18-11-2016
Hình bên: Ông Lê Hồng Hà, nhà đấu tranh dân chủ của Việt Nam vừa qua đời ở Hà Nội, hưởng thọ 90 tuổi.
Ăn sáng xong, tôi bảo bà xã : Hôm nay đi dự đám tang, không ăn cơm trưa. Đám tang ai thế? Đám tang ông LHH. Ông ấy có quen biết gì nhà mình đâu nhỉ, thôi anh tim phổi, mắt mũi thế không quen biết đi làm gì, độc đấy...Không, tuy không gặp ông bao giờ những anh rất ngưỡng mộ một con người kiên trung, bất khuất vì dân, vì nước và phẩm giá con người...Thì anh đi nhưng nhớ đừng về nằm mấy ngày như hôm nọ đấy...
11h30, đến khu tang lễ chỉ thấy toàn bảo vệ và có lẽ công an chẳng thấy ai quen. Đến giờ viếng (12h30) cũng hơi ít người so với đám tang một người cỡ ông LHH. Thầm nghĩ, có lẽ do thay đổi giờ tang lễ và vào đúng giờ "chết" (12-13 h) nên ít người đến được ư...Việc này không hiểu do gia đình hay do ban tang lễ 5 Trần Thánh Tông. Nếu do ban tang lễ thì tệ quá.
Đám tang vắng người |
Đám hôm nay nhà chức trách đối xử tử tế hơn với đám ông Trần Độ.Họ gọi là người
quá cố là đồng chí LHH,đọc quá trình công tác, thành tích v.v.v.Tôi khen nhà cầm
quyền đối xử tử tế, có cả lãnh đạo CA Hà Nội đến viếng...một người trả lời:Được
như thế là do các con cái không ủng hộ ông nên họ nể chút...Phải thế chăng?...
Riêng việc "quyền lợi" cuối cùng của người quá cố thì ông vẫn không
được hưởng.Một tốp "thanh niên giống an ninh" ngồi ngay quán trước
bên phải cổng số 5 và một số lảng vảng khắp quan sát sẵn sàng ngăn chặn.Tôi ngô
nghê hỏi một người đi chào bán vòng hoa:Đám tang này của ai thế nhỉ?Chả biết
nhưng vòng hoa cấm ghi tên của tổ chức, cá nhân "khác lạ".Tại sao thế?Công
an họ nói là khủng bố hay phản động gì ấy...
Khi sắp vào viếng hai cô lại gạ chúng tôi mua vòng hoa, anh Nguyễn Khắc Toàn hỏi(đùa):
Mua
nhưng dám ghi tên này không. Ghi thế nào? Ghi là "Các tổ chức bảo vệ nhân
quyền VN kính viếng". Ôi, thôi, thôi, em chịu. Trả 5 triệu/vòng có bán
không?.Bán để chúng em cụt nghề à...
Cuối cùng chỉ có vòng hoa của CLB Lê Hiếu Đằng
từ Sài Gòn gửi viếng do có sáng kiến đề tên CLB vào băng đút túi, lúc viếng mới
quàng vào là ...thoát dù sau đó có bị gỡ. Đám hôm nay cũng không thấy những tốp
an ninh dùng máy quay ghi hết những khuôn mặt mà họ đã "nhẵn mặt"
trong các cuộc biểu tình bảo vệ cây xanh, môi trường, chống TQ xâm lược... như
những đám tang liên quan người bất đồng chính kiến khác với sự phô trương như để
dọa giẫm...
Tôi quan sát hình như không có lãnh đạo nào của bộ CA đến viếng.Nếu đúng thế
thì họ cũng tầm thường thôi.Biết là tận tình với người đã chết này thì chẳng lợi
lộc gì mà có khi còn bất lợi nhưng người dám chịu "bất lợi" để thực
hiện cái tâm "Nghĩa tử là nghĩa tận" với người như ông LHH thì không
xấu hổ gì và khối CBCS có nhân cách sẽ phải thầm kính trọng họ...
Cuối cùng đám tang cũng suôn sẻ không có chuyện gì xẩy ra.
Cầu mong linh hồn ông LHH siêu thoát, thảnh thơi nơi suối vàng trước sự ngưỡng
mộ mãi mãi của người lương thiện
************
Đọc thêm:
Về vụ án xử cựu đại tá Lê Hồng Hà
BBC
16-11-2016
16-11-2016
Trong thập niên 1990, cựu đại tá Lê Hồng Hà cùng một số người
khác gửi kiến nghị cho Đảng yêu cầu điều tra lại vụ án có tên "Vụ án xét lại
chống Đảng", xảy ra năm 1967 ở miền Bắc Việt Nam.
Ông Lê Hồng Hà, cựu Chánh văn phòng Bộ Công an Bắc Việt và
sau này bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản, đã qua đời hôm 15/11 ở tuổi 90.
Ông từng là đảng viên cộng sản kỳ cựu, giữ chức Chánh văn
phòng Bộ Công an ở Hà Nội năm 1958.
Năm 1995 xảy ra một biến cố dẫn đến việc ông Lê Hồng Hà nhận
án tù hai năm.
Đó là việc ông lưu giữ và phát tán một lá thư của Thủ tướng
khi đó Võ Văn Kiệt gửi Bộ Chính Trị.
Thư Thủ tướng
Đó là lá thư ngày 9/8/1995, trong đó ông Kiệt nêu bốn nội
dung:
1- Đánh giá tình hình, cục diện thế giới ngày nay;
2- Vấn đề chệch hướng hay không chệch hướng;
3- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước;
4- Xây đựng Đảng".
Lá thư có đoạn: "Để giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi bức xúc là phải nâng cao tính hiệu quả của kinh tế quốc doanh, nhằm làm cho nó chiếm một vai trò chủ đạo trong thị trường nước ta chứ không phải là dành cho nó quyền 'nắm' thứ nầy thứ khác."
Ông Kiệt nhận xét về tình hình quốc tế rằng "tính chất
đa dạng, đa cực" đang chi phối quan hệ giữa các quốc gia thay vì "mâu
thuẫn đối kháng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc".
Người chấp bút cho lá thư này, ông Nguyễn Trung, được tác giả
Huy Đức dẫn lời trong cuốn sách Bên Thắng Cuộc: "Năm 1995, uy tín bên
trong, bên ngoài của ông Kiệt đều lên cao, có nguy cơ ông trở thành tổng bí
thư, điều mà cả Trung Quốc, ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh, đặc biệt là Nguyễn Văn
Linh đều không thích."
"Ông Kiệt viết thư này, đụng đến một vấn đề cốt lõi
trong sinh hoạt Đảng, với mong muốn làm cho mối quan hệ thật rõ ràng: dân chủ
ra dân chủ, tập trung ra tập trung."
Theo nhà báo Huy Đức, lá thư này được đưa ra bàn trong Bộ
Chính trị nhưng ông Kiệt "bị nhiều thành viên trong Bộ Chính trị chỉ trích
kịch liệt".
Lá thư này sau đó đã dẫn đến án tù cho ông Lê Hồng Hà và hai
người khác.
Theo ông Nguyễn Thanh Giang, người bạn của ông Lê Hồng Hà,
vào hôm 5/12/1995, nhà bất đồng chính kiến Hà Sĩ Phu đến nhà ông Lê Hồng Hà và
được ông Hà đưa cho lá thư của ông Võ Văn Kiệt.
Khi ông Phu rời nhà ông Hà ở Hà Nội, ông bị một xe máy chèn
ngã. Khi công an đến nơi, họ đưa ông Hà Sĩ Phu về đồn, và phát hiện bản sao lá
thư.
Cuốn sách của nhà báo Huy Đức viết rằng ông Hà Sĩ Phu khai
tài liệu này ông lấy từ ông Nguyễn Kiến Giang; ông Giang khai lấy từ ông Lê Hồng
Hà.
Ngày 22/8/1996, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội xử ông Lê Hồng
Hà 2 năm tù, Hà Sĩ Phu, 1 năm tù giam và Nguyễn Kiến Giang, 15 tháng tù treo.
'Dám phản ứng'
Theo một người bạn của ông Lê Hồng Hà, nhà bất đồng chính kiến
Nguyễn Thanh Giang, chính ông Lê Hồng Hà cũng lưu giữ và đưa cho ông một lá thư
"bí mật" sau đó mấy năm.
Ông Nguyễn Thanh Giang kể lá thư của Thượng tướng Nguyễn Nam
Khánh, cựu Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Việt Nam, được ông Lê Hồng
Hà giấu và đưa cho ông Nguyễn Thanh Giang để công bố trên mạng internet.
Lá thư này có nhiều chi tiết tố cáo hoạt động của cơ quan
tình báo quân đội rất quyền lực, gọi tắt là Tổng cục II, Bộ Quốc phòng, theo
các nguồn nói trên.
Nhớ về ông Lê Hồng Hà, ông Nguyễn Thanh Giang cho rằng ông
Hà là "tấm gương sáng của người trí thức Việt Nam" và "đã dám phản
ứng những người có quyền sinh quyền sát trong Đảng".
Theo ông Nguyễn Thanh Giang, ông Lê Hồng Hà là một trong những
đảng viên sớm lên tiếng kiến nghị Đảng Cộng sản từ bỏ chủ nghĩa Marx-Lenin.
Dường như vì vậy từ khi bị khai trừ Đảng, bị án tù, cái tên
Lê Hồng Hà hầu như không được nhắc tới trên báo chí chính thống tại Việt Nam.
Lễ tang ông Lê Hồng Hà sẽ được cử hành ngày 18/11/2016 tại
Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng, số 5 Trần Thánh Tông.
Trí Nhân Media
Trí Nhân Media
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét