Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TỪ TỰ QUYẾT, TẨY CHAY TIÊU DÙNG ĐẾN TỰ QUYẾT, TẨY CHAY CHÍNH TRỊ

22/10/2016

Tối qua, lắc đầu với hơn chục chiếc taxi Mai Linh, dù phải hơn nửa tiếng đứng chờ. Một sự lựa chọn, tự quyết cho quyền lợi của chính mình – Tại sao không?

Nhiều cuộc vận động tẩy chay, thấy vẫn chưa đạt ngưỡng. Trước đó là chiến cuộc tẩy chay “con ruồi” Tân Hiệp Phát, tiếp đến là Taxi Mai Linh, hiện đang là nước mắm Masan. Và lớn hơn, rộng hơn là con quỉ Formosa.

Người Việt, vẫn chưa quen với phương cách tẩy chay- thể hiện quyền lựa chọn cho những quyền lợi chính đáng mà mình đương nhiên tự quyết. Chỉ khi tạo nên những phong trào, những cuộc vận động tẩy chay lớn, mới có thể đóng sập cửa những thương hiệu xảo trá ma mãnh dạng “con ruồi” Tân Hiệp Phát, Mai Linh, Masan, Formosa… 

Bất tuân dân sự, còn phải tập tành nhiều. Bởi tư duy người Việt vẫn còn xa lạ với khái niệm này (nếu không muốn nói là… sợ hãi). Nhưng quyền lựa chọn, tự quyết cho quyền lợi mặc nhiên của chính mình, như việc tẩy chay những “con ruồi” Tân Hiệp Phát, taxi Mai Linh, lò thuốc độc Formosa thì nói ra ai cũng có thể hiểu, hiểu ngay và có thể thực thi ngay.

Yes or no? Rất đơn giản, tại sao không?

Vận động các phong trào tự quyết, nên bắt đầu từ đâu, nếu không phải từ chính các chiến cuộc tẩy chay như thế, từ những lá phiếu nước mắm, lá phiếu taxi…

Từ lựa chọn, tự quyết trong quyền lợi tiêu dùng đến việc lựa chọn, tự quyết và tẩy chay chính trị- Sự bẻ ghi này là một khoảng cách đâu có xa?
____

QUYỀN CỦA BẠN, QUYỀN CỦA MỖI CON NGƯỜI

22-10-2016

Tôi, và có lẽ nhiều người khác thật sự thất vọng về thư ngỏ của công ty Taxi Mai Linh giãi bày sự cố ngày 18/10, khi những người dân ở huyện Quỳnh Lưu đi taxi nộp đơn kiện Formosa ra toà, đã bị các tài xế của công ty Mai Linh đuổi xuống theo lệnh trên. Tệ hơn, các tài xế của cty này đã nhận tiền trước nhưng cũng không trả lại cho người đặt xe.

Thư ngỏ của cty Mai Linh, biện bạch loanh quanh về sự việc đã diễn ra, lại càng vô giá trị hơn nữa khi linh mục Đặng Hữu Nam chính thức trần tình về việc này. Đành phải thú nhận, nếu phải chọn lựa tin vào ai, thì tôi xin đặt niềm tin vào một linh mục đang dấn thân cho con người, hơn là một doanh nghiệp bề thế.

Tôi thấy mình không hối tiếc trong việc đã bày tỏ thái độ về việc cty Mai Linh ra lệnh cho tài xế đã bỏ khách hàng loạt, bất tín theo đơn đặt hàng. Những người dân nghèo huyện Quỳnh Lưu đã khốn khó vì thảm hoạ do ngoại bang gieo xuống vùng đất họ đang sinh sống, lại còn bị nhấn chìm trong sự bạc đãi của chính người cùng màu da và tiếng nói. Những người quay lưng với nỗi đau đồng loại.

Có vài ý kiến bênh vực cách làm của cty Mai Linh, nói rằng bởi doanh nghiệp không muốn liên quan đến “chính trị”. Ngay trong tin riêng của một người trong ban lãnh đạo cty nhắn cho tôi cũng nhắc như vậy. Nhưng thực tế từ câu chuyện đó chỉ tố cáo về một dịch vụ tệ hại, không có gì là chính trị cả. Sự kỳ thị khách hàng của Mai Linh mới thật sự là một thái độ chính trị.

Từ chối một dịch vụ hay một tổ chức bất xứng với con người, là quyền hạn cuối cùng của con người – của bạn, mà cần phải gìn giữ như phần tự vệ cuối cùng của mình.

Cũng có ý kiến cho rằng từ chối Mai Linh là gây hại cho nhiều lao động trong hệ thống này. Nhưng đó chỉ là loại trắc ẩn mang tính phân rã và trì trệ. Người ta không thể chống sản phẩm Tân Hiệp Phát hay chuyện Formosa xả thải độc mà lo rằng công nhân ở đó sẽ mất việc.

Bất bạo động từ Gandhi cho đến Gene Sharp đều cho thấy một yếu tố quan trọng: con người trần trụi trong xã hội hôm nay chỉ còn hai thứ của mình, là ‘từ chối’ hoặc ‘chấp nhận’. Chúng ta sẽ từ chối những gì bất xứng và vô đạo với chúng ta – con người, cho đến khi nhìn thấy sự đổi thay và tái chấp nhận nó như một dấu hiệu về sự tiến bộ cần thiết.

Sự kiện Mai Linh chỉ là một trong những điều bất cập đang diễn ra trên đất nước này, nơi mà những kẻ có tiền, có quyền vẫn đang tạo ra những điều phi lý mà thường xuyên không gặp phản ứng nào. Chuỗi hành động từ chối từ cộng đồng, có thể coi là phần diễn tập quan trọng để người dân lấy lại tư thế và tên gọi đúng về sự tồn tại của mình, vốn đang bị quên lãng trong một quốc gia.

Tôi cũng tập lấy lại tư thế của mình, bằng cách đứng lên và từ chối, ngay hôm nay.

Ba Sàm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét