Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




VỊNH LĂNG CÔ SẼ BỊ XÓA SỔ VÌ SẠT LỞ, BỒI LẮNG

11/11/2016

Vịnh Lăng Cô, một trong những vịnh đẹp của thế giới, được Worldbays Club công nhận vào năm 2009, rất thu hút du khách trong và ngoài nước, đang bị nạn bồi lắng, sạt lở đe dọa.

Báo Thanh Niên loan tin, đã có gần 200 mét bờ biển đoạn cửa biển Lăng Cô, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc bị sạt lở. Đây cũng là một phần eo vịnh thường thấy ở góc máy của các nhà nhiếp ảnh đứng ở lưng chừng bắc chân đèo Hải Vân “phóng” về.

Không chỉ đe dọa cảnh quan, nạn sạt lở còn đe dọa đến hàng chục gia đình và cả trạm kiểm soát biên phòng Lăng Cô khi vùng sạt lở chỉ còn cách chừng 10-20 mét.

Theo nhiều người ở khu An Cư Đông cho hay, tình trạng sạt lở bờ biển bắt đầu diễn biến xấu sau những đợt mưa lũ trong thời gian gần đây. Cùng với nạn sạt lở là tình trạng bồi lắng làm hẹp dòng chảy ở cửa biển cũng đã xảy ra.

Ông Lê Văn Thọ, ngư dân sống gần cầu Lăng Cô, thì nạn sạt lở là tình trạng bồi lắng ở cửa biển mỗi năm một nặng nề hơn, đặc biệt là từ khi công ty cầu Thăng Long, đơn vị thi công xây dựng cầu mới Lăng Cô đổ một lượng đất, đá khổng lồ lên vùng cửa biển khiến dòng chảy bị thay đổi.

“Sau khi hoàn thành cầu, để trả lại mặt bằng thay vì múc khối lượng lớn đất đá đó đi thì đơn vị thi công lại san khỏa xuống đầm Lập An, nơi nguồn nước đổ ra biển khiến lượng đất đá bị ứ lại, bồi lắng. Khi dòng chảy qua khu vực này bị cản thì nó phải phá hướng đối diện để chảy. Đây là nguyên nhân làm cho khu vực bờ biển ở An Cư Đông bị bồi lắng và sạt lở ngày càng nặng,” ông Thọ nói.

Nói với phóng viên báo Thanh Niên, ngày 11 Tháng Mười Một, ông Phan Thanh Hùng, chánh văn phòng Ban Chỉ Huy Phòng Chống Thiên Tai Thừa Thiên Huế xác nhận và cho biết, cơ quan chức năng đã cho gia cố, chống sạt lở một phần của vịnh Lăng Cô bằng cách dùng rọ đá, bao cát đất, vải lọc… gia cố bờ biển bị sạt lở.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét