Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM LẠI ‘VUỐT ĐUÔI’ THAM NHŨNG


14/11/2016

Thủ tướng Việt Nam vừa giao cho thanh tra của chính phủ Việt Nam xác định trách nhiệm những cá nhân gây thua lỗ hàng chục ngàn tỉ đồng trong các dự án của Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam. Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) là chủ đầu tư của hai trong số năm dự án gây thiệt hại cho công quỹ 30,000 tỉ đồng.

Sau khi ngốn hết 7,000 tỷ đồng (70% vốn đầu tư là tiền vay phải trả lãi), dự án nhà máy xơ sợi Ðình Vũ (Hải Phòng) đã ngưng hoạt động vì nếu ráng vận hành sẽ gây thiệt hại trầm trọng hơn (năm 2012 lỗ 21 tỉ đồng, năm 2013 lỗ 360 tỉ, năm 2014 lỗ 1,000 tỉ đồng nên từ năm 2015 ngưng hoạt động cho khỏi lỗ).

Tương tự, dự án nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi) cũng không hoạt động sau khi ngốn hết 2,200 tỉ đồng để tránh thua lỗ lớn hơn. Cần lưu ý nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất chỉ là một trong chuỗi ba nhà máy sản xuất ethanol được xem là “trọng điểm quốc gia” do PVN làm chủ đầu tư. Sắp tới, thanh tra của chính phủ Việt Nam mới tính sổ hai nhà máy kia (một ở Phú Thọ, một ở Bình Phước). Ðến nay, PVN mất trắng 5,400 tỉ đã đổ vào ba nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol. Nếu thanh tra của chính phủ Việt Nam tính xong chi phí duy trì ba núi sắt vụn này và lãi phải trả cho chúng, tổng thiệt hại chắc chắn sẽ… gây ấn tượng sâu đậm hơn!

Ðiểm đáng chú ý là quyết định của thủ tướng Việt Nam: Công nhận kết luận của thanh tra chính phủ Việt Nam, giao cho thanh tra xác định trách nhiệm những cá nhân gây thua lỗ hàng chục ngàn tỉ đồng trong các dự án của PVN (thực chất là chuyển cho công an điều tra-truy cứu trách nhiệm hình sự những cá nhân có liên quan) quá trễ.

Năm 2011, thanh tra của chính phủ Việt Nam đã từng xác định, PVN có hàng loạt sai phạm tài chính, số tiền liên quan tới những sai phạm tài chính này lên tới 18,000 tỉ đồng nhưng ông Ðinh La Thăng, chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị PVN vẫn vô sự, ông Thăng vẫn được ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam cất nhắc làm bộ trưởng Giao Thông-Vận Tải trong nội các của mình.

Cuối năm 2015, thanh tra của chính phủ Việt Nam đã soạn xong dự thảo kết luận liên quan đến những bất thường dẫn tới thất thoát hàng chục ngàn tỉ đồng tại nhà máy xơ sợi Ðình Vũ và chuỗi nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol (Phú Thọ, Quảng Ngãi, Bình Phước) nhưng dự thảo kết luận này không được thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng công nhận. Ðầu năm 2016, ông Ðinh La Thăng trở thành ủy viên Bộ Chính Trị. Ðến tháng 4, trước khi nghỉ hưu, ông Dũng đăng đàn, khuyên các đồng liêu và đồng chí ở lại “ráng làm người tử tế.”

Kết luận thanh tra nhà máy xơ sợi Ðình Vũ và chuỗi nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol chỉ được công bố rộng rãi sau khi ông ông Vũ Ðình Duy, cựu tổng giám đốc công ty cổ phần hóa dầu và xơ sợi dầu khí (PVtex) – nơi chịu trách nhiệm thực hiện dự án nhà máy xơ sợi Ðình Vũ đã rời Việt Nam ra ngoại quốc… chữa bệnh.

Cách nay khoảng hai tháng, ông Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị của Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam (PVC) cũng đột ngột biến mất trước khi hệ thống tư pháp khởi tố, truy cứu trách nhiệm của ông Thanh vì đã làm mất 3,200 tỉ đồng ở PVC.

Cả PVC lẫn PVtex đều thuộc PVN và các dự án đầu tư gây thua lỗ hàng chục ngàn tỉ đồng của PVN đều được phê duyệt và triển khai khi ông Ðinh La Thăng làm chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị PVN.

Quan lộ của ông Duy và ông Thanh giống hệt nhau. Ông Duy và ông Thanh cùng được bổ nhiệm làm lãnh đạo các doanh nghiệp thành viên của PVN dưới thời ông Ðinh La Thăng làm chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị của tập đoàn này (2006 đến 2011). Sau khi gây thất thoát nhiều ngàn tỉ đồng, ông Thăng rời PVN thì ông Duy rời PvTex về Hải Phòng làm phó giám đốc Sở Công Thương. Rồi sáu tháng sau được rút về làm cục phó Cục An Toàn Kỹ Thuật và Môi Trường Công Nghiệp của Bộ Công Thương. Một ngày trước khi ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Công Thương nghỉ hưu, ông Duy được bổ nhiệm làm thành viên Hội Ðồng Quản Trị Tập Ðoàn Hóa Chất Việt Nam.

Theo lối đó, sau khi gây thất thoát nhiều ngàn tỉ đồng, ông Thăng rời PVN thì ông Thanh rời PVC về Bộ Công Thương làm trưởng văn phòng đại diện của bộ này ở miền Trung. Sau khi nhiều thuộc cấp của ông Thanh bị tống giam vì các sai phạm khiến PVC thua lỗ nghiêm trọng, ông Thanh quay lại Hà Nội làm… chánh văn phòng Ban Cán Sự Ðảng của Bộ Công Thương rồi được “luân chuyển” về tỉnh Hậu Giang làm phó chủ tịch.

Ông Duy và ông Thanh đã tích lũy đủ các yêu cầu (lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh đạo chính quyền địa phương, lãnh đạo các bộ phận chuyên môn của cơ quan trung ương) để có thể đảm nhận những chức vụ cao hơn và quan trọng hơn.

Giờ, sau khi mọi chuyện đổ bể, ông Thanh và ông Duy thi nhau đào thoát. Chỉ mới có ông Vũ Huy Hoàng (người được ông Dũng chọn giữ vai trò bộ trưởng Công Thương suốt chín năm, nghỉ hưu cùng lúc với ông Dũng), bị cảnh cáo về mặt đảng và có thể bị “cách chức bộ trưởng” mà ông Hoàng đã… từng giữ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét