FB Nhân Tuấn Trương
25/3/2017
25/3/2017
Bước tới một bước rồi bước lui lại một bước. Thiên bên tả một chút rồi nghiêng về bên hữu một chút. Ý nghĩa của triết lý "dĩ bất biến ứng vạn biến" của ông Hồ được áp dụng triệt để.
Vấn đề là mỗi lần "khuynh tả" là mỗi lần dân tộc tả
tơi. Về mặt vật chất, đã đành. Về mặt tinh thần có những thứ vô phương tái lập
lại. Hàng chục năm "thiên hữu" cũng không lấy lại quân bình.
Các cuộc "cải cách ruộng đất", "cách mạng văn
hóa"... từ thập niên 50,60 thế kỷ trước đã phá nát các di tích lịch sử
đồng thời với những thuần phong mý tục của giống nòi. Hơn bốn thập niên sau
nhìn lại vẫn chưa định hình hết được những mất mát, (đó là chưa nói tới việc
xây dựng lại). Hệ quả của vài năm "tả khuynh" xem ra còn ảnh hưởng
lâu dài, hàng trăm năm nữa không chừng.
Tiến tới một bước rồi thụt lùi một bước. Bước lùi dài hơn bước
tới. "Thiên tả" rồi thiên hữu, nhưng hệ quả của "thiên tả"
trong một năm có thể hàng trăm năm "thiên hữu" không dựng lại được.
Dĩ bất biến ứng vạn biến hóa ra là ngày càng "tụt hậu".
Vì sao có sự "thái quá" này ?
Là do sự "nồng nhiệt" của giới trí thức.
Những bài thơ đại khái "giết giết nữa bàn tay không
phút nghỉ..." là lời ủng hộ nồng nhiệt "tả khuynh".
Giết ai ? Giết địa chủ, trí thức.
Bây giờ, hiện tượng "tả khuynh" hình như đang trở
lại. Việc cấm hát các bản nhạc (vô thưởng vô phạt) hay vụ giải tỏa vỉa hè... là
dấu hiệu ban đầu.
Hy vọng tôi đánh giá sai.
Nhưng sự ủng hộ nồng nhiệt của giới
trí thức là điều đáng lo ngại. Sự nghiệp văn thơ của một số nhà nghệ sĩ (như Tố
Hữu) lý ra được mọi người truyền tụng. Chỉ cần một vài bài viết ủng hộ "tả
khuynh" có thể khiến những người này "lưu xú vạn niên".
Cầm viết "vẫy mực" thì dễ. "Tải đạo" mới
khó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét