29-12-2016
Đề tài cuộc chiến Việt Nam chưa bao giờ mất đi sự lôi cuốn
tìm hiểu sự thật. Mỗi lần đọc lại tài liệu cũ hay quyển sách mới hoặc xem bộ
phim mới về đề tài này đều có thể mang lại trực nghiệm khác nhau.
Lịch sử hiện đại Việt Nam không có giai đoạn nào đáng được đào bới bằng những năm tháng chiến tranh. Nó là sự kiện và chuỗi sự kiện phủ chồng lên nhau nhiều tầng lớp mà mỗi tầng lại mang đến một ý nghĩa hoặc thậm chí một giá trị.
Lịch sử hiện đại Việt Nam không có giai đoạn nào đáng được đào bới bằng những năm tháng chiến tranh. Nó là sự kiện và chuỗi sự kiện phủ chồng lên nhau nhiều tầng lớp mà mỗi tầng lại mang đến một ý nghĩa hoặc thậm chí một giá trị.
Như giáo sư Lê Xuân Khoa viết: “Ôn lại lịch sử là để “trả lại cho César cái gì của César”, tức là phục hồi sự thật… Kiểm điểm những sự việc đã qua không phải để khích động lại những mâu thuẫn và thù hận cũ, mà để nhận ra được những kinh nghiệm đau thương, những sai lầm cần phải tránh. Đáng chú ý là những sai lầm quan trọng thường được xuất phát từ phe có sức mạnh hoặc phe đã thắng… Không ai có thể thay đổi được quá khứ nhưng ai cũng có thể và cần phải vượt lên khỏi những sai lầm của quá khứ…” (“Việt Nam 1945-1990, Bốn cuộc chiến tranh và bài học lịch sử”, Lê Xuân Khoa, Người Việt Books 2016).
Đọc hoặc xem phim đề tài chiến tranh Việt Nam không chỉ là sự
va chạm lại những câu hỏi cũ, rằng tại sao cuộc chiến huynh đệ tương tàn lại xảy
ra, mà còn đưa đến những câu hỏi lớn hơn: rằng, bao nhiêu xương máu đồng bào đã
đổ xuống để cuối cùng thì quê hương nhận được gì, rằng kết quả một “chiến thắng
lịch sử” đã và đang dẫn dân tộc này đến đâu. Càng xem nhiều tài liệu chiến
tranh Việt Nam, câu hỏi này càng ám ảnh. Nếu không trả lời được câu hỏi này thì
tương lai đất nước vĩnh viễn bế tắc trong tuyệt vọng. Nếu không học từ lịch sử
bằng cái nhìn khách quan và nhận biết sai lầm thì kết quả cuộc chiến vẫn giới hạn
ở những tấm huân chương và xưng tụng vô nghĩa. Nếu không xây dựng được một đất
nước thống nhất lòng người thì giá trị những hy sinh xương máu là vô ích. Nếu
quê hương tiếp tục lặn ngụp trong đói nghèo thì “tinh thần giải phóng” chẳng
khác gì những khẩu AK-47 sét gỉ qua năm tháng sau chiến tranh.
Chiến tranh Việt Nam là một đề tài khổng lồ. Nó chứa nhiều đề
tài “nhỏ” mà mỗi đề tài đều đáng được nhìn lại bằng sự thật và chẳng gì hơn sự
thật. Chỉ bằng sự thật và nhìn nhận sai lầm mới mang lại sự giải tỏa những gút
mắc lịch sử để rút ra những kinh nghiệm nhằm tái thiết quê hương, trong đó có
kinh nghiệm về bang giao và việc chọn thế đứng trong bang giao ấy, rằng bang
giao ấy trong thời chiến được gắn kết với lợi ích gì và những lợi ích đó có còn
cần sau khi chiến tranh kết thúc. Ở đây, nói thẳng ra, là bang giao với Trung
Quốc.
Cần phân định lại sự ràng buộc lợi ích quốc gia vào thời chiến
với lợi ích thời bình, và quan trọng hơn cần phải xem lại ý nghĩa của cái gọi
là “tinh thần hữu nghị anh em”. Nếu không rút tỉa những bài học quan hệ từ thời
chiến tranh và vẫn lệ thuộc “tinh thần hữu nghị anh em” bằng nhiều hình thức
thì sự định đoạt số phận của chính dân tộc cũng sẽ tiếp tục nằm trong tay những
kẻ ngoại bang thủ đoạn. Chẳng phải Mao đã mặc cả với Nixon để bán đứng Bắc Việt
năm 1972 rồi chỉ hai năm sau Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa đó sao!
Có nhiều tài liệu mới về cuộc chiến Việt Nam. “Khi đồng minh
nhảy vào” của giáo sư Nguyễn Tiến Hưng (2016), “Việt Nam 1945-1990, Bốn cuộc
chiến tranh và bài học lịch sử” của giáo sư Lê Xuân Khoa, hoặc “Hanoi’s War” của
giáo sư sử Lien-Hang T. Nguyen (có một bản dịch pdf quyển này có thể tải dễ
dàng).
“The Vietnam War”, bộ phim tài liệu của hai đạo diễn Ken
Burns và Lynn Novick thực hiện trong 6 năm với 10 tập (tổng cộng 18 tiếng), là
một tư liệu nữa về đề tài này (dự kiến chiếu trên truyền hình PBS vào tháng
9-2017). Được miêu tả là thuật lại câu chuyện dưới góc nhìn “360 độ”, “The
Vietnam War” có gần 100 nhân chứng, từ dân Mỹ phản chiến, cựu binh Mỹ, cựu binh
VNCH, cựu binh Bắc Việt đến thường dân cả hai bên.
“The Vietnam War” là một bộ phim nghẹt thở, không chỉ bởi không khí chiến tranh mà còn bởi nguồn tư liệu khổng lồ. Bộ phim còn làm nghẹt thở bởi sự thật mà nó phơi bày. Sự thật lịch sử luôn làm người ta nghẹt thở. Nếu trốn tránh và sợ hãi nghẹt thở, sự thật lịch sử sẽ không thể bước ra ánh sáng và mang lại sự đánh giá đúng mực để đưa đến những bài học nhằm kiến thiết tương lai.
Trí Nhân Media
“The Vietnam War” là một bộ phim nghẹt thở, không chỉ bởi không khí chiến tranh mà còn bởi nguồn tư liệu khổng lồ. Bộ phim còn làm nghẹt thở bởi sự thật mà nó phơi bày. Sự thật lịch sử luôn làm người ta nghẹt thở. Nếu trốn tránh và sợ hãi nghẹt thở, sự thật lịch sử sẽ không thể bước ra ánh sáng và mang lại sự đánh giá đúng mực để đưa đến những bài học nhằm kiến thiết tương lai.
Trí Nhân Media
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét