Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




LẠI THÊM THẢM HỌA CÓ CĂN NGUYÊN “ĐẤT ĐAI SỞ HỮU TOÀN DÂN”


26-11-2016

Thảm cảnh cưỡng chế thu hồi đất đai, bồi thường rẻ mạt, xung đột đối kháng chết người, dân oan tha hương khiếu kiện…xảy ra trên đất nước mình mười mấy năm rồi. Nhiều vụ án rúng động, những tiếng súng đau thương đã vang lên đây đó, những địa danh hằn trong trí nhớ: Văn Giang, Tiên Lãng, Thái Bình, Dương Nội, Long An, Thủ Thiêm,…

Nhu cầu tích tụ, thu hồi đất để làm dự án lớn, phục vụ phát triển đất nước là có thật. Nhưng nhu cầu được bồi hoàn tài sản thỏa đáng, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, thích nghi thay đổi môi trường sống bao đời…lại cũng là hiển nhiên. Tiếc thay, hai nhu cầu đều quan trọng nhưng đối nghịch này lại không được người có thẩm quyền & trách nhiệm nghiêm túc cân nhắc, giải quyết dung hòa đích đáng cả trong luật pháp lẫn cơ chế thực hiện.

Điều đau lòng là hiện tượng cấu kết lũng đoạn giữa những chủ dự án độc ác với quan chức biến chất tham nhũng nhằm thu hồi đất vô tội vạ, đền bù rẻ mạt, làm lơ hay thậm chí gạt bỏ chuyện cân đo đong đếm những hậu quả hậu di dời, đẩy thiệt hại về số đông dân chúng mất đất nhưng cô thế lại không phải hãn hữu.

Từ rất lâu, tôi đã bảo: căn nguyên cho mọi điều trên là từ cái vòng kim cô “sở hữu toàn dân” về đất đai nhưng lại do nhà nước làm đại diện chủ sở hữu. Dù có sửa bao nhiêu cái hiến pháp như mới vừa làm với Hiến Pháp 2013, hay có thay đổi bao nhiêu cái luật đất đai, từ Luật Đất Đai 1993, Luật Đất Đai 2003, hay mới nhất là Luật Đất Đai 2013 mà không công nhận sở hữu tư nhân về đất đai bên cạnh các loại hình sử hữu khác (vẫn tồn tại hình thức sở hữu nhà nước), không để giá đất được vận hành theo đúng cơ chế thị trường mà vẫn do nhà nước nắm quyền định đoạt giá đất hằng năm như trước kia hay 5 năm một lần như luật mới, cùng với luật trưng thu trưng mua minh bạch, thì sẽ luôn có chống đối từ phía người dân mỗi khi có giải tỏa thu hồi đất, xung đột tất yếu vẫn xảy ra, máu đổ xuống và mạng người mất đi không thể tránh khỏi, khiếu kiện đông người liên quan đến đất đai sẽ không bao giờ hết, dân oan Mai Xuân Thưởng sẽ vẫn là hình ảnh buồn nản quen thuộc ở Hà Nội. Bế tắc vẫn hoàn bế tắc!

Vì sao? Vì cái gốc vấn đề nằm ở Hình Thức Sở Hữu! Những ngôn từ mỹ miều trong Chương VI – THU HỒI ĐẤT, TRƯNG DỤNG ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ – Luật Đất Đai 2013 vẫn không che đi được gốc của căn bệnh, căn nguyên đến từ hình thức sở hữu đất đai (Luật đất đai – Chương VI).

Thử nhìn xem trên thế giới còn bao nhiêu quốc gia giữ cái hình thức sở hữu quái lạ về đất đai này? Ngoài một số nước theo ý thức hệ cộng sản như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Lào, Cuba…thì còn nước nào nữa không?

Đã đến lúc chế độ này phải dũng cảm đối mặt sự thật mà chữa trị tận gốc căn bệnh về đất đai hòng cứu lấy đất nước này. Đừng để sai lầm cải cách ruộng đất ở miền bắc 1953 – 1956 lại tiếp tục tái hiện trong hiện tại dưới một hình thái mới, theo quy trình ngược lại, trên quy mô lớn hơn: cả nước!

Nhà cầm quyền đừng để hố sau căm thù giữa nhân dân và mình thêm sâu sắc. Việc dám giải quyết triệt để vấn đề nóng bỏng này bằng việc công nhận sở hữu tư nhân về đất đai không những giúp giảm thiểu căng thẳng xã hội đang chực chờ biến thành bạo động, xả xú páp cho quả bóng giận dữ bị nén lâu ngày của dân chúng chỉ đợi châm ngòi nổ, cũng là phương cách tự cứu lấy sinh mệnh chính trị của chế độ vậy.



CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT: LẠI MÁY XÚC CÁN NGƯỜI!

Địa đểm: xã Trí Yên, thôn Đức Thạnh , huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang.

Chủ đầu tư và chính quyền địa phương tổ chức cưỡng chế bất chấp phản đối của người dân. Hậu quả: anh Nguyễn Minh Sang đã bị máy xúc cán qua trước mặt các nhân viên công quyền. Cán bộ & nhân viên công lực tham gia cưỡng chế đã bỏ trốn ngay sau đó.

Vụ này nhắc chúng ta nhớ lại một vụ tương tự khác ở Hải Dương, cũng máy xúc cán luôn lên người dân mất đất. Xảy ra vào sáng ngày 10/7/2015, bà Lê Thị Trâm – 55 tuổi, thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Giàng – phúc phần còn lớn khi không mất mạng nhưng đã bị gãy tay, chấn thương bả vai, nứt hộp sọ, chấn thương sọ não, phải đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương.

Các cơ quan chức năng liên quan vụ này đã đổ hết trách nhiệm cho chủ đầu tư và đơn vị thi công thực hiện công trình. Đến nay, vụ này đã “chìm xuồng” khi không được nghe nhắc tới trên bất cứ phương tiện truyền thông nào, cũng không biết kết quả giải quyết ra sao. Có vẻ chìm xuồng cũng “đúng quy trình”!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét