Nguyễn Thị Cỏ May
26-02-2017
* Tựa chính: "Sau 68 Năm, Georges Orwell Trở Thành Thời Sự"
Ở Sài gòn sau 30/4, lén đọc được «Trại Súc vật» lấy làm thú vị tuy thật sự chưa thấm đủ mùi vị cộng sản vì hãy còn sớm. Ngày nay, người dân đã trải nghiệm thực tế cộng sản đầy đủ, qua các chiều kích, nên đã không còn sợ như trước đây. Họ biểu lộ công khai thái độ khi dễ, khinh rẻ đảng cộng sản.
Từ sự sợ hãi, lén lút đến công khai ra mặt không sợ nữa, phải mất 40 năm.
Vậy từ không sợ tới hành động chống đối, giành lại quyền sống của mình đã bị cộng sản cướp đọat phải mất bao nhiêu năm nữa?
“Truyện siêu hay luôn, không ngờ lại được cho phép xuất bản ở
Việt nam”, ý kiến của độc giả. “Mình có nhìn nhầm không Trời?”, trang Tuyên
giáo, QĐND.
Đó là nhận xét của độc giả nhân dân và độc giả bộ đội về quyển “Trại súc vật”
(La Ferme des Animaux) của nhà văn Anh, George Orwell, xuất bản lần đầu tiên
năm 1945. Sau đó, sách được dịch ra tiếng Pháp, do nhà Pathé xuất bản năm 1947,
dưới tựa là “Súc vật ở khắp nơi” (Les Animaux partout). Năm 1964, một bản dịch
khác do nhà Gallimard xuất bản dưới tựa “ Cộng Hòa Súc vật” (La République des
Animaux). Qua năm 1981, nhà Champ Libre xuất bản với tựa mà ngày nay quen dùng
«Trại súc vật” (La ferme des Animaux).
“Trại Súc vật” và quyển sau đó, “1984” (Nineteen Eighty-Four), xuất bản năm
1948 nên George Orwell lấy làm tựa và đổi vị trí 2 số 48 thành 84, đã làm cho
tác giả nổi tiếng khắp thế giới. Số sách bán ở Mỹ nhiều hơn ở Âu châu.
Quyển “Trại súc vật” vừa được in lại ở Việt nam đã gây kinh ngạc không ít cho một
số độc giả chọn lọc nên hiện nay, giới độc giả muốn quyển 1984 được xuất bản tìếp
theo. Nhưng chưa có nhà xuất bản nào dám bỏ vốn ra đầu tư. Không chỉ sợ mất vốn
mà còn sợ mất chức và đi tù tuy biết sách tung ra sẽ thu hút độc giả mạnh, sẽ
bán hết sạch số lượng vài ngàn quyển trong thời gian ngắn nhứt.
Nhà xuất bản Công an Nhân dân xếp 5 quyển thuộc loại hay và có lời cổ động quan
trọng: “Trước 30 tuổi mà không đọc những quyển này thì người đó sẽ không bao giờ
trưởng thành được”.
5 quyển đó là:
* Câu chuyện dòng sông của Hermann Hesse,
* 1984 của George Orwell,
* Giết con chim nhại của Harper Lee,
* A clockwork Orange của Anthony Burgess,
* For Whom the Tolls của Ernest Hemingway.
Trại Súc Vật
“Trại Súc vật” hay “Cộng Hòa Súc vật”, tựa này có vẻ hay hơn, như nói Cộng Hoà
Xã hội Chủ nghĩa, là loại tiểu thuyết giả tưởng thuật lại chuyện súc vật nắm
quyền trong một trang trại và trục xuất con người ra khỏi trang trại.
Thật ra, sách nhằm phê bình chủ thuyết xít-ta-lin (le stalinisme), và, một cách
rộng hơn, chủ thuyết toàn trị xuyên qua hình ảnh những con heo chà đạp những
nguyên tắc bình đẳng vừa được thiết lập sau cuộc nổi dậy chống lại con người,
và lần lần xây dựng một hệ thống đàn áp và khai thác làm cho những súc vật khác
trở thành nạn nhơn.
“Trại Súc vật” chỉ là một quyển sách nhỏ, lối 150 trang, tùy theo ấn bản và khổ
giấy, có thể đưọc tóm tắt sơ lược:
Lợi dụng lúc trại chủ đi ngủ, súc vật trong trại họp nhau lại trong nhà kho để
nghe heo lãnh tụ nói chuyện. Heo mới là thành phần thông minh hơn hết. Diễn giả
kích động đồng loại nội loạn chống lại con vật duy nhứt chỉ biết tiêu thụ mà
không sản xuất và lại khai thác tất cả loài vật khác. Đó là con người. Heo lãnh
tụ quả thật đúng là nhà tiên tri (Prophète). Hắn rút ra từ những nguyên tắc này
một chủ thuyết, gọi là “súc vật chủ nghĩa”. Vừa chợt nhớ lại một bài hát xưa
loan báo về thời hoàng kim của loài vật, heo lãnh tụ hát lên và tất cả đều đồng
loạt hát theo đầy nhiệt tình, cho đến khi tiếng ồn đánh thức chủ trại. Thấy như
có con chồn, ông bắn con chồn. Heo lãnh tụ chết. Ba heo khác nhờ biết đọc, cố gắng
huấn luyện các súc vật khác.
Chúng dạy đánh vần và dạy “súc vật chủ nghĩa” để đặt nền tảng cho “cách mạng”.
Nhơn vật chánh trong truyện như Sage lAncien, qua hình ảnh một con heo lớn tuổi,
thuôc giống Middle White, gây nổi loạn. Nó tiêu biểu cho một kết hợp của Các
Mác và Lê-nin. Dựa trên ý nghĩa này, heo lãnh tụ nghĩ ra những nguyên tắc xách
động cách mạng và sau cùng thân xác của hắn sẽ được tặng cho dân chúng sùng
bái.
Nhơn vật Napoléon là heo to lớn thuộc giống Berkshire, hung tợn, ám chỉ Joseph
Staline. Napoléon là nhơn vật hung dữ trong truyện.
Boule de Neige, đối thủ của Napoléon và là Sếp thứ nhứt của trang trại, sau khi
đã hạ bệ trại chủ Jones. Nó đại diện cho Léon Trotsky.
Brille-Babil là con heo trắng, trợ lý cho Napoléon và làm Bộ trưởng Tuyên truyền,
vai trò này làm cho hắn gần gủi với Viatcheslav Molotov.
Minimus là con heo thi sĩ có nhiệm vụ viết quốc ca mới, Đồng chí Napoléon, bản
Liên-xô ca sẽ thay thế bản Quốc tế ca.
Những chú heo nhỏ, có thể là con cái của Napoléon, sẽ là thế hệ đầu tiên được dạy
về lý thuyết bất bình đẳng giữa các loài súc vật với nhau.
Còn bốn chú heo con than phiền Napoléon muốn kiểm soát trang trại. Chúng nó sẽ
bị hành quyết, ám chỉ những vụ hành quyết trong giai đoạn cuộc Đại Thanh trừng
của Grigori Zinoviev, Lev Kamenev, Nicolạ Boukharine và Alex Rykov.
Bình thường đoc “Trại Súc vật” thì ai cũng hiểu đây là truyện mượn hình thức giả
tưởng để nói về chế độ cộng sản độc tài ở Liên-xô. Thiếu sự rung động mạnh. Phải
có hoàn cảnh lịch sử thì đọc sẽ thấy khác hẳn đi, mặc dầu đã đọc qua rồi.
Đó là trường hợp của một nhóm người ở Sài gòn, sau 30/4, may mắn chỉ còn công
ăn mà không có việc làm, rổi rảnh đi lêu bêu cả ngày, ai có sẵn hoặc chốp được
“Trại Súc vật” đọc xong, chuyền tay nhau đọc. Với điều kiện một chầu cà-phê sữa
dưới gốc me đường Trần Quí Cáp. Thân sơ gì cũng phải chấp nhận điều kiện ắt có
này. Quyển thứ hai là “Trại Đầm Đùn”, tiểu thuyết phóng sự của Trần văn Thái.
Quyển này bằng tiếng Việt. Quyển kế tiếp là “Ba Người con gái của Lương phu
nhơn”, bản dịch truyện của Pearl Buck.
Những quyển này, chỉ một thời gian sau, nó bị nhào nát, giấy gần biến thành bột
nhưng vẫn còn khách hàng hâm mộ ghi tên chờ đợi. Có người đã đọc qua rồi nhưng
vẫn muốn đọc lại. Khi đọc lại, ai cũng thấy sao nó hay quá. Đúng quá. Cả chuyện
bên Tàu sao nó cũng gợi cho ta hình ảnh xã hội bên ta trong những ngày tới.
1984
Bản tiếng Anh, lần xuất bản đầu tiên do nhà Secker and Warburg, có tựa là
«Nineteen Eighty-Four” nhưng những ấn bản sau mang tựa con số ngắn gọn hơn
1984. Bản dịch Pháp văn chỉ có tựa 1984. Ai đã đọc qua «Trại Súc vật” mà chưa đọc
«1984» là một thiếu sót đáng tiếc. Giờ đây hãy tìm đọc kẻo phải tiếc hoài.
Độc giả ở Mỹ đầu năm nay nồng nhiệt tìm đọc 1984 vì có hiện tượng Trump.
Từ hôm 20 tháng giêng, quyển 1984 tái xuất hiện như một best-sellers trên thị
trường sách của Mỹ. Có hôm, quyển 1984 dẩn đầu số sách bán được trên Site
Amazon, lên tới 47 000 quyển.
Tại sao có hiện tượng này? Rất đơn giản. Ở việc ông Trump đắc cử Tổng thống Huê
kỳ!
Ông Sean Spicer, phát ngôn nhơn của Tổng Thống đắc cử Donald Trump, loan báo có
một số dân chúng lớn nhứt từ trước giờ trong lịch sử Huê kỳ tham dự lễ nhậm chức
Tổng thống. Trong một buổi hợp báo, ông Sean Spicer nói rõ hơn “Đó là một số
người đông đảo chưa từng thấy trong một lễ Tổng thống nhậm chức như vậy. Chúng
tôi biết có tới 420 000 người đã xử dụng métro. Trước đó, trong lễ nhậm chức của
Tổng thống Obama, chỉ có 317 000 người”. Sean Spicer trước đó cũng tuyên bố hôm
thứ sáu đã có tới hơn một triệu người tụ tập lại ở Hoa-Thạnh-đốn.
Nhưng những con số của Sean Spicer liền bị báo chí và chuyên viên truyền thông
đính chánh. Để bênh vực đồng nghiệp, bà Kellyanne Conway, Cố vấn của Donald
Trump, vội lên tiếng sửa sai “Ông Sean Spicer ý muốn nói “sự việc gần như vậy”
mà thôi. Bà lại dùng “alternative facts” (faits alternatifs). Thành ngữ
“alternative facts” liền được truyền thông chụp ngay, nhắc lại 68 năm trước, đã
được tác giả quyển 1984 dùng để chỉ cộng sản nói dối.
Theo nhà tâm lý học Marilyn Wedge trả lời Site Psychology Today thì giữa truyện
1984 và chánh sách của ông Trump, có một sự liên hệ rõ ràng. Ông ta muốn làm
cho chúng ta tin ở điều ông ta và người của ông ta nói hơn là sự thật. Cũng
trong tuần đó, ông Sean Spicer tiếp tục tố cáo báo chí loan báo những thông tin
sai lạc, lập luận rằng những nhiếp ảnh viên đã cố ý hướng máy hình nhằm làm giảm
số lượng người tham dự ủng hộ Tổng thống đắc cử đứng đông nghẹt trước National
Mall.
Trong quyển 1984, George Orwell tưởng tượng lịch sử năm 1984 diễn ra ở
Luân-đôn. Thế gìới chia làm 3 vùng lớn đang chiến tranh. Cả 3 vùng đều đặt dưới
chế độ toàn trị do cộng sản cai trị. Lúc đầu, các đảng cộng sản đều hô hào giải
phóng giai cấp vô sản. Nhơn vật chánh là Winston Smith làm việc ở Bộ Sự thật
nơi đây ông rà soát lại lịch sử để thay đổi cho nó phù hợp với đường lối của Đảng.
Smith là một nhơn vật sáng suốt đáp ứng đúng chánh sách của Đảng nhưng ông dấu
kín quan điểm của ông.
Ông mô tả xã hội chung quanh ông toàn là sự chỉ điểm, phủ nhận giới tính và mọi
thứ cảm giác trong quan hệ nam-nữ, đầy rẫy công an tư tưởng và theo dõi từng lời
nói của nhơn dân, và nhứt là sự giám sát của Đồng chí Lớn (Big Brother), một hệ
thống Caméra, biến cá nhơn thành con số không và cô lập nó. Nhưng khi gặp một
phụ nữ, Julia, Smith bắt đầu vi phạm luật đảng. Họ làm tình với nhau và mơ ước
một cuộc nổi dậy của nhơn dân. Bị một người bạn phản bội, cả hai bị bắt, bị tra
tấn và cải tạo. Đảng khống chế trọn vẹn Smith vì Smith thôi Julia.
Xã hội mà George Well mô tả trong truyện 1984 là xã hội Âu châu đầu thập niên
50. Ông muốn đánh thức độc giả Tây Âu về hiểm họa cộng sản.
Đống chí Lớn có mặt trong từng nhà, từng căn phố. Không gian công và tư vì đó
được sáp nhập chung lại làm một. Trẻ con được giáo dục làm tình báo và tố cáo
cha mẹ chúng. Đời sống ái ân bị trừng phạt vì cảm súc ái ân là biểu hiện bản chất
cá nhơn tính. Ngoài sự kiểm soát đời sống tâm sinh lý, Đảng còn kiểm soát ngoại
hình hay thái độ của nhơn dân, như một nét nhăn mặt tỏ vẻ bất mãn có thể bị
công an bắt.
Dân chúng bị bắt buộc lao động cật lực để như vậy duy trì mọi người trong tình
trạng mệt lả, điều này sẽ làm tăng khả năng khuất phục của họ. Sự tra tấn rất
phổ biến, điều này có nghĩa là thân thể của cá nhơn thuộc về Nhà nước. Đồng thời,
lịch sử cũng được kiểm soát vì Đảng viết lại sử liệu.
1984 là tiểu thuyết giả tưởng nhưng nó có nội dung hoàn toàn phù hợp với thực tế
xã hội cộng sản. Phải chăng George Orwell muốn cảnh báo thế giới tự do hiện tượng
cộng sản do Mao nắm được chánh quyền ở Tàu năm 1949 và cộng sản bắt đầu bành
trướng, đi thôn tính thế giới.
Ở Pháp, đa số trí thức đều chạy theo cộng sản. Khi năm 68, dân chúng Tiệp biểu
tình ở Prague, Liên-xô đưa xe tăng qua đàn áp, tàn sát dân biểu tình như cỏ
rác, trí thức Pháp mới bắt đầu ê càng.
Ở Sài gòn sau 30/4, lén đọc được «Trại Súc vật» lấy làm thú vị tuy thật sự chưa
thấm đủ mùi vị cộng sản vì hãy còn sớm. Ngày nay, người dân đã trải nghiệm thực
tế cộng sản đầy đủ, qua các chiều kích, nên đã không còn sợ như trước đây. Họ
biểu lộ công khai thái độ khi dễ, khinh rẻ đảng cộng sản.
Từ sự sợ hãi, lén lút đến công khai ra mặt không sợ nữa, phải mất 40 năm.
Vậy từ không sợ tới hành động chống đối, giành lại quyền sống của mình đã bị cộng
sản cướp đọat phải mất bao nhiêu năm nữa?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét