước là thất bại.

Bảy tháng sau khi ông Brzezinski bay qua Bắc Kinh, quan hệ ngoại giao Mỹ - Trung đã được bình thường hóa, Mỹ thiết lập bang giao với Trung Quốc ngày 1/1/1979.

Ngày 29/1/1979, Jimmy Carter tiếp Đặng Tiểu Bình ở phòng Bầu Dục bên trong Nhà Trắng, nơi đó Đặng Tiểu Bình nói với Carter rằng, Việt Nam phải được dạy một bài học, giống như Ấn Độ (Nguyên văn: “Vietnam must be taught a lesson, like India”), để rồi chưa đầy 20 ngày sau đó, Trung Quốc đưa quân sang đánh Việt Nam trong cuộc chiến biên giới, khởi đầu ngày 17/2/1979.

Ông Huang Chen (trái) thuộc Phòng Liên lạc Trung Quốc 
và thông dịch Hsu Shan Wei, TT Jimmy Carter (phải), 
ngồi cạnh là ông Zbigniew Brzezinski. Ảnh chụp năm 1977 
tại phòng Bầu Dục. Nguồn: NYT

Nếu Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ năm 1977, trước khi Mỹ và Trung Quốc bình thường hóa mối quan hệ, có lẽ đất nước ta đã tránh khỏi cuộc chiến đẫm máu năm 1979, tiết kiệm được bao nhiêu xương máu của dân.

Sau khi bỏ lỡ cơ hội năm 1977, đến ngày 12/7/1995, quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt - Mỹ mới được thiết lập. Hậu quả sau gần 20 năm bị Mỹ cấm vận ra sao, có lẽ mọi người đều biết.

Cái giá phải trả cho bài học kiêu ngạo quá lớn.


Trí Nhân Media

2 nhận xét:

  1. Nặc danh31/5/17 12:41

    Không ngu không phải là VC. Càng học cao càng ngu tợn. Học ít ngu nhiều, học nhiều ngu quá độ . Đó là bản chất của VC , dù sông thị nghè có cạn, núi thị vãi có mòn, thì chân lý VC ngu không bao giờ thay đổi, bởi vì ngu mới theo cộng sản. Thí dụ điển hình là BS Dương Quỳnh Hoa, vì cao ngạo và ngu xuẩn, nên hết một đời hại dân hại nước và vị VC cho ra rìa rồi vợ chồng chết trong tủi nhục. Nga mà còn chạy làng thì ai mà dám đến gần CS .

    Trả lờiXóa