Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TIN CẬP NHẬT - CHỦ NHẬT 30/4/2017

TS Lê Minh Nguyên tổng hợp
30-4-2017

Cha con ông Bùi Thành Nhơn - Bùi Cao Nhật Quân

Tin Thế Giới

1.
ASEAN: Tuyên Bố Chung ra muộn và tránh chỉ trích Bắc Kinh về Biển Đông

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 đã kết thúc ngày 29/04/2017. Bản Tuyên Bố Chung của hội nghị thường được công bố ngay sau khi thượng đỉnh bế mạc, nhưng phải chờ đến sáng nay, 30/04, văn kiện chính thức mới được công bố trên trang web của hội nghị. Nội dung liên quan đến Biển Đông rất nhẹ nhàng đối với Trung Quốc : Từ ngữ nói về hành động của Bắc Kinh bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông hoàn toàn biến mất.

Theo ghi nhận của kênh truyền thông Philippines ABS-CBN, việc công bố muộn màng bản Tuyên Bố Chung là một sự kiện khác thường vì « lần đầu tiên trong lịch sử của mình, thượng đỉnh ASEAN đã bế mạc mà không có bản tuyên bố chung được công bố trong cùng một ngày ».

Báo Singapore The Straits Times cũng nêu lên việc mọi người đều chờ đợi tổng thống Philippines Duterte, trong tư cách chủ tịch ASEAN, sẽ đọc bản tuyên bố chung tại cuộc họp báo bế mạc hội nghị. Tuy nhiên, ông đã loan báo văn kiện này sẽ được đưa sau lên website của ASEAN và gửi tới các phóng viên bằng thư điện tử.

Về vấn đề Biển Đông, Tuyên Bố Chung của thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 ngắn gọn khác thường : Gộp lại trong vỏn vẹn 2 điều và bao gồm 265 từ, trong lúc bản tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2016 ở Lào có đến 8 điều và 439 từ.

Trên bình diện nội dung, phần nói về Biển Đông chỉ lập lại những điểm thường thấy như « tái khẳng định » tầm quan trọng của quyền tự do hàng không và hàng hải, của việc xây dựng lòng tin lẫn nhau, tự kiềm chế để tránh làm cho tình hình phức tạp thêm, không sử dụng võ lực hay đe dọa dùng võ lực để giải quyết tranh chấp.

Không còn « quan ngại sâu sắc » về hoạt động « cải tạo đất » và quân sự hóa »

Tuy nhiên, điểm được giới quan sát chú ý nhất là việc Tuyên Bố Chung của thượng đỉnh ASEAN lần này tại Manila như không còn lo ngại về tình hình Biển Đông nữa, và đã xóa bỏ toàn bộ các nhóm từ gợi đến các hoạt động bồi đắp và quân sự hóa các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã và đang tiến hành tại vùng Biển Đông. Thay vào đó là từ ngữ rất chung chung và mơ hồ "những diễn biến gần đây".

Thay đổi lộ rõ khi so sánh văn kiện ở thượng đỉnh ASEAN thứ 30 tại Philippines với Tuyên Bố Chung của hội nghị thượng đỉnh ASEAN thứ 28-29 tại Lào vào tháng 09/2016. Tuyên bố chung của ASEAN tại Lào đã nói rõ trong điều thứ 121 mở đầu phần Biển Đông là các lãnh đạo ASEAN « tiếp tục quan ngại sâu sắc về các diễn biến gần đây và đang diễn ra, đồng thời ghi nhận quan ngại của một số Bộ trưởng về việc cải tạo đất và sự gia tăng các hoạt động ở khu vực, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể phương hại tới hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực».

Trong điều 120 của bản tuyên bố chung Manila mở đầu phần Biển Đông, câu nói về thái độ quan ngại sâu sắc chung của khối Đông Nam Á biến mất hoàn toàn, và chỉ còn một số nước ASEAN quan ngại mà thôi, điều được thấy trong câu ngắn gọn : « Chúng tôi ghi nhận những quan ngại của một số lãnh đạo về các diễn biến gần đây trong khu vực ».

Nhóm từ đề cập cụ thể đến hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc như vậy đã biến mất, cũng như từ ngữ liên quan đến việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông.

Trong Tuyên bố chung tại Lào, các lãnh đạo ASEAN đã nói trong điều 124 : « Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không quân sự hóa và tự kiềm chế trong mọi hoạt động, trong đó có việc cải tạo đất, có thể làm phức tạp thêm tình hình và gia tăng căng thẳng ở Biển Đông ». Câu này với hai nhóm từ « quân sự hóa và cải tạo đất » không được ghi lại trong văn kiện vừa công bố.

Điểm đáng nói là các từ ngữ này không có trong dự thảo ban đầu của Philippines, nhưng đã được tái lập trong dự thảo cuối cùng ngày 29/04, mà các hãng tin AP của Mỹ, AFP của Pháp và Reuters của Anh đọc được. Theo các nguồn tin này, có 4 nước ASEAN (trong đó có Việt Nam, theo nguồn của AFP) đã yêu cầu như trên. Tuy nhiên, việc các từ ngữ trên không có trong bản Tuyên Bố Chung cho thấy là trong vòng đàm phán tối hậu, phe chủ trương không phê phán Trung Quốc đã áp đặt được quan điểm của mình. - VOA
|
|

2.
Tại Cairo, Đức Giáo Hoàng kêu gọi lấy tình thương chống cuồng tín

Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết thúc chuyến tông du 27 giờ được xem là « thành công » tại Ai Cập, ba tuần sau một vụ thánh chiến Hồi giáo Daech nổ bom sát hại 45 tín đồ Thiên Chúa giáo của giáo hội Cop. Trong thánh lễ hôm thứ Bảy 29/04/2017 trước 15.000 người ở ngoại ô Cairo, giáo chủ Tòa Thánh La Mã lên án các hình thức cực đoan. Ngài đưa thông điệp « đừng xem người khác đạo là kẻ thù, hãy xem họ là anh em và đối xử với họ bằng tinh thần vị tha và bác ái ».

Từ tổng thống Ai Cập cho đến giới trẻ tìm không ra việc làm, mọi người đều kỳ vọng chuyến tông du ngắn ngủi này sẽ mang lại những thành quả tốt cho xứ Kim Tự Tháp. Từ Cairo, thông tín viên Alexandre Buccianti tường thuật :

Đối với tổng thống Sissi, âm vang chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng ra toàn thế giới là cơ hội lý tưởng giúp cải thiện hình ảnh chế độ Ai Cập. Uy tín của chính quyền bị xấu đi rất nhiều do bị các tổ chức nhân quyền quốc tế tố cáo đàn áp chính trị.

Còn đối với đại giáo sĩ Ahmed al-Tayeb, viện trưởng đại học Hồi Giáo Al Azhar thì sự hiện diện của giáo chủ Tòa Thánh Vatican sẽ giúp cho định chế tôn giáo có lịch sử một ngàn năm, phục hồi uy thế tinh thần trong cộng đồng hệ phái Sunni.

Trong khi đó, giới thân cận với tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo cũng khai thác thời điểm chính quyền tiếp đón thượng khách để chinh phục phần nào cảm tình bị đánh mất trong công luận. Phe này tung ra chiến dịch tuyên truyền trên mạng xã hội với nội dung tố cáo « cuộc tiếp đón nồng nàn dành cho lãnh đạo tinh thần của đạo binh thập tự giá » trong khi thành viên Huynh Đệ Hồi Giáo thì bị đàn áp.

Cuối cùng, trong lãnh vực du lịch, những người có trách nhiệm hoan nghênh cú « quảng cáo tuyệt vời » cho Ai Cập. Họ hy vọng, sau chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, ngành du lịch, guồng máy kinh tế và tạo công ăn việc làm của xứ Kim Tự Tháp, sẽ khởi sắc. - RFI
|
|

3.
Pháp: Ứng viên TT Macron được một nhân vật cánh trung có uy tín ủng hộ --- Pháp: Le Pen sẽ chọn Dupont-Aignan làm thủ tướng nếu đắc cử

Trên tuần báo Journal du Dimanche số ra hôm nay, 30/04/2017, một nhân vật có uy tín thuộc cánh trung tại Pháp, ông Jean-Louis Borloo đã cho biết là ông sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên trung dung Emmanuel Macron nhân vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Pháp vào Chủ Nhật 07/05 tuần tới.

Trong bài trả lời phỏng vấn, nhân vật nguyên là bộ trưởng bộ Sinh Thái trong chính phủ François Fillon từ năm 2007 đến 2010 xác định rằng ông sẽ dấn thân « hết mình » bên cạnh ứng viên Macron, một người được ông cho là biểu tượng của « sự đổi mới chính trị, tính hiện đại, tình đoàn kết và liên đới mà nước Pháp đang rất cần ». Ông đồng thời cho biết sẵn sàng tham chính để giúp ông Macron.

Dù đã xa rời chính trường từ ba năm nay, ông Borloo vẫn là người được cả cánh tả lẫn cánh hữu ở Pháp tôn trọng. Trong vòng 1 cuộc bầu cử vừa qua, ông hoàn toàn im lặng, không cho biết mình ủng hộ ai.

Ngoài hậu thuẫn của ông Borloo, ứng cử viên Macron tiếp tục được tổng thống Pháp mãn nhiệm hậu thuẫn. Phát biểu tại Bruxelles ngày hôm qua, ông François Hollande đã khích lệ các « lực lượng cộng hòa » chọn « lá phiếu Macron» vào ngày 07/05 tới đây để giảm tối đa số phiếu bầu cho ứng viên cực hữu Marine Le Pen.

Từ thành phố là « thủ đô » của Liên Hiệp Châu Âu, ông Hollande cho rằng vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Pháp sắp tới là một cuộc bỏ phiếu về tương lai của nước Pháp trong châu Âu.

Lập trường về Liên Hiệp Châu Âu của hai ứng cử viên tổng thống Pháp hoàn toàn đối nghịch nhau. Nếu ông Macron chủ trương nước Pháp mở ra châu Âu và thế giới, thì ngược lại bà Le Pen muốn rút Pháp ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu. - RFI

***
Một diễn tiến khá bất ngờ trong cuộc tranh cử tổng thống Pháp 2017 : Ngày hôm nay 29/04/2017, ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen chính thức thông báo là nếu đắc cử tổng thống vòng hai ngày 07/05 tới, bà sẽ chỉ định ông Nicolas Dupont-Aignan, lãnh đạo một đảng dân tộc chủ nghĩa cực lực chống châu Âu, làm thủ tướng. Bà Le Pen đã thông báo như trên trong cuộc họp báo chung với ông Dupont-Aignan

Bà Marine Le Pen tuyên bố rằng việc chọn ông Dupont- Aignan làm thủ tướng xuất phát từ việc ông là một nhân vật « yêu nước » và có « cùng dự án » với bà.

Là lãnh đạo đảng Nước Pháp Đứng Dậy ( Debout la France), có lập trường chống hợp nhất châu Âu, bảo vệ chủ quyền nước Pháp, ông Dupont-Aignan đã thu được 4,7% số phiếu trong vòng đầu bầu cử tổng thống Pháp ngày 23/04. Hôm qua, ông đã tuyên bố sẽ ủng hộ ứng cử viên cực hữu trong vòng hai và đã đạt một thỏa thuận cầm quyền với bà Marine Le Pen.

Nhưng quyết định nói trên của ông Dupont-Aignan không được sự đồng tình của một bộ phận trong đảng Nước Pháp Đứng Dậy. Phó chủ tịch đảng này, ông Dominique Jamet và một lãnh đạo khác đã từ chức ngay sau thông báo của ông Dupont-Aignan.

Việc lãnh đạo đảng Nước Pháp Đứng Dậy ủng hộ ứng cử viên cực hữu đã bị ông François Bayrou, lãnh đạo đảng cánh trung Modem và là người ủng hộ ứng cử viên Emmanuel Macron, chỉ trích kịch liệt. Bên phía đảng cánh hữu Những người Cộng Hòa, một số nhân vật cũng đã lên án ông Dupont-Aignan.

Còn tổ chức chống kỳ thị sắc tộc SOS Racisme thì đêm qua đã ra thông cáo lên án ông Dupont-Aignan là một người « tự nhận là kế thừa tướng De Gaulle nay lại đi theo những kẻ kế thừa thống chế Pétain » (người đã hợp tác với Đức Quốc Xã vào thời Pháp bị chiếm đóng).

Hiện vẫn bị đối thủ Emmanuel Macron, ứng cử viên đảng Tiến Bước, bỏ xa trong các cuộc thăm dò ý định bỏ phiếu cho vòng hai, bà Le Pen đang cố thu hút cử tri từ các đảng khác, đặc biệt là cử tri đã bỏ phiếu cho Jean-Luc Mélenchon, ứng cử viên đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất ( La France insoumise ). Cho tới nay, ông Mélenchon, một người vốn có lập trường chống Mặt Trận Quốc Gia, vẫn từ chối ra lời kêu gọi bỏ phiếu cho ai. Trong một đoạn video đăng trên mạng xã hội Twitter hôm qua, bà Le Pen đã thúc giục cử tri của ông Mélenchon bỏ phiếu cho bà ở vòng hai. - RFI
|
|

4.
Máy bay quân sự Cuba rơi làm 8 binh sĩ chết

Tám quân nhật đã thiệt mạng hôm thứ Bảy khi một chiếc máy bay quân sự của Cuba rơi ở tỉnh miền tây Artemisa.

Một tuyên bố của chính phủ cho biết chiếc máy bay AN-26 do Liên Xô chế tạo đã cất cánh từ sân bay Playa Baracoa gần Havana vào sáng sớm thứ Bảy và rơi xuống một sườn đồi gần Candelaria, thuộc tỉnh Artemisa, cách thủ đô khoảng 65 km về phía tây nam.

Quân đội cho hay một ủy ban đặc biệt sẽ điều tra nguyên nhân vụ tai nạn. Các quan chức không cung cấp thêm thông tin ngay lúc này.

Thời tiết quang đãng và có nắng tại thời điểm xảy ra tai nạn. - VOA
|
|

5.
Tổng thống Trump mời ông Duterte tới Nhà Trắng

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 29/4 đã mời nhà lãnh đạo Philippines Rodrigo Duterte tới Nhà Trắng.

Lời mời được đưa ra trong cuộc điện đàm giữa nguyên thủ hai nước mà đôi bên cũng đề cập tới các quan ngại về Bắc Hàn, theo Reuters.

Một thông cáo của Nhà Trắng có đoạn: “Cuộc trao đổi diễn ra rất thân mật, và hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về các mối quan ngại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) liên quan tới an ninh khu vực, trong đó có mối đe dọa từ Bắc Hàn”.

Trước khi trao đổi qua điện thoại với ông Trump, Tổng thống Philippines nói tại Manila rằng Hoa Kỳ nên kiềm chế và không nên bị cuốn vào “trò chơi” của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un.

Trước cuộc điện đàm, Bình Nhưỡng phóng thử một tên lửa đạn đạo, nhưng bất thành.

Philippines hiện là quốc gia giữ vị trí chủ tịch luân phiên của ASEAN, tổ chức gồm nhiều thành viên trong đó có Việt Nam.

Theo Reuters, Nhà Trắng không cho biết các chi tiết về thời gian diễn ra cuộc gặp ở Washington, nhưng nói rằng ông Trump nóng lòng tới thăm Philippines vào tháng 11 để tham dự hai hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo các quốc gia châu Á.

Sau đó, nhà lãnh đạo Mỹ sẽ tới Việt Nam để tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC, dự kiến sẽ diễn ra ở Đà Nẵng. - VOA
|
|

Tin Hoa Kỳ

6.
Trump: "Sẽ không vui" nếu Bắc Hàn lại thử hạt nhân

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông sẽ "không vui" nếu Bắc Triều Tiên thực hiện một cuộc thử nghiệm hạt nhân nữa, lần thứ sáu.

Ông Trump cũng đề cập đến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong cuộc phỏng vấn được phát sóng hôm Chủ nhật trên kênh CBS, ông Trump nói: "Tôi cũng có thể nói với quý vị rằng tôi cũng không tin rằng chủ tích Trung Quốc, người rất được tôn trọng, sẽ thấy vui".

Khi được hỏi liệu "không vui" về một cuộc thử nghiệm hạt nhân nữa của Bình Nhưỡng có đồng nghĩa là ông sẽ thực hiện "hành động quân sự" nhắm vào chế độ của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, ông Trump nói: "Tôi không biết, ý tôi là rồi chúng ta sẽ thấy".

Bắc Triều Tiên hiện đang cố gắng phát triển một loại tên lửa tầm xa có khả năng tấn công Hoa Kỳ đại lục cách họ 9.000 km. Bắc Triều Tiên đã tiến hành một vụ thử tên lửa mới hôm thứ Bảy, nhưng Hàn Quốc cho biết một lần nữa họ lại thất bại.

Ông Trump viết trên Twitter rằng vụ thử "đã không tôn trọng mong muốn của Trung Quốc cũng như vị chủ tịch đáng kính của nước này .... Thật tồi!"

Vụ thử tên lửa này diễn ra chỉ vài giờ sau khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cảnh báo Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về "hậu quả thảm khốc" nếu cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc, không ép Bắc Triều Tiên chấm dứt chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.

Hoa Kỳ và Hàn Quốc hôm Chủ nhật đã hoàn tất các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn hàng năm với 20.000 lính Hàn Quốc và 10.000 lính Mỹ tham gia. Tuy nhiên, hai nước tiếp tục cuộc tập trận hải quân chung tại Biển Nhật Bản mà Bình Nhưỡng đã lên án là một sự khiêu khích để chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào Bắc Triều Tiên.

Cuộc tập trận hải quân bao gồm tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson, được ông Trump điều tới khu vực như một sự cảnh báo đối với Bắc Triều Tiên. Thông qua truyền thông nhà nước, Bắc Triều Tiên đã đe dọa tấn công chiến hạm này. - VOA
|
|

7.
TT Trump: ‘Tiếc cuộc sống trước kia vì tưởng làm tổng thống thoải mái hơn’

Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Năm nhìn lại 100 ngày đầu tiên của ông ở Tòa Bạch Ốc với cái nhìn thèm muốn về cuộc sống trước khi làm tổng thống.

Trả lời cuộc phỏng vấn của phóng viên hãng thông tấn Reuters, tổng thống nói: “Tôi yêu cuộc sống trước đây, có nhiều thứ chờ đợi tôi. Ở đây tôi phải làm việc nhiều hơn. Tôi tưởng làm tổng thống sẽ được thoải mái hơn.”

Ông than rằng ở địa vị hiện tại ông có quá ít cuộc sống riêng tư và đến nay vẫn đang cố làm quen với việc được Mật Vụ bảo vệ suốt ngày đêm và đi đâu cũng có họ kè kè cạnh bên.

Ông Trump tâm sự: “Quí vị trở thành bị giam hãm ngay trong tổ kén của chính mình vì quí vị được bảo vệ quá kỹ, đến nỗi quí vị muốn đi đâu một mình cũng không được.”

Mỗi khi tổng thống rời Tòa Bạch Ốc, thường thường ông di chuyển trên một chiếc limousine hoặc một chiếc SUV. Ông nói ông tiếc những ngày được tự mình ngồi sau tay lái.

Tổng Thống Trump than tiếp: “Tôi thích lái xe nhưng bây giờ tôi không còn được tự lái nữa.”

Từ hồi bắt đầu tranh cử, ông thường xuyên đụng độ với các cơ quan truyền thông nên ông né không đến dự buổi dạ tiệc White House Correspondents’ Dinner được tổ chức tại thủ đô Washington vào đêm Thứ Bảy, vì ông có cảm tưởng ông bị giới truyền thông đối xử bất công.

Được hỏi trong tương lai ông có đến dự không, thì Tổng Thống Trump đáp: “Năm tới tôi sẽ có mặt, chắc chắn như vậy.”

Buổi dạ tiệc do White House Correspondents’ Association tổ chức, mà đặc phái viên Jeff Mason của Reuters giữ chức chủ tịch. - nguoiviet
|
|

Tin Việt Nam

8.
30/4: Hứa hẹn ngày ấy và bây giờ

Ngày 30/4/1975 đánh dấu sự kiện mà những người cộng sản Việt Nam và các ủng hộ viên gọi là “giải phóng miền nam, thống nhất đất nước”.

Để chiến thắng miền nam được Mỹ hậu thuẫn, cuộc chiến của những người từ miền bắc cần nguồn nhân lực khổng lồ. Để huy động nguồn lực này, miền bắc không chỉ dựa vào chuyên chế mà cả những biện pháp tuyên truyền.

Dịch giả Phạm Nguyên Trường, 66 tuổi, quê ở Thái Nguyên, nhớ lại:

“Người ta thuyết phục là đế quốc Mỹ xâm lược miền nam Việt Nam và đồng bào miền nam của chúng ta bị đế quốc Mỹ xâm lược, đàn áp các thứ. Lúc ấy tôi ở miền bắc mà. Cho nên là nhân dân miền bắc phải đóng góp việc giải phóng miền nam. Theo tôi hiểu thì cái chính nó là như thế, còn tất nhiên những cái bên dưới nó là ‘xóa bỏ chế độ người bóc lột người’, rồi xây dựng chế độ ‘tươi đẹp’ như ở miền bắc”.

Xã hội “tươi đẹp” mà Đảng Cộng sản hứa hẹn với nhân dân là một đất nước công bằng, không có kẻ giàu người nghèo, không còn nạn người bóc lột người, không có ăn mày, trộm cướp, mại dâm, nghiện ngập, và thất nghiệp.

Những viễn cảnh quá ư tốt đẹp này, thông qua tuyên truyền, đã là một phần động lực quan trọng về tinh thần để hàng triệu người dấn thân vào cuộc chiến khốc liệt, kết thúc bằng ngày 30/4/1975.

Nhiều sách báo, tác phẩm văn nghệ vẫn còn lưu lại những lời hứa hẹn này. Doanh nhân Lê Đình Hùng, sinh năm 1973, hiện sống ở thành phố Hồ Chí Minh, nói:

“Những sáng tác của các nghệ sĩ hoặc rất nhiều thành phần của Việt Nam trong thời kỳ đó, hay những bộ phim như ‘Mối tình đầu’, hay là ‘Mùa gió chướng’ hay các bộ phim lớn của Việt Nam thì đều nói như vậy. Hay những tác phẩm báo chí bây giờ vẫn còn lưu trên internet. Và tôi cũng có đọc được rất nhiều những thông tin như vậy”.

Không lâu sau ngày chịu sự kiểm soát của chính quyền cộng sản, người miền nam “làm quen” với hai khái niệm mới là “sở hữu tập thể” và “chuyên chính vô sản”. Kể từ đó, chất lượng cuộc sống đã xuống dốc khác xa so với chính mức sống cũ, chưa nói đến những lời hứa tốt đẹp.

Dịch giả Phạm Nguyên Trường, hiện sống ở Vũng Tàu, diễn giải:

“Xã hội khi dựa vào sở hữu tập thể và chuyên chính vô sản thì sở hữu tập thể chỉ làm cho người ta ngày một gian dối hơn. Sở hữu tập thể làm cho xã hội băng hoại một cách rất nghiêm trọng. Đồng thời cái chuyên chính vô sản nó lại dành cho một số người những quyền mà ở một xã hội bình thường họ không thể có được. Họ có thể làm những điều không nằm trong những quy định nào của luật pháp mà sau đó họ cũng chẳng chịu trách nhiệm gì cả. Vì vậy, theo tôi hiểu thì xã hội đã xuống cấp một cách rất nghiêm trọng, kể cả miền bắc lẫn miền nam”.

Luật sư Trần Quốc Thuận, một cán bộ quốc hội đã nghỉ hưu ở Tp.HCM, mô tả tóm tắt về tình hình cách đây hơn 40 năm:

“Trong cương lĩnh của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nói là khuyến khích sản xuất công nông nghiệp, nhưng mà sau đó thì cải tạo công thương nghiệp dẫn đến hậu quả như chúng ta biết là nền kinh tế bị tê liệt và bao nhiêu người phải bỏ đất nước ra đi. Tình trạng kéo dài rồi sau đó may mà có đổi mới nên có phát triển lại”.

Cuộc cải cách kinh tế của Việt Nam, thường được gọi tắt là “đổi mới”, bắt đầu từ năm 1986, 11 năm sau ngày bắc-nam thống nhất. 

Sau nhiều sai lầm về điều hành kinh tế và những bất lợi về địa chính trị khi Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa sụp đổ, Đảng Cộng sản Việt Nam chấp nhận chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường, mặc dù nhà nước vẫn kiểm soát một số lĩnh vực trọng yếu.

Sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam được Ngân hàng Thế giới và một số tổ chức tài chính quốc tế đánh giá là có tốc độ tăng trưởng vào hàng nhanh nhất ở châu Á và trên thế giới. 

Trong giai đoạn 1991 đến 2016, tăng trưởng trung bình đạt gần 7%/năm. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người năm 1991 là 188 đôla, thuộc nhóm nước nghèo nhất. Con số này của năm 2016 đã tăng gần 11 lần, đạt 2.050 đôla, đưa Việt Nam với dân số hơn 90 triệu người vào nhóm nước có thu nhập trung bình thấp.

Đại tá công an về hưu Đinh Đình Phú ở Hải Phòng nói về sự phát triển kinh tế này:

“Đất nước chúng tôi được phát triển một cách vượt bậc. Dân giàu lên trông thấy. Ngay thủ đô Hà Nội không còn có đất mà để ô tô ấy chứ. Nhiều thành phố lớn nhà cao tầng mọc lên nhiều lắm. Hải Phòng chúng tôi đang phát triển. Nông thôn mới bây giờ đang ngày càng giàu có. Xã hội rất là văn minh. Những thành quả sau hơn 40 năm thống nhất đất nước so với trước đã vượt bậc lắm rồi”.

Tuy nhiên, luật sư Trần Quốc Thuận và doanh nhân Lê Đình Hùng cho rằng để đánh giá sự tiến bộ, không nên chỉ so hiện tại với quá khứ của bản thân Việt Nam mà cần có sự so sánh rộng hơn.

Ông Thuận, người có hơn 40 năm tuổi đảng, cho rằng điều đáng suy nghĩ là dù Việt Nam đã tăng trưởng mạnh, song trong cùng khoảng thời gian hơn 4 thập kỷ, nhiều nước khác, kể cả đa số các nước láng giềng, đã đạt được những thành tựu to lớn hơn.

Ông Hùng, chủ Công ty vàng bạc đá quý Cửu Long, đưa ra ý kiến:

“Khi chúng ta không so sánh Việt Nam với các nước khác, thì chúng ta thấy Việt Nam rất là tốt, rất là đẹp, rất là phát triển, rất là tuyệt vời. Khoảng 20 năm trở lại đây, tôi đi hầu như các nước trên thế giới thì thấy rõ ràng Việt Nam còn hạn chế về nhiều mặt. Các mặt còn rất là yếu kém so với các nước phát triển, về văn hóa, kinh tế, chính trị. Những người lãnh đạo hay nói lấy cột mốc biến thành một Thượng Hải, biến thành một Singapore, rồi biến thành hòn ngọc Viễn Đông. Tức là những cái điều mà cho thấy rằng đảng, nhà nước, chính phủ, đặc biệt là nhân dân đã cố hết sức nhưng rõ ràng sự phát triển của Việt Nam vẫn có một khoảng cách khá xa với mặt bằng chung của những nước ASEAN hoặc những nước văn minh phát triển hàng đầu”.

Điều khiến nhiều người Việt trăn trở là sự thịnh vượng tăng lên sau 42 năm có mang lại xã hội tươi đẹp, công bằng cho tất cả mọi người như những lời hứa trong quá khứ của Đảng cộng sản? Ông Trần Quốc Thuận nhận xét:

“Nhiều người giàu có, nhưng nhiều lúc không giải thích được tại sao họ giàu kinh khủng thế. Mà nhất là cái nạn tham nhũng, cái nạn hà hiếp nhân dân ngày càng xấu. Bao nhiêu nghị quyết của đảng về chống tham nhũng thì tham nhũng ngày càng lớn. Lúc đầu thì mấy triệu [đồng], rồi sau mấy trăm triệu, giờ là mấy tỉ, lên đến hàng trăm hàng ngàn tỉ [đồng]. Niềm tin của nhân dân tin vào người lãnh đạo, người cầm quyền, tin vào đảng là nó sa sút nghiêm trọng”. 

Trong nhiều diễn đàn mạng xã hội, nhiều ý kiến “bất bình”, “nhức nhối” vì bất công ngày càng tăng, chênh lệch giàu nghèo mỗi lúc một nới rộng, nạn người bóc lột người, trộm cướp, mại dâm, nghiện ngập, thất nghiệp không những không bị xóa bỏ mà dường như còn nặng nề hơn xưa.

Dân số tăng lên nhiều trong khi công ăn việc làm không được tạo ra tương xứng khiến nhiều người tìm cách đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài để có nguồn sống, đa phần là các công việc vất vả, nặng nhọc. 

Nguy cơ đói nghèo đẩy nhiều phụ nữ đến chỗ lấy chồng ngoại quốc hoặc làm gái mại dâm cả ở trong nước lẫn ở nước ngoài.

Đầu năm 2016, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính Việt Nam có khoảng 100.000 người bán dâm, trong đó có nhiều phụ nữ hoạt động ở các nước trong vùng. Việt Nam nói con số trong hồ sơ quản lý được là hơn 11.000 người bán dâm ở 63 tỉnh thành.

Trong gần 10 năm trở lại đây, con số phụ nữ Việt lấy chồng ngoại với mục đích ‘đổi đời’ ước tính khoảng 100.000 người mỗi năm. Cô dâu Việt thường kết hôn với người Hàn Quốc, Đài Loan và gần đây ngày càng nhiều người lấy chồng Trung Quốc, khi mức sống của nước láng giếng phương bắc đã gấp 4 lần Việt Nam, theo các con số chính thức.

Về lao động xuất khẩu, theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, năm 2016, có hơn 126 nghìn người làm việc ở 29 quốc gia, kể cả ở các nước Bắc Phi lẫn Lào và Campuchia, hai nước láng giềng thường được coi là không phát triển bằng Việt Nam. Số người Việt Nam làm việc bất hợp pháp ở các nước láng giềng được ước tính cũng lên đến hàng vạn người.

Cựu đại tá công an Đinh Đình Phú, người từng đấu tranh chống tham nhũng đất đai, tỏ ra bình tĩnh trước tất cả những thông tin này:

“Bây giờ không ai dùng cái từ ‘người bóc lột người’. Tại vì đã là kinh tế thị trường, người nào có tài thì người đấy có tiền. Thế còn kinh tế thị trường tất nhiên là cái giàu nghèo, những cái tiêu cực là hai mặt của vấn đề. Nhà nước phải khắc phục cái đó. Thế giới bây giờ là mái nhà chung rồi, cái quyền tự do của người lao động, nơi nào người ta thu nhập cao thì nhà nước này sẵn sàng cho họ đi, cho họ làm. Tiền cao hơn họ lại gửi về xây dựng quê hương đất nước, xây dựng gia đình. Còn trong cặn bã của xã hội thì có những cái thế lực bảo thủ, lạc hậu tác động từ bên ngoài vào thì tránh làm sao khỏi những cái tiêu cực xã hội được. Cái đó là đương nhiên thôi”.

Nhưng doanh nhân Lê Đình Hùng lại thấy lo ngại:

“Nếu nói về mặt xã hội, về mặt bất công, chúng ta có quá nhiều vấn đề đã xảy ra. Những sự bất công đó đã và đang làm cho xã hội biến đổi, biến dạng, xung đột, mâu thuẫn. Sau cuộc cách mạng internet, công nghệ là nền tảng kết nối, nó xóa nhòa mọi ranh giới, người dân có cơ hội mở mang tầm mắt của mình. Nó làm cho người dân hiểu được vấn nạn của xã hội, của đất nước, của dân tộc, đã và đang là một trong những cái bức xúc mà người ta đang đấu tranh để đòi lại cái quyền lợi của mình”.

Dịch giả Phạm Nguyên Trường thậm chí đánh giá bi quan hơn. Ông cho rằng hàng chục năm áp dụng các chính sách chính trị, kinh tế, giáo dục đầy những khiếm khuyết đã đưa Việt Nam đến tình trạng mà ông gọi là “cuộc khủng hoảng toàn diện”.

Ông nói:

“Cuộc khủng hoảng này muốn giải quyết nó thì phải trở lại với những cái thế giới hiện nay người ta đang làm. Tức là xã hội dân chủ, tự do. Trong đó có đa nguyên, đa đảng, tam quyền phân lập. Rồi thì nhà nước không can thiệp, không áp đặt hệ tư tưởng vào hệ thống giáo dục. Tóm lại, sự độc quyền của Đảng Cộng sản hiện nay chính là nguyên nhân chính gây ra những cái tệ nạn mà chúng ta đang thấy hiện nay”.

Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của internet, doanh nhân Lê Đình Hùng tin rằng theo thời gian, người dân biết cách tác động để chính quyền thay đổi và cải thiện tình hình:

“Chính người dân sẽ nhờ vào khoa học công nghệ, internet để điều chỉnh và làm áp lực cho chính quyền, cho chính phủ, cho nhà nước, để buộc họ đi theo sự văn minh tiến bộ, đó là tự do dân chủ trong tương lai”. 

42 năm đã qua, những người cộng sản đã thực hiện được lời hứa ‘thống nhất đất nước,’ nhưng đối với nhiều người dân, lời hứa về một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, không có tệ nạn vẫn còn cách xa thực tế cả một khoảng cách lớn. - VOA
|
|

9.
Đánh đấm trong nội bộ CSVN trước Hội Nghị Trung Ương 5 Tháng Năm 2017

Theo nhóm Công Lý từ trong nước, mà có lẽ là do chia rẽ và bất mãn trong nội bộ Đảng CSVN, gởi bài ra hải ngoại với tiêu đề "Giải mã bí ẩn thân thế của đại thiếu gia tập đoàn Novaland" mà trong đó có nhiều dữ kiện có thật và nhiều dữ kiện mật chưa kiểm chứng được, đọc giả đọc để tham khảo và đối chiếu thêm sau này.

*****
(bài 1)

Giải mã bí ẩn thân thế của đại thiếu gia tập đoàn Novaland

Hiện nay cư dân mạng đang xôn xao dư luận vì scandal ảnh sex của Bùi Cao Nhật Quân, đại thiếu gia của tập đoàn Novaland, ông trùm thị trường bất động sản. 

Nhắc đến Novaland ai cũng biết tập đoàn này đang nổi đình nổi đám với các phi vụ chiếm lĩnh hầu hết những khu đất vàng ở trung tâm Sài Gòn, Đà Nẵng, khi vừa lên sàn đã đưa ông chủ Bùi Thành Nhơn và đại thiếu gia Bùi Cao Nhật Quân leo lên top những người giàu nhất trên sàn chứng khoán. 

Tại sao một tập đoàn đang ngấp nghé bờ vực phá sản vào giai đoạn thị trường bất động sản đóng băng vào cuối năm 2008 lại “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” và trở thành một đế chế như hiện nay? 

Bức màn nhung sẽ từ từ hé mở, bắt đầu bằng việc chúng ta cùng phân tích một văn bản đóng dấu “TUYỆT MẬT” của Tổng cục V, Bộ Công An Việt Nam. (xem hình)

Văn bản số 1590/BC-B11-B61 của Tổng cục Tình báo, Bộ Công An Việt Nam do Trung tướng Phan Hữu Tuấn, Phó Tổng cục trưởng ký gửi Thứ trưởng Trần Việt Tân.

Văn bản này với bút phê “Đồng ý” của Thứ trưởng Trần Việt Tân đã quyết định số phận của Khách sạn Continental nằm ngay trung tâm Sài Gòn đã được bán “chỉ định” cho một doanh nghiệp có tên hơi lai căng là “Công ty cổ phần Nova Bắc Nam 79” là “công ty bình phong của Tổng cục Tình báo”. Văn bản trên cũng đề cập đến một biệt danh “AV75”, theo tìm hiểu được biết đây là bí số tình báo viên của Tổng cục Tình báo và “AV75” không ai khác ngoài Phan Văn Anh Vũ (Chủ tịch HĐQT công ty Xây dựng Bắc Nam 79, mà thiên hạ hay gọi là “Vũ nhôm”).

Khách sạn Continental ngay trung tâm Sài Gòn giờ đã là “khách sạn bình phong” của Tổng cục Tình báo Việt Nam!

Tới đây độc giả có thể liên tưởng trong cái tên “Nova Bắc Nam 79” mang ý nghĩa gì, vâng, đó là kết quả chung cuộc của liên minh ma quỷ mà Phan Văn Anh Vũ và Bùi Cao Nhật Quân là những nhân vật chính, sự thành lập công ty này cũng đánh dấu một giai đoạn mới đầy hoành tráng của Novaland sau giai đoạn được “cứu rỗi”.

Tìm hiểu thêm về công ty “bình phong” Nova Bắc Nam 79, được biết công ty này được thành lập ngày 22/04/2015 với vốn điều lệ chỉ có 6 tỷ đồng do “liên minh” Novaland và Bắc Nam 79 thành lập - Phan Văn Anh Vũ làm Chủ tịch HĐQT.

​(Ba văn bản đính kèm là) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của “công ty cổ phần Nova Bắc Nam 79”

Ngày 23/4/2015, Bùi Cao Nhật Quân được Phan Văn Anh Vũ bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc của công ty bình phong của Tổng cục V. (hình đính kèm)

​Đến tháng 06/2016, công ty bình phong “Nova Bắc Nam 79” được đăng ký thay đổi lần thứ 5 với vốn 206 tỷ đồng và Bùi Cao Nhật Quân làm Tổng giám đốc, đại diện pháp luật. (hình đính kèm)

Đến đây độc giả đã rõ, nhân vật “new idol” đang gây sóng gió trên mạng bằng những hình ảnh ăn chơi đàn điếm: Bùi Cao Nhật Quân, thiếu gia của tập đoàn Novaland cũng là “tình báo viên” của Tổng cục Tình báo Việt Nam, là đàn em của “tình báo viên” Phan Văn Anh Vũ. 

Với vai diễn này, “tiếp bước cha anh”, liên minh ma quỷ Vũ – Quân đã từng bước, từng bước gặm nhấm từng khu đất, lũng đoạn tài chính, ngân hàng Việt để làm giàu cho chính bản thân họ. Nếu cái thân thế “tình báo viên” của Tổng cục Tình báo dễ dàng phân phát cho những tay chơi mới nổi như thế thì liệu dân tộc này sẽ đi về đâu? 

Câu hỏi này cần lãnh đạo Tổng cục Tình báo nghiêm túc làm rõ. Chỉ biết rằng, hiện nay Phan Văn Anh Vũ, Bùi Cao Nhật Quân đi đâu cũng ngồi xe sang mang biển số “80A”, cầm công văn của lãnh đạo Tổng cục Tình báo kèm theo thẻ ngành, súng ngắn thị uy với chính quyền địa phương để cướp đất. 

Đáng buồn là nhiều lãnh đạo địa phương ăn phải viên đạn dán mác “gái - tiền” của liên minh này đành ngậm bồ hòn làm ngọt, a dua với chúng để hút máu người dân.

*****
(bài 2)

Ông chủ thực sự của Novaland là ai?

Ai cũng đã biết, Phan Văn Anh Vũ, hư truyền Vũ nhôm là sĩ quan tình báo hay gọi là “tình báo viên” với biệt danh “AV75”, thuộc biên chế Cục B61, còn gọi là Cục Tình báo Bất hợp pháp, Tổng cục V, Bộ Công an với quân hàm Thượng tá.

Tình báo viên AV75 đi đâu cũng dằn lên mặt bàn đối tác tấm thẻ công an kèm theo khẩu súng ngắn CZ 92. (xem hình)

Quá khứ của tình báo viên AV75 có nhiều điểm lạ, ngày 23/2/2011, khi mới khởi nghiệp, Vũ nhôm sử dụng tên anh trai là Phan Văn Anh Quốc để ký hợp đồng nhận chuyển nhượng hai lô đất tại Khu đô thị mới Hòa Hải 1-3, tổng diện tích 120 nghìn m2 với giá trị chuyển nhượng trên 1.083 tỷ đồng của công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà Sudico. 

Ông Nguyễn Văn Tiến sinh năm 1969, người được ủy quyền để thực hiện thương vụ giao dịch đã tố cáo đến cơ quan chức năng việc bị Vũ nhôm lừa đảo, chiếm đoạt 30 tỷ đồng từ thương vụ trên, tuy nhiên vụ việc được chuyển thành “tranh chấp dân sự” và khi báo chí vào cuộc chỉ được Công an Đà Nẵng trả lời “vụ việc đang trong quá trình điều tra”, đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức.

Chưa hết, trong bản thông báo mà Thanh tra Chính phủ công khai ngày 17/01/2013 về việc quản lý, sử dụng đất tại thành phố Đà Nẵng cũng nêu rõ về một sai phạm khác liên quan trực tiếp đến Vũ nhôm: “Khu đất phía Nam cuối đường Phạm Văn Đồng. Năm 2006, UBND thành phố chuyển nhượng cho ông Hoàng Hải và bà Trung Thị Lâm Ngọc, với tổng giá trị hợp đồng là 84 tỷ đồng. 

Đến năm 2008, ông Hải và bà Ngọc không triển khai thực hiện dự án, đã ủy quyền cho ông Phan Văn Anh Vũ chuyển nhượng cho ông Phạm Đăng Quan với giá chuyển nhượng là 581 tỷ đồng, thu chênh lệch 495 tỷ đồng. 

Năm 2009, ông Phạm Đăng Quan lại tiếp tục chuyển nhượng cho Công ty Cổ phần Đầu tư địa ốc ô tô Phương Trang với giá là 585 tỷ đồng. 

Hiện trạng khu đất vẫn bỏ trống, chưa được đầu tư”. Tuy nhiên, chính quyền Đà Nẵng cho rằng Phan Văn Anh Vũ chỉ là “người đứng ra” chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Hải, bà Ngọc theo hợp đồng ủy quyền nên không liên quan đến sai phạm trên.

Thế mà đến nay, chỉ bằng tấm thẻ công an và khẩu CZ 92 cùng với pháp nhân của hàng tá doanh nghiệp được dán mác “bình phong” của Tổng cục Tình báo Việt Nam (công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79, công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79, công ty TNHH I.V.C, công ty TNHH Minh Hưng Phát, công ty Cổ phần Xây Dựng 79, công ty Cổ phần Đầu tư Nhất Gia Phúc, công ty Cổ phần Bất động sản Lighthouse Tuyên Sơn, công ty TNHH Đầu tư Memory…), tình báo viên AV75 đã được chính quyền địa phương, đặc biệt là Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh dành cho nhiều ưu đãi theo tiêu chuẩn an ninh, quốc phòng. 

Chưa hết, tình báo viên AV75 đã phối kết hợp cùng tình báo viên NQ82 (Bùi Cao Nhật Quân - đại thiếu gia của Novaland, người đang nổi đình nổi đám với biệt danh “new sex idol”) để tạo thành “nhóm lợi ích”, tiến hành thâu tóm dồn dập các dự án kinh tế, đặc biệt là bất động sản và tài chính, ngân hàng khiến giới đầu tư tài chính phải than trời về việc tổ hợp này “ăn hết phần của chó”. Trong đó phải kể đến việc cướp trắng hàng loạt các khu đất vàng và những thương vụ thâu tóm đình đám: Seaprodex, Saigon Bank, Đông Á Bank…. May mà phi vụ “làm thịt Sacombank” gần đây của AV75 và NQ82 bị Chính phủ bác bỏ! 

Dù các doanh nghiệp “bình phong” thường xuyên thua lỗ, nhưng tài sản của cặp tình báo viên AV75 và NQ82 lại ngày một lớn, mà khó có thể thống kê hết được. Ước tính, chỉ riêng mảng bất động sản, tài sản của AV75 Vũ nhôm đã lên tới cả trăm nghìn tỷ đồng, chưa kể những tài sản dưới dạng cổ phần, tiền mặt và các tài sản cá nhân khác, còn NQ82 Quân Novaland thì lọt vào Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Nhóm Công lý sẽ tiếp tục phanh phui. - Công Lý (http://bit.ly/2puzmS4)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét