Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TIN CẬP NHẬT THỨ BA 25/3/2017

25-3-2017

Vụ Đồng Tâm: Niềm tin đã là xa xỉ phẩm (VOA)

Tin Thế Giới

1.
Triều Tiên tập trận rầm rộ trong ngày thành lập quân đội

Bắc Triều Tiên vừa tiến hành tập trận bắn pháo thật rầm rộ vào hôm thứ Ba để đánh dấu ngày thành lập quân đội, trong lúc tàu ngầm của Mỹ cập cảng Hàn Quốc nhằm biểu dương lực lượng giữa bối cảnh ngày càng có nhiều quan ngại về chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên.

Tàu USS Michigan cập cảng Hàn Quốc trong lúc một hạm đội tác chiến có hàng không mẫu hạm của Mỹ đang di chuyển tới vùng biển Hàn Quốc và các đặc sứ cấp cao của Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ về chính sách Bắc Triều Tiên đang họp tại Tokyo.

Những tuần lễ gần đây, ngày càng có nhiều lo lắng về việc Bắc Triều Tiên sẽ tiến hành một cuộc thử nghiệm hạt nhân hoặc phóng tên lửa tầm xa vào thứ Ba, ngày kỷ niệm thành lập quân đội, bất chấp lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

Nhưng thay vì một cuộc thử nghiệm hạt nhân hoặc phóng tên lửa lớn, Bắc Triều Tiên đã triển khai một lượng lớn các đơn vị pháo binh tầm xa trong khu vực Wonsan ở bờ biển phía đông để tiến hành cuộc diễn tập bắn pháo thật, theo tin từ quân đội Hàn Quốc. Bắc Triều Tiên có một căn cứ không quân ở Wonsan và các tên lửa cũng đã được thử nghiệm tại đây.

“Bắc Triều Tiên đang tiến hành một cuộc tập trận bắn pháo quy mô lớn trong khu vực Wonsan chiều nay”, Văn phòng Tham mưu trưởng liên quân Nam Hàn cho biết trong một thông báo.

Quân đội Hàn Quốc đang theo dõi tình hình và “luôn sẵn sàng”, thông báo nói thêm.

Trước đó, cơ quan Thông tấn Yonhap của Nam Hàn cho biết cuộc tập trận này có thể do lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un giám sát.

Truyền thông Bắc Hàn, trong một bài bình luận đánh dấu dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên, nói rằng quân đội của họ đã chuẩn bị “để chấm dứt âm mưu và hăm dọa hạt nhân từ rất lâu nay của Mỹ”.

Bài xã luận trên trang đầu của tờ báo chính thống Rodong Sinmun nói: “Quân đội Nhân dân có sức tấn công mạnh vô biên được trang bị khí giới tiên tiến, bao gồm các loại vũ khí hạt nhân thu nhỏ, chính xác, và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm”.

Mối đe dọa hạt nhân và tên lửa ngày càng tăng của Bắc Triều Tiên có lẽ là thách thức an ninh nghiêm trọng nhất đối với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Ông cam kết sẽ ngăn chặn việc Bắc Triều Tiên có thể tấn công Hoa Kỳ bằng một tên lửa hạt nhân, và nói rằng tất cả các lựa chọn đều mở ngỏ, trong đó có tấn công quân sự.

Ông Trump đã điều nhóm hàng không mẫu hạm tấn công USS Carl Vinson tham gia tập trận ngoài khơi bán đảo Triều Tiên như là một cảnh báo đối với Bắc Triều Tiên và bày tỏ tinh thần đoàn kết với các đồng minh của Mỹ.

Hải quân Hàn Quốc cho biết họ đang tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật với các tàu khu trục của Mỹ ở vùng biển phía tây bán đảo Triều Tiên và sẽ sớm gia nhập nhóm hàng không mẫu hạm tấn công đang tiến gần đến khu vực này.

Trung Quốc, đồng minh lớn duy nhất của Bắc Triều Tiên, phản đối việc phát triển vũ khí. Bắc Kinh nhiều lần kêu gọi các bên bình tĩnh và phái đặc sứ về vấn đề Triều Tiên, Vũ Đại Vĩ, đến Tokyo hôm thứ Ba.

“Chúng tôi hy vọng tất cả các bên, bao gồm cả Nhật Bản, có thể làm việc với Trung Quốc để thúc đẩy một giải pháp hòa bình sớm cho vấn đề, và đóng một vai trò, nỗ lực và nhận trách nhiệm mà họ nên làm”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói với các nhà báo ở Bắc Kinh.

Sau cuộc hội đàm với các đồng nhiệm Mỹ và Hàn Quốc, Đại sứ Nhật Bản Kenji Kanasugi cho biết họ đã đồng thuận về việc Trung Quốc nên có một vai trò thực thụ để giải quyết khủng hoảng và nước này có thể sử dụng lệnh cấm vận dầu hỏa như là một công cụ để áp lực lên Bắc Triều Tiên.

Đặc sứ Hàn Quốc Kim Hong-kyun cho biết họ cũng đã thảo luận về việc làm thế nào để có được sự giúp đỡ của Nga nhằm tăng áp lực lên Bắc Triều Tiên.

Điện Kremlin cho biết Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự kiến sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 27 tháng 4, nhưng không cho biết thêm chi tiết. - VOA
|
|

2.
Tin tặc Nga 'tấn công chiến dịch của Macron' --- Pháp: Tổng thống Hollande kêu gọi bầu cho Macron

Tin tặc Nga đang tấn công chiến dịch của ứng viên tổng thống Pháp Emmanuel Macron, theo các chuyên gia an ninh.

Người ta tin rằng đây cũng là nhóm đã tấn công bầu cử tổng thống Mỹ.

Nga bác bỏ cáo buộc họ đứng đằng sau các vụ tấn công trên mạng nhắm vào ông Macron.

Trong một báo cáo, Feike Hacquebord từ công ty an ninh Trend Micro nói nhóm tấn công là một tập thể tin tặc Nga, được gọi là Fancy Bear, APT28 và Pawn Storm.

Ông này nói tin tặc đã tìm cách lấy tên truy cập, mật khẩu của nhân viên giúp đỡ ông Macron.

Ông Macron và bà Marine Le Pen sẽ tranh đua trong vòng hai bầu cử tổng thống Pháp.

Một người phát ngôn cho cơ quan an ninh mạng quốc gia Pháp, ANSSI, xác nhận họ cũng thấy nhiều vụ tấn công mạng nhắm vào nhân viên ông Macron.

Tuy vậy, người phát ngôn nói không chắc chắn là nhóm Pawn Storm là thủ phạm. - BBC

***
Ngay khi chiến dịch tranh cử tổng thống vòng 2 bắt đầu, các đảng chính trị truyền thống lớn của Pháp, vừa bị loại ở vòng 1, đã nhất loạt lên tiếng ủng hộ ứng cử viên Emmanuel Macron. Mục tiêu là ngăn chặn không cho ứng viên đảng cực hữu Mặt Trận Quốc Gia (FN) có cơ hội lên nắm quyền lãnh đạo đất nước.

Ngày 24/04/2017, tổng thống mãn nhiệm của đảng Xã Hội François Hollande đã có bài diễn văn trịnh trọng trên truyền hình kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho Emmanuel Macron. Ông tuyên bố : « Sự có mặt của cực hữu một lần nữa lại là nguy hiểm cho đất nước chúng ta (…). Trước mối nguy cơ đó, cần thiết phải có sự huy động và sáng suốt lựa chọn. Về phần mình, tôi sẽ bầu Emmanuel Macron ».

Sau cuộc họp các thành viên chính phủ, nhiều vị bộ trưởng cho biết thủ tướng Pháp Bernard Cazeneuve khẳng định «ủng hộ vô điều kiện » ứng cử viên phong trào Tiến Bước ! ông Emmanuel Macron.

Đảng Xã Hội, vừa bị thất bại nặng nề chưa từng có với việc ứng cử viên của đảng ông Benoit Hamon chỉ đạt trên 6% phiếu bầu, cũng đã có cuộc họp khẩn trong ngày hôm qua. Tổng thư ký đảng Xã Hội, Jean-Christophe Cambadélis, không chỉ kêu gọi bỏ phiếu mà còn khẳng định đảng Xã Hội sẽ tham gia vận động để ông Macron đánh bại bà Marine Le Pen trong vòng 2 ngày 07/05/2017.

Hiện có khoảng trên 160 dân biểu và bộ trưởng thuộc đảng Xã Hội kêu gọi bỏ phiếu cho ứng viên Emmanuel Macron ở vòng 2. Việc chính phủ mãn nhiệm lên tiếng vận động bỏ phiếu cho một ứng viên tổng thống là việc làm hi hữu trong chính trường Pháp.

Cánh hữu cũng ủng hộ Macron

Cùng ngày, phe bại trận khác, đảng Những Người Cộng Hòa (LR) cũng đã có cuộc họp xử lý « khủng hoảng ». Nhiều lãnh đạo đảng này đã đồng thanh lên tiếng ủng hộ ứng viên của En Marche ! vì mục tiêu ngăn chặn phe cực hữu lên nắm quyền.

Trong khi đó, ông Jean-Luc Melenchon của đảng Nước Pháp Bất Khuất - La France Insoumise, cực tả, vẫn chưa đưa ra lời kêu gọi định hướng cử tri của mình cho vòng 2. Jean-Luc Mélenchon đã về thứ 4 ở vòng 1 với 19,58% phiếu bầu. Thái độ của ông đang bị dư luận chỉ trích nhiều trong hai ngày qua. Tuy nhiên, nhiều người có trách nhiệm của Nước Pháp Bất Khuất đã tỏ rõ quan điểm ủng hộ ứng viên Macron ở vòng 2.

Theo kết quả kiểm phiếu chính thức của bộ Nội Vụ, ông Macron ứng cử viên của phong trào Tiến Bước - En Marche ! về đầu vòng 1 với 24,01% phiếu sẽ đối mặt ở vòng 2 với bà Marine Le Pen của đảng Mặt Trận Quốc Gia, giành được 21,30% phiếu, để tranh chức tổng thống Pháp nhiệm kỳ 2017-2022.

Hai ứng viên tổng thống tiếp tục vận động tranh cử

Ngay sau cuộc bỏ phiếu vòng một, ứng cử viên Mặt Trận Quốc Gia (FN) Marine Le Pen tiếp tục cuộc tranh cử, trong bối cảnh theo một loạt các cuộc thăm dò dư luận, tối Chủ Nhật 23/04 và ngày thứ Hai 24/04, dự đoán lãnh đạo đảng cực hữu sẽ thất bại trong vòng hai, với dưới 40% phiếu bầu. Hôm qua, ứng viên cực hữu đi vận động cử tri tại một khu chợ ở Pas-de-Calais, miền bắc nước Pháp. Sáng sớm hôm nay, bà Le Pen tới khu chợ quốc tế Rungis, ngoại ô Paris, để tuyên truyền cho cương lĩnh của FN, « thiết lập lại biên giới » nước Pháp, « rút khỏi đồng euro » và khép cửa đối với người nhập cư. Rungis, được coi là chợ đầu mối thực phẩm lớn nhất thế giới, cũng là nơi ứng cử viên Macron có mặt trước đó một tuần.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình France 2 tối qua, bà Marine Le Pen tuyên bố từ chức chủ tịch đảng FN, để tập trung cho tranh cử. Lãnh đạo FN sẽ có cuộc mít tinh lớn tại Nice, được coi là thành trì của cánh hữu, vào thứ Năm 27/04.

Về phía Emmanuel Macron, theo tổng thư ký phong trào Tiến Bước-En Marche !  Richard Ferrand, ứng cử viên tổng thống ở thế thượng phong sẽ tiếp tục chiến dịch vận động cử tri kể từ ngày mai thứ Tư 26/04, tại Arras (Pas-de-Calais), cuộc mít tinh vốn bị hủy bỏ hồi tuần trước, sau vụ khủng bố trên đại lộ Champs-Elysées (Paris). Những ngày còn lại trong tuần, ứng cử viên Macron sẽ tiếp tục vận động « tại vùng Limousin, miền trung, và nhiều nơi khác ».

Theo AFP, tổng thư ký phong trào Tiến Bước cũng thẳng thừng bác bỏ những chỉ trích nhắm vào việc ông Emmanuel Macron tổ chức mừng thắng lợi tại một nhà hàng nổi tiếng ở Paris. Theo đại diện phong trào Tiến Bước!, « bữa ăn giản dị » này là « một khoảnh khắc hội ngộ giữa những thành viên trụ cột của phong trào, sau nhiều tháng làm việc nỗ lực ».

Trận đấu quan trọng nhất được chờ đợi giữa hai ứng cử viên trước vòng chung kết là cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình ngày  03/05/2017.

Hôm nay, hai ứng cử viên tổng thống tham dự lễ tưởng niệm quốc gia, vinh danh viên cảnh sát Xavier Jugelé, 37 tuổi, tử vong tối ngày 20/04/2017, do trúng đạn của khủng bố tại đại lộ Champs-Elysées. Lễ tưởng niệm diễn ra vào lúc 11 giờ, với sự chủ trì của tổng thống François Hollande. - RFI
|
|

3.
Thái Lan mua tàu ngầm Trung Quốc

Hãng tin Reuters, ngày 24/04/2017 dẫn nguồn tin quân đội Thái Lan cho biết, Bangkok đã thông qua quyết định mua 1 trong kế hoạch trang bị 3 chiếc tàu ngầm của Trung Quốc.

Tuần trước chính phủ Thái Lan đã phê chuẩn đề xuất mua chiếc tàu ngầm đầu tiên S26T lớp Yan, trong kế hoạch mua 3 tàu ngầm của Trung Quốc. Nhưng thông tin này mới chỉ được tiết lộ ngày hôm qua. Giá một chiếc là 393 triệu đô la và Tư lệnh Hải Quân Thái Lan dự kiến sớm đi Bắc Kinh ký kết hợp đồng.

Giải thích cho việc chọn mua tàu ngầm Trung Quốc, hôm nay, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Quốc Phòng, đại tướng Prawit Wongsuwan giải thích, tàu ngầm Trung Quốc rẻ nhất so với các chào hàng khác. Ông khẳng định là việc mua bán hoàn toàn « minh bạch » và vì Thái Lan có nguồn tài nguyên biển rộng lớn, cần phải trang bị tàu ngầm để bảo vệ. Ông cũng nói thêm là các nước láng giềng của Thái Lan đều có đội tàu ngầm.

Kế hoạch trang bị tàu ngầm đã gây nhiều tranh cãi trong giới chức Thái Lan. Nhiều tiếng nói cho rằng Thái Lan không cần trang bị tàu ngầm vì tốn kém và ít giá trị chiến lược. Thái Lan được bao quanh bởi vùng biển nước nông, hơn nữa Bangkok không có các tranh chấp lớn về biển đảo.

Thái Lan có kế hoạch trang bị đội tàu ngầm gồm 3 chiếc cho Hải Quân trong vòng 11 năm tới để triển khai trong vịnh Thái Lan và biển Andaman. - RFI
|
|

4.
Cha treo cổ con rồi tự vẫn trên Facebook Live

Một thanh niên Thái đã treo cổ con gái 11 tháng và phát trực tiếp trên Facebook, sau đó tự vẫn tại một khách sạn bỏ hoang ở Thaland đêm thứ Hai (24/4).

Thi thể của hai cha con đã được phát hiện bên trong một khách sạn trước đây có tên là “The Peninsula”. Một số trang mạng du lịch gọi đây là tòa nhà ma.

Cảnh sát Thái bắt đầu cuộc truy tìm sau khi nhận được cuộc gọi từ cô Jiranuch, 21 tuổi, vào lúc 6:30 tối thứ Hai. Cô Jiranuch yêu cầu cảnh sát tìm người bạn trai tên Wuthisan “Tei” Wongtalay, 21 tuổi, đã bỏ đi cùng với bé gái 11 tháng tuổi của họ sau trận cãi vã trước đó trong ngày.

Cô Jiranuch cho biết Wuthisan đã đăng trên trang Facebook một đoạn video Live cảnh anh ta treo cổ con gái bằng dây thừng từ trên trần của một khách sạn bỏ hoang.

“Đoạn video dài khoảng 4 phút đã được đăng lên vào lúc 5:45 chiều hôm qua”, cảnh sát Thaland cho biết.

Vẫn theo lời cảnh sát, “Trong video, Wuthisan còn cho thấy một lọ chất lỏng, mà chúng tôi sau đó xác định là kratom (chất an thần). Anh ta cho bé Beta uống một hớp rồi anh ta cũng uống một hớp. Sau đó, anh ta quấn dây quanh cổ bé gái và thả bé xuống”.

Sau khi kiểm tra video, cảnh sát đã lục soát một số tòa nhà hoang trước khi dừng chân tại “The Peninsula”, nơi Wuthisan và bé gái được phát hiện treo cổ trong một căn phòng trên tầng ba.

Cô Jiranuch khai với cảnh sát rằng Wuttisan cho rằng cô ngoại tình.

“Vào lúc 3 giờ sáng hôm qua, anh ta kiểm tra điện thoại của tôi và đe dọa giết tôi. Tôi sợ quá nên chạy ra khỏi nhà và để bé Beta lại với anh ta”, cô Jiranuch kể, nhưng không cho biết Wuttisan đã nhìn thấy gì trong điện thoại của cô.

Tôi trở về nhà buổi chiều và họ không có ở đó. Tôi đã gọi cho anh ta để nói đưa Beta về nhà, nhưng tôi không thể liên lạc với anh ta. Đó cũng là lúc tôi nhìn thấy đoạn video và gọi cho cảnh sát”, vẫn theo lời cô Jiranuch.

Hôm thứ Ba, báo The Nation dẫn lời người phát ngôn của Facebook xác nhận Facebook đã gỡ đoạn video Live kinh khủng trên ra khỏi trang mạng.

Người phát ngôn của Facebook nói với The Nation: “Đây là một sự việc khủng khiếp và chúng tôi xin chia buồn cùng gia đình nạn nhân. Tuyệt đối không thể có một nội dung kiểu này trên Facebook. Hiện nó đã bị gỡ bỏ”. - VOA
|
|

Tin Hoa Kỳ

5.
Bộ Ngoại giao Mỹ gỡ bài báo ‘quảng cáo’ khu nghỉ mát của ông Trump

Hôm thứ Hai (25/4), Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã gỡ bỏ bài báo trên một trong những trang web của Bộ mô tả về khu nghỉ mát Mar-a-Lago của Tổng thống Donald Trump, sau khi có nhiều chỉ trích gay gắt cho rằng bài viết có vẻ như để quảng bá cho lợi ích kinh doanh riêng của tổng thống.

Được đăng trên trang web có tên “Share America” vào ngày 4 tháng 4, bài báo chỉ thu hút được nhiều sự chú ý sau khi nó được chia sẻ trên trang mạng xã hội của một số sứ quán Mỹ.

“Mục đích của bài báo là thông tin cho công chúng về nơi mà Tổng thống tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới. Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì bất kỳ hiểu nhầm nào và đã gỡ bỏ bài viết”, theo tuyên bố được đăng thay thế vào vị trí của bài báo.

Ông Trump sở hữu Mar-a-Lago từ năm 1985. Nhưng lệ phí hội viên câu lạc bộ tại đây đã tăng gấp đôi, lên đến 200.000 đôla, sau khi ông đắc cử vào tháng 11. Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã tới đây bảy lần, bao gồm các chuyến đi tới đây để tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Những chuyến đi trên cũng bị chú ý vì khoản chi phí.

Một giới chức Tòa Bạch Ốc không muốn nêu danh tính nói với hãng tin Reuters rằng Tòa Bạch Ốc không hề biết trước về bài báo, và từ chối bình luận thêm về vấn đề này.

Ông Norman Eisen, người từng là luật gia trưởng về đạo đức trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Barack Obama từ năm 2009-2011, nói bài báo đã vi phạm luật liên bang cấm việc sử dụng việc công cho tư lợi.

Ông Richard Painter, người giữ vị trí tương tự dưới thời Tổng thống George W. Bush, gọi bài viết này là “rõ ràng đã sử dụng việc công cho tư lợi”. - VOA
|
|

6.
Trump - 100 ngày đầu: 100 người Việt ở Mỹ bị bắt

Trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông Donal Trump, ông đã ra lệnh cho Cơ quan thực thi Di trú và Hải quan (ICE) mở chiến dịch kiểm tra trên toàn quốc, nhắm vào các cộng đồng người nhập cư có tiền án. Hàng trăm người Việt cư trú bất hợp pháp đã bị bắt giữ và có nguy cơ bị trục xuất.

Ba tổ chức thiện nguyện -- Trung tâm Hành động vì Nguồn lực Đông Nam Á -SEARAC, APIROC, và Vietlead -- cùng đưa ra một thông cáo hôm 11/4 cho biết "chỉ trong 2 tuần đầu tiên của tháng 3, gần 100 người Việt đã bị bắt giữ, phần lớn là tại trại giam York County ở bang Pennsylvania và khu tạm giam Krome ở bang Florida.”

Chị Nancy Nguyễn, Giám đốc Điều hành của VietLead có trụ sở ở Philadelphia, bang Pensylvania, cho VOA biết ba tổ chức này hiện đang tập hợp các hồ sơ người Việt bị giam giữ, một mặt vận động ICE thả người, mặt khác làm việc với Liên Đoàn Bảo vệ Quyền Tự do Dân sự Hoa Kỳ - ACLU để kiện lại ICE.

“Trên nguyên tắc là trên 6 tháng là ICE không được giữ người. Mình biết là ICE có giữ người. Ngay bây giờ các tổ chức của mình đang nghiên cứu các hồ sơ, tập hợp lại và làm việc với các tổ chức như Liên Đoàn Bảo vệ Quyền Tự do Dân sự Hoa Kỳ - ACLU để mình có thể kiện lại ICE.”

Anh Nguyễn Thanh Tùng, sáng lập viên của APIROC tại quận Cam, California, tổ chức hỗ trợ tái hoà nhập cho người Châu Á - Thái Bình Dương cho VOA biết dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump, ICE mạnh tay trấn áp đối tượng nằm trong diện có thể bị trục xuất so với trước:

“Khi Tổng thống mới lên thì Tổng thống có chính sách mạnh tay hơn về vấn đề trục xuất, trao thêm quyền cho Sở Di trú để bắt người. Trong tháng gần đây thì những người Việt Nam đang trong trình trạng bị trục xuất – nay bị bắt trở lại nhiều hơn những năm về trước.”

Anh Tùng nói đa số các trường hợp mà nhóm của anh biết được là do người nhà liên lạc để nhờ tư vấn và trợ giúp.

Anh Tùng cho biết thêm bản thân anh cũng có tiền án nên không được nhập quốc Mỹ, suốt thời gian dài sống trong sợ hãi. Nay dưới chính Tổng Thống Donald Trump thì nỗi sợ đó càng tăng thêm:

“Trong vòng một tháng nay Sở Di trú có một cách làm việc rất là lạ: họ kêu ra trình diện theo định kỳ, nhưng lên thì họ bắt luôn. Họ gom từ nhiều tiểu bang về, một là Pensylavnia hai là Florida. Sau khi chính quyền Việt Nam phỏng vấn và không chấp cho về Việt Nam thì hình như ICE đưa họ về tạm giam một nơi gần gia đình của họ.”

Chị Nancy Nguyễn nói trong một thông cáo: “Nhưng chính quyền mới đã cho ICE thêm quyền hạn để giam cầm và giám sát cộng đồng chúng tôi - và kết quả là sự gia tăng đáng lo ngại các vụ giam cầm mới, thậm chí đối với những cá nhân mà theo bản thoả thuận giữa Mỹ và Việt Nam là không thể bị trục xuất được.”

Theo anh Tùng, một vụ điển hình về việc ICE bắt người vô lý là trường hợp của anh Trần Thi Vị ở bang Ohio.

Năm 2005, anh Trần Thi Vị ở Ohio bị xử 3 năm tù sau một vụ ẩu đả, nhưng khi mãn hạn 3 năm tù thì Sở Di trú bắt giam anh thêm một năm nữa, yêu cầu trục xuất anh về Việt Nam, nhưng khi ấy phía Việt Nam từ chối tiếp nhận. Cho đến năm 2009 anh mới được thả ra, nhưng lại bị tịch thu thẻ xanh. Vào ngày 24/3/2017, anh Vị lại bắt một lần nữa, đối mặt với nguy cơ trục xuất lần 2. Chị Angel Lina, vợ của anh Trần Thi Vị nói với VOA – Việt Ngữ:

“Ngày 24/3, khoảng 4 người của Sở Di trú đến nhà em, đưa chồng em đi lên văn phòng để trình diện. Đến tối chồng em gọi điện về nói là người ta đã bỏ ảnh vào tù. Chúng em vừa lo sợ vừa căng thẳng không có để ý tới giấy tờ, cũng không hỏi tới. Lúc người ta bắt thì không có nói là bị trục xuất. Nhưng sau khi bị bắt, ảnh nói người ta giữ ảnh lại để làm giấy tờ trục xuất.

VOA chưa thể liên lạc với Tòa đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ để xác nhận thông tin trường hợp bị từ chối tiếp nhận người bị trục xuất này.

Chị Angel Lina đã tìm đến một luật sư ở Seattle, bang Washington, thì luật sư này nói rằng theo luật thì ông xã chị chỉ bị giam đến 6 tháng. Chị Angela Lina nói chị đã thuê luật sư xin tòa mở lại hồ sơ trục xuất để tái xét (filed a motion to re-open) cách đây 3 tuần nhưng vẫn phải chờ vì phía Sở Di trú rất “căng” và “chưa trả lời.”

“Em cảm thấy lạ tại vì đã có lệnh trục xuất một lần rồi, Việt Nam đã trả lời là không cấp hộ chiếu cho mình rồi mà người ta lại tới bắt đi một lần nữa. Cách nay một tuần em có nhận được lá thư của Đại sứ quán Việt Nam gửi cho chồng em, nói rằng người ta cũng sẽ không cấp hộ chiếu cho chồng em để trục xuất lần này, theo thỏa thuận giữa Mỹ và Việt Nam năm 2008.”

Theo hiệp định trục xuất đã được ký kết giữa chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam ngày 22/1/2008, chỉ có những công dân Việt Nam nào tới Hoa Kỳ sau ngày 11/07/1995 nếu đã bị Hoa Kỳ ra lệnh trục xuất, thì sẽ phải hồi hương về Việt Nam. Vì thế những người Việt Nam nào tới Hoa Kỳ vào ngày hoặc trước ngày 11/07/1995, cho dù đã có án lệnh yêu cầu rời khỏi Hoa Kỳ, vẫn không được chính phủ Việt Nam đồng ý cấp giấy thông hành để hồi hương về Việt Nam.

Trước đây khi hiệp định chưa được ký, sau khi đương sự bị lệnh trục xuất cuối cùng, thì Sở Di Trú có 90 ngày trả đương sự về quốc gia của họ. Nếu sau 90 ngày mà không trả đương sự về quốc gia của họ được thì Sở Di Trú phải thả đương sự ra với điều kiện đương sự phải trình diện theo quy định của Sở Di Trú. 90 ngày đó đã được Tối Cao Pháp Viện điều chỉnh lại là 6 tháng.

Anh Tùng nói theo thống kê từ 2008 đến năm 2010 mà APIROC có được thì có đến 12.000 người Việt Nam ở Hoa Kỳ nằm trong diện chờ trục xuất. Cũng theo anh Tùng, hàng năm Việt Nam tiếp nhận khoảng 100 người bị trục xuất từ Mỹ.

Hôm thứ Hai, chị Nancy Nguyễn cho VOA biết, chị mới tiếp nhận thông tin về một trường hợp khác:

“Mới sáng nay biết có người bị giữ 9 tháng rồi, tới Mỹ năm 1982. ICE không có quyền giữ người này- Việt Nam đã từ chối, nhưng ICE vẫn cứ giữ. Bây giờ mình phải vận động cho ICE thả ra.”

Trong thông cáo báo chí nêu trên, ba nhóm thiện nguyện trích lời bà Jessica Shullruff Schneider, một luật sư luật di trú và giám thị chương trình "Giám sát việc giam giữ" của tổ chức Công lý cho Di dân tại Miami, Florida nói rằng: “Người Việt đang bị giam chủ yếu là vì những lầm lỗi từ nhiều năm trước. Khi luật di trú khắc nghiệt được thi hành mù quáng như thế này, sẽ thường dẫn đến các hậu quả bất công.”

Nhận định của bà Schneider phần nào làm dịu nỗi đau của chị Angela Lina, nhưng chị vẫn chưa biết ngày về của chồng mình:

“Cầu mong người ta thả chồng em ra vì nếu Việt Nam không nhận mà giữ chồng em trong đó thì thật là vô lý. Em rất cần ảnh, mà con cái cũng cần ảnh nữa.”

Các nhà vận động khuyên rằng các nạn nhân, gia đình và cộng đồng nên gạt bỏ sự mặc cảm hay xấu hổ, cùng lên tiếng, tiếp cận với các tổ chức có khả năng và kiến thức pháp lý để nhanh chóng bảo vệ người theo pháp luật:

“Chúng tôi đang tổ chức trong cộng đồng mình và khuyến khích những người bị ảnh hưởng trực tiếp tìm kiếm giúp đỡ thay vì giữ im lặng. Luật di trú và công lý hình sự không công bằng và chúng ta cần vận động để chấm dứt điều này xảy ra với cộng đồng của chúng ta." - VOA
|
|

Tin Việt Nam

7.
'Gay cấn trước Hội nghị Trung ương 5'

Một nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam cho rằng cách giải quyết vụ Đồng Tâm và các diễn biến xoay quanh ông Võ Kim Cự có hệ lụy tới Hội nghị trung ương Đảng sắp tới.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 25/04, GS Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, mô tả các quyết định kỷ luật ông Võ Kim Cự và việc ông tự động xin rút tư cách đại biểu quốc hội thể hiện điều ông gọi là "một cuộc giằng co giữa các thế lực quyền lực" tại Hội nghị Trung ương 5.

"Có một cái rất buồn cười là cách chức tất cả những chức vụ không còn nữa. Còn việc ông Cự xin thôi tư cách đại biểu quốc hội thì cái đó chỉ là động tác rửa mặt thôi vì ai cũng biết rằng đây là keo vật mà đã lấm lưng rồi. Mà ở đây không phải là Võ Kim Cự bị lấm lưng mà là người bảo kê, đỡ đầu, ỉm đi cho ông ta. 

"Do đó tôi thấy keo vật này đang ở vào hồi gay cấn trước Hội nghị Trung ương 5,' GS Tương Lai nói.

Trả lời câu hỏi của BBC vì sao những sai phạm có tính nghiêm trọng của quan chức lại không bị coi là sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế hay cần truy tố hoặc bắt khẩn cấp mà chỉ dừng lại ở hình thức kỷ luật, GS Tương Lai nói bắt tạm giam một ủy viên trung ương mặc dù đã rút lui khỏi chính trường là "chưa có tiền lệ".

"Tuy nhiên theo tôi nếu mà cuộc đấu tranh hay keo vật đang đến hồi gay cấn ở Hội nghị Trung ương 5 mà dấn thêm nữa thì có khi có khi lại đi tới việc truy cứu trách nhiệm hình sự vì gây tai họa môi trường, hiểm họa nghiêm trọng. 

"Cho nên nếu xét về những diễn biến đối với ông Võ Kim Cự từ lúc nhởn nhơ, rồi tới bị Ban Bí thư kỷ luật, rồi tới việc ông xin rút tư cách đại biểu quốc hội, thì đó là những bước đi của một nhà nước không có luật pháp.

Bình luận về vụ việc Đồng Tâm mới đây, GS Tương Lai mô tả điều ông gọi là đây là một "bước ngoặt quan trọng" của tiến trình dân chủ hóa trong xã hội Việt Nam hôm nay. 

"Đó là vì đây là lần đầu tiên có một cuộc đối thoại không cân sức giữa dân và chính quyền. Đây là một thắng lợi của người dân Đồng Tâm trong một cuộc đấu tranh quyết liệt."

"Ông Chung Chủ tịch Thành phố Hà Nội đã giải quyết khôn khéo và tháo ngòi nổ để đi tới một kết quả đáng mừng là không đổ máu."

"Tuy nhiên tôi lo là ông Chung có thể gặp khó khăn nếu trong Hội nghị Trung ương tới đây thế lực bảo thủ, giáo điều lấn át," GS Tương Lai nói. - BBC
|
|

8.
Việt Nam từ chối cấp phép tưởng niệm trận Long Tân

Chính phủ Việt Nam hiện vẫn không cấp phép cho lễ kỷ niệm trận đánh Long Tân ở tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu dự định diễn ra vào tháng 8 tới đây. Lệnh cấm cũng áp dụng đối với ngày kỷ niệm Anzac diễn ra vào thứ ba 25 tháng 4. Lệnh cấm này được bắt đầu từ năm ngoái nhân kỷ niệm 50 năm trận đánh Long Tân.

Website của Tổng lãnh sự Australia ở thành phố Hồ Chí Minh đăng thông tin ngắn cho biết như vừa nêu.

Theo phía Australia cho biết, chính phủ Việt Nam vào lúc này vẫn có ý cho phép những nhóm nhỏ người đến thăm khu vực Long Tân nhưng báo chí không được phép đưa tin. Tuy nhiên, vẫn có thể có thay đổi sau đó.

Ngày Anzac được Úc và New Zealand kỷ niệm hàng năm để tưởng nhớ những thành viên của quân đội Úc và New Zealand đổ bộ vào Gallipoli của Thổ Nhĩ Kỳ trong thế chiến thứ nhất. Trận Long Tân là trận đánh nổi tiếng của quân đội Úc trong chiến tranh Việt Nam vào tháng 8 năm 1966 tại xã Long Tân, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Trong khi đó, nhân ngày Anzac, hàng ngàn người ở các nước Australia, New Zealand, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh tham dự lễ kỷ niệm ngày này.

Các cựu chiến binh cùng gia đình của họ đã diễu hành cùng các đám đông mang cờ tới đặt vòng hoa ở các lễ đài tưởng niệm ở Sydney và nhiều thành phố khác ở Australia.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop và Bộ trưởng Tư pháp New Zealand Amy Adams đã dự lễ kỷ niệm và đặt vòng hoa tại Gallipoli.

Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull tải một video mang thông điệp của ông trên trang facebook. Ông nói ngày Anzac không phải là lễ kỷ niệm một chiến thắng vĩ đại mà là để dành cho sự chiến thắng của tính nhân văn. - RFA
|
|

9.
Đà Nẵng lùi một buớc, nhượng bộ giáo dân Cồn Dầu 

Đại diện chính quyền thành phố Đà Nẵng vừa tuyên bố sẽ đáp ứng yêu cầu “tái định cư tại chỗ” của giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu, tọa lạc tại phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ.

Tuy nhiên chưa rõ sự nhượng bộ này đã đủ để kết thúc vụ đối đầu, đòi công bằng giữa giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu với chính quyền thành phố Đà Nẵng hay chưa (?).

Cách nay tám năm (2009), chính quyền thành phố Đà Nẵng công bố kế hoạch xây dựng Khu Đô thị sinh thái Hòa Xuân, diện tích khoảng 430 héc ta. Theo kế hoạch này, khoảng 2.000 gia đình cư trú ở các khu vực: Tùng Lâm, Lỗ Giáng, Cẩm Chánh, Trung Lương và Cồn Dầu phải rời khỏi nơi “chôn nhau, cắt rốn” của họ, chưa kể 8.000 người chết phải nhường “nơi an nghỉ cuối cùng” cho một “nhà đầu tư”.

Trong khi khoảng 1.600 gia đình ở Tùng Lâm, Lỗ Giáng, Cẩm Chánh, Trung Lương ngậm đắng nuốt cay dọn đến sinh sống tại các “khu tái định cư” thì 380 gia đình của Giáo xứ Cồn Dầu kháng cự yêu cầu mà họ khẳng định là phi lý này. Ngoài việc bảo vệ nhà cửa, ruộng vườn, giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu còn cương quyết bảo vệ mồ mả của ông cha. Giáo xứ Cồn Dầu có một nghĩa trang với chừng 1.000 ngôi mộ.

Ngày 3 tháng 5 năm 2009, khi giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu đưa cụ bà Đặng Thị Tân, 91 tuổi đến an táng tại nghĩa trang của giáo xứ thì công an Đà Nẵng đổ đến ngăn chặn vì theo quy hoạch thì không được chôn cất thêm bất kỳ ai trong nghĩa trang. Công an Đà Nẵng đã thẳng tay đánh đập những người phản đối, hàng chục người trọng thương. Sau đó có thêm sáu người bị bắt, bị phạt tù vì “gây rối trật tự công cộng”, “chống người thi hành công vụ”.

Vụ đàn áp để thu hồi đất ở Cồn Dầu bị nhiều tổ chức quốc tế và chính phủ một số quốc gia chỉ trích. Đó cũng là lý do hàng chục giáo dân Cồn Dầu, trốn sang Thái Lan được Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc cho hưởng quy chế tị nạn chính trị.

Tuy không giữ được nhà cửa, ruộng vườn và mồ mả cha ông nhưng từ đó đến nay, giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu không bỏ cuộc. Họ kết thành đoàn, liên tục cùng nhau đi khiếu nại cả ở Đà Nẵng lẫn Hà Nội, bất kể khiếu nại liên tục bị bác.

Mới đây, chiều 24 tháng 4, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã tổ chức “đối thoại” với các gia đình là giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu “không đồng tình với phương án tái định cư của thành phố Đà Nẵng”. Theo tờ Tuổi Trẻ thì chính quyền thành phố Đà Nẵng đã gửi 87 thư mời đến những gia đình suốt tám năm vừa qua dứt khoát không giao đất, không làm thủ tục nhận đất trong các khu tái định cư nhưng chỉ có ba gia đình chịu quá bộ đến dự cuộc “đối thoại”.

Đáng chú ý là trong buổi “đối thoại” gần như đơn phương đó, ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch thành phố Đà Nẵng, vẫn tỏ ra nhẫn nại, loan báo, chính quyền thành phố này sẽ giải quyết yêu cầu “tái định cự gần nhà thờ Cồn Dầu” của giáo dân Cồn Dầu. Viên Phó Chủ tịch thành phố Đà Nẵng bảo rằng, để có đất hoán đổi, thỏa mãn yêu cầu “tái định cự gần nhà thờ Cồn Dầu” cho giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt kế hoạch lấy một phần công viên gần nhà thờ Cồn Dầu để phân chia thành 368 lô đất cho giáo dân “tái định cự gần nhà thờ Cồn Dầu”.

Giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu cũng có thể hoán đổi đất đã được giao trong khu tái định cư láy một lô đất mới gần nhà thờ Cồn Dầu. Với những gia đình chưa chịu giao đất, chủ đầu tư – Công ty Tập đoàn Mặt Trời – sẽ hỗ trợ xe, chi phí để di dời tài sản… - nguoiviet


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét