Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




LINH MỤC ANTÔN ĐẶNG HỮU NAM CHẤT VẤN ỦY BAN THỊ XÃ KỲ ANH

28.10.2016

Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam có văn bản chất vấn Ủy ban Nhân dân Thị xã Kỳ Anh, bởi vì Ủy ban này không thực hiện đúng “chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ” đã được Hiến pháp và Pháp luật quy định, khi tự tiện làm thay cho cơ quan Tư pháp là Tòa án Thị xã Kỳ Anh.

Trong văn bản phúc đáp của Linh mục Quản xứ Giáo xứ Phú Yên và là người đại diện pháp lý hành chính cho hơn 600 bà con ngư dân ở Huyện Quỳnh Lưu nhấn mạnh, cơ quan Hành pháp – là Ủy ban Nhân dân Thị xã Kỳ Anh đã dựa trên cơ sở pháp lý, văn bản pháp luật nào để “Tòa án Thị xã Kỳ Anh có nghĩa vụ “báo cáo” tình hình khởi kiện và giải quyết đơn khởi kiện của công dân cho Ủy ban Nhân dân Thị xã Kỳ Anh. Và, “dựa trên cơ sở pháp lý nào cho phép Ủy ban Nhân dân Thị xã Kỳ Anh được quyền thay mặt cho Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh thông báo hết thời hạn khiếu nại?”.


Linh mục Nam cũng khẳng định trong thư phúc đáp, Ủy ban và Tòa án Thị xã Kỳ Anh đã “toa rập” với nhau, là một hành vi vi hiến và chà đạp pháp luật, nhằm tước đoạt quyền khởi kiện và khiếu nại của bà con ngư dân:

“Chúng tôi vẫn nghĩ hệ thống tòa án nhân dân luôn xét xử độc lập theo Hiến pháp và pháp luật, và mọi hoạt động và quản lý hoạt động của các tòa án chỉ có thể được thực hiện theo ngành dọc, tức trong phạm vi của ngành tòa án mà thôi. Tại sao một ủy ban nhân dân lại có thể nhận “báo cáo” của tòa án cùng cấp và thay mặt tòa án thông báo về một vấn đề pháp lý vốn chỉ thuộc thẩm quyền của tòa án? Phải chăng có một văn bản nào ngoài hoặc trên pháp luật quy định việc báo cáo này mà người dân chúng tôi không biết hoặc không được phép biết? Đó là một chính quyền của nhân dân sao?”.

“Tại sao “chính quyền của nhân dân” lại trông đợi, hơn cả chính Công ty Formosa có thể trông đợi, rằng thời hạn khiếu nại không còn để tránh tình trạng các nạn nhân đi khiếu nại đông người?”, Linh mục Antôn chất vấn.

Linh mục Nam cũng không quên nhắc lại những khó khăn, sách nhiễu, cản trở từ phía lực lượng công quyền đã “đe dọa, đánh đập người đi khiếu nại một cách ngang nhiên” vào ngày 18.10.2016. “Chính ông Phan Đình Sửu, Bí thư tỉnh ủy, Trưởng phòng an ninh xã hội công an tỉnh Nghệ An là người trực tiếp ra để yêu cầu đoàn khởi kiện trở về”. “Bên cạnh đó, việc khủng bố tinh thần người dân và các lái xe là hành vi của những tên côn đồ chứ không phải của lực lượng công quyền”…

Những nguyên nhân cản trở từ phía lực lượng công quyền – là những “sự kiện bất khả kháng” – đã gây khó khăn cho bà con ngư dân đi gửi đơn khiếu nại “trong phạm vi thời hiệu”.

Như GNsP đã xác định căn cứ Điều 194 Bộ luật Tố tụng Dân sự thì quyền khiếu nại của bà con ngư dân đối với hành vi “trả lại đơn khởi kiện” của Tòa là 10 ngày “kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện”. Như vậy, thời hạn khiếu nại sẽ không phải là hết hạn “ngày 18.10” như Ủy ban xác định, mà nghĩa vụ của Tòa phải chứng minh người khởi kiện “đã nhận được văn bản”, và sau đó mới là “trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại…”






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét