Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO BIỂU TÌNH VÀO CÁC NGÀY THỨ HAI TẠI ĐÔNG ĐỨC TỪ THÁNG 9-1989 ĐẾN THÁNG 3-1990

15-3-2017

Hình bên: Biểu tình tại Leipzig vào ngày thứ hai, 17.10.1989, Nguồn AP Archiv

Lời người dịch: Mục tiêu và hình thức đấu tranh của cuộc tổng biểu tình đang diễn ra vào các ngày Chủ Nhật tại Việt Nam có nhiều nét chung giống như những gì người dân Leipzig của CHDC Đức (DDR) cũ đã thực hiện cách đây gần 28 năm. Đó là phong trào biểu tình vào ngày thứ Hai hàng tuần tại Leipzig, phong trào này đã gây ra hiệu ứng domino, lan rộng ra khắp Đông Đức dẫn đến sự biến mất của nhà nước này mà không cần một sự trợ giúp nào của các thế lực ngoại bang và kéo theo sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Đông Âu. 

Cùng đồng hành với phong trào, chúng tôi sưu tầm tài liệu viết về sự kiện này để mọi người dân Việt yêu nước thương nòi có thể tham khảo, đoàn kết bền bỉ đấu tranh và vững tin vào thắng lợi của sức mạnh quần chúng khi đã được phát huy, như lời của Nguyễn Trãi:”Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”.

---------------
Thành phố Leipzig trong mùa thu năm 1989 đã trở thành nơi sinh của các cuộc biểu tình vào ngày thứ hai hàng tuần. Những đoàn biểu tình đông đảo của hàng nghìn công dân DDR chẳng bao lâu đã tìm thấy được sự hưởng ứng trong các thành phố khác của DDR và trở thành biểu tượng cho cuộc cách mạng diễn ra ôn hòa ở Đông Đức.

Leipzig đã trở thành nơi sinh và trung tâm của các cuộc biểu tình diễn ra vào các ngày thứ hai. Từ năm 1980 nhà thờ Tin lành ở Leipzig đã tổ chức mỗi năm chục ngày hòa bình vào tháng 11. Vì sự thăm viếng đông đảo giáo phận đã đề nghị từ tháng 9 năm 1982 cầu nguyện hòa bình hàng tuần trong nhà thờ Nicolai.

Nhà thờ Nicolai tại Leipzig năm 2004: Phía trước là cột tưởng niệm cuộc cách mạng ôn hòa.

Từ năm 1988 các cuộc cầu nguyện hòa bình tăng thêm đặc tính chính trị. Số lượng người tham gia tăng nhanh. Những nhóm nhỏ phê phán xã hội theo đạo Ki-tô tận dụng không gian tự do về tinh thần, mà họ chỉ có được ở tronh nhà thờ, để thảo luận về những đề tài như giải trừ quân bị và gìn giữ hòa bình, nạn ô nhiễm môi trường, cải cách dân chủ, những vấn đề trong thế giới thứ ba, việc thực hiện quốc tế nhân quyền trong đất nước của mình. Việc không hài lòng với tương quan cuộc sống tại DDR, sự bất mãn về kết quả bầu cử gian lận của việc bầu chính quyền địa phương trong tháng 5 năm 1989, sự giận giữ về việc cho phép xuất cảnh, không thể theo quyết định cá nhân, rốt cuộc đã dẫn đến những hình thức bột phát của việc bầy tỏ quan điểm chính trị hơn là cầu nguyện hòa bình.

Ngày 4 tháng 9 tiếp ngay sau buổi cầu nguyện hòa bình truyền thống trong nhà thờ Nicolai của Leipzig đã diễn ra cuộc biểu tình vào thứ hai qui mô lớn đầu tiên của mùa thu năm 1989. Từ đó trở đi hàng tuần số lượng người tham gia càng tăng và trở thành ngòi nổ của sự phản kháng công khai. Lực lượng an ninh đã dùng bạo lực ngăn cản các cuộc tập hợp này. Tuy nhiên ngày 25 tháng 9 năm 1989 khoảng 5000 đến 8000 người đã đấu tranh cho tự do ngôn luận và tự do hội họp.

Ngày 7 tháng 10 năm 1989, 40 năm thành lập DDR, tại Leipzig và các thành phố lớn khác của DDR như Dresden, Karl Max Stadt (Chemnitz ngày nay) hoặc Đông Berlin hành chục nghìn người dân đã đi xuống đường. Lực lượng an ninh đã dùng bạo lực ngăn ngăn chặn những người phản kháng và bắt đi số lượng lớn người biểu tình. Một tuyên bố của ban lãnh đạo DDR, được đọc trong chương trình truyền hình “Kamera thời sự” ngày 24 tháng 10 năm 1989, đã tìm cách vẽ nên một bức tranh hoàn toàn khác:

“Trong lời giải thích về những chất vấn của số đông người dân trong mối lên quan của việc tăng cường cảnh sát trong những tuần vừa qua cho thấy, các đơn vị bảo vệ và an ninh đã luôn luôn nhận lệnh rõ ràng, cực kỳ kiềm chế và thực thi tất cả các biện pháp cho một giải pháp ôn hòa của các cuộc biểu tình. Được chuẩn bị cho việc kế nhiệm và được đề cử Chủ tich Hội đồng nhà nước hôm nay được bầu Egon Krenz đã ra lệnh này. Chỉ có vấn đề điều động linh hoạt lực lượng cảnh sát cùng phương tiện khi người biểu tình sử dụng bạo lực. Việc sử dung vũ khí bị tuyệt đố ngăn cấm. Tiến sĩ Wolfgang Herger, người đọc tuyên bố, nhấn mạnh, rằng như đã biết, đặc biệt rõ ràng tại Dresden, tại Leipzig và tai Berlin vào các ngày 7 và 8 tháng 10 đã xảy ra những hành động bạo lực chống lại an ninh nhà nước và trật tự công cộng, cuộc sống yên ổn của người dân bị đe dọa. Thống kê, 106 người bị thương thuộc cơ quan bảo vệ và an ninh, 46 người bị thương trong số những người biểu tình. Tại Berlin đoàn biểu tình như đã nêu trên đã bắt đầu phát xuất từ quảng trường Alexander đi với lời kêu gọi ´Tiến đến cổng thành Brandenburg´ (*). Điều đó theo kết quả điều tra phải được hiểu là sự đòi hỏi nhằm phá vỡ biên giới bằng bạo lực có tính chất quần chúng.”

Sự chuẩn bị của chính quyền nhà nước nhằm vào cuộc biểu tình ngày 9 tháng 10 tại Leizig là dấu hiệu một sự can thiệp bằng quân sự. Một sự xóa bỏ phản kháng bằng bạo lực như trên quảng trường Thiên an môn tại Bắc kinh một vài tháng trước đó, có thể không loại trừ. Tuy nhiên trên 70.000 người từ Leipzig và từ nhiều các thành phố khác của DDR đã biểu tình vào ngày thứ hai này trên khắp khu vực vành đai trung tâm Leipzig. Những nhân sĩ Leipzig và ban thường vu tỉnh ủy đảng Xã hội thống nhất Đức (SED) Leizig đã cùng nhau ra một tuyên bố, trong đó kêu gọi lương tri ôn hòa và trong đó những người soạn thảo hứa hẹn, ủng hộ cuộc đối thoại với chính phủ. Bản tuyên bố này đã được Kurt Masur đọc trên Radio của CHDC Đức vào ngày 9 tháng 10 và được truyền qua loa phóng thanh trên đường phố Leipzig.

Những người biểu tình yêu cầu “Tự do bầu cử”; “Chúng tôi là nhân dân!” và “Không sử dụng bạo lực” trở thành khẩu hiệu trong ngày. Hàng nghìn người của lực lương vũ trang đã vây quanh đường đi của đoàn biểu tình. Dân chúng được cảnh báo về việc tham gia biểu tình. Tình hình trở nên căng thẳng. Không một ai kể cả người có trách nhiêm trong đảng SED cũng như người tham gia trong đoàn biểu tình có thể biết được, điều gì sẽ xảy ra vào tối ngày hôm nay.

Sự xô sát theo dự tính với chính quyền nhà nước đã không xảy ra. Cuộc biểu tình không được phép trong khu vực vành đai trung tâm Leipzig đã diễn ra thực sự không bị bạo lực ngăn cản, vì số lượng người tham gia đông đảo đã làm cho kế hoạch đàn áp không thể thực thi – thông tin về diễn biến ôn hòa của cuộc biểu tình đã tạo nên một sự yên tâm to lớn, niềm vui và hy vọng trong khắp Đông Đức.

Ngày 26 tháng 9 Erich Honecker đã ban hành mật lệnh số 8/89, “cần làm tê liệt ngay lập tức” những hình thức theo kiểu “nổi loạn”. Lệnh này đã không được thực hiện vào ngày 9 tháng 10 năm 1989.

Hai ngày sau đó hãng thông tấn nhà nước của DDR, ADN đã tường thuật trong một phương pháp được nhuộm màu sắc tư tưởng thông dụng về “Sự vi phạm trật tự an ninh công cộng”, ngoài ra “những khẩu hiệu chống nhà nước” đã được nêu lên và lực lượng cơ động của công an nhân dân đã bị những người biểu tình gây chấn thương. Bộ chính trị đảng SED đã ra tuyên bố, rằng họ chống lại”các kiến nghị và các cuộc biểu tình (…), mưu đồ đánh lừa dân chúng giấu sau những cái đó, (…)”.

Diễn biến ôn hòa của cuộc biểu tình ngày 9 tháng 10 năm 1989 tại Leipzig đã thức tỉnh ngày càng nhiều người dân, thông báo cho nhau quan điểm của họ ngay trên đường phố. Số lượng người tham gia biểu tình trong các tuần tiếp theo tăng nhanh và quang phổ của những đòi hỏi càng được trải rộng ra. Với các tấm biểu ngữ những người biểu tình đòi hỏi việc thu nạp phong trào quần chúng “Neues Forum”( Diễn đànmới), tự do du lich, tự do ngôn luận và tự do báo chí, minh bạch tất cả các thông tin kinh tế và môi trường và bầu cử dân chủ.

Với cuộc biểu tình ngày 23 tháng 10 những người biểu tình đã hưởng ứng việc phế truất Honecker và những lãnh đạo cao cấp khác của SED, việc phế truất này đã được thông báp rộng rãi vào ngày 18 tháng 10. Sau buổi cầu nguyện hòa bình trong 6 nhà thờ tại Leipzig khoảng 150.000 người đã tràn ra nôi đô và yêu cầu trên biểu ngữ: “Egon, Hãy để hành động được tiếp tục!”, với điều đó quần chúng đã hướng kiến nghị của họ đến tân tổng bí thư SED Egon Krenz.

Sau khi biên giới được mở cửa

Với việc biên giới CHDC Đức được mở thông với Cộng hòa liên bang Đức (BRD) và Tây Berlin vào ngày 9 tháng 11 yêu cầu cấp bách về tự do du lich đã được thực hiện. tiếp theo điều này các đề tài khác đã được lần lượt đưa lên hàng đầu. Ngày 13 tháng 11 đã diễn ra buổi cầu nguyện hòa bình trong 7 nhà thờ tại Leipzig và 150.000 người đã tràn xuống đường, để biểu tình chống lại quyền lãnh đạo của SED.

Ngày 20 tháng 11 trong cuộc tuần hành của cuộc biểu tình vào ngày thứ hai lần đầu tiên yêu cầu về việc thống nhất nước Đức bị chia cắt đã được đưa ra. Phát xuất từ điều đó những yêu cầu đã tập trung vào việc bầu cử tự do và việc xóa bỏ quyền lãnh đạo đang còn gây tranh cãi của SED.

Cuộc biểu tình ngày 27 tháng 11 với khoảng 200.000 người tham gia đã để lại dấu ấn bởi những lời kêu gọi về việc đổi mới dân chủ và kinh tế của DDR, nhà nước pháp quyền và trước tiên bởi yêu cầu luôn được đưa lên phía trước về “Nước Đức, Thống nhất Tổ quốc!”.

Chiếm giữ trụ sở cơ quan an ninh tại Leipzig

Ngày 1 tháng 12 tại một phiên họp quốc hộ quyền lãnh đạo của SED theo điều một của hiến pháp đã bị gạch bỏ, với việc đó hình thức đảng độc tài đã bị chấm dứt. Bây giờ những người tham dự biểu tình đòi hỏi bóc trần sự lạm dụng quyền lực và sự tha hóa của những cán bộ chóp bu cũ. Trong đợt biểu tình ngày 4 tháng 12 nhũng người biểu tình đã kéo đến khu nhà của cơ quan an ninh tại Leipzig, thường được gọi với cái tên “Góc tròn”, ở đó 30 người hoạt động dân quyền đã chiếm được lối vào của tòa nhà. Trong ngày này tòa nhà đã bị hàng nghìn người phong tỏa nhiều giờ, để ngăn chặn việc thiêu hủy tài liệu.

Ngày 17 tháng 12 sau buổi cầu nguyện hòa bình và cuộc biểu tình như thường lệ đã diễn ra một sự mặc niệm ngắn để tưởng nhớ đến những nạn nhân của bạo lực và trấn áp ở DDR. Mỗi người tham gia cầm trên tay một cây nến đang cháy sáng, biểu tượng của cuộc cách mạng ôn hòa ở DDR.

Cuộc thảo luận trong những tuần tiếp theo quanh việc thống nhất đất nước và cuộc bầu cử quốc hôi tự do đầu tiên duy nhất được xác định vào tháng 3 năm 1990 của DDR là trung tâm điểm của các cuộc biểu tình vào ngày thứ hai. Cuộc biểu tình vào ngày thứ hai lần cuối cùng diễn ra tại Leipzig vào ngày 12 tháng 3 năm 1990.
____
(*) Từ khi nước Đức bị chia cắt cho đến khi thống nhất Cổng thành Brandenburg là cửa khẩu biên giới chính giữa Đông và Tây Berlin. Từ năm 1990 trở đi nơi đây thường được dùng để tổ chức các lễ hội quần chúng thu hút đông đảo người tham gia. Ngày nay hình ảnh cổng thành Brandenburg là biểu tượng của nước Đức thống nhất. (Chú thích của người dịch)

Nguồn chuyển ngữ: DRA: Montagsdemos – (Tên đầu bài được đặt lại cho phù hợp với thực tế)

(Anh Ba Sàm)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét