Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




AI CHO TAO LƯƠNG THIỆN BÂY GIỜ ???

28-10-2016
trích "Ai Cho Người Dân Lương Thiện"

Hình bên: Anh Đặng Văn Hiến (khóc), người nông dân đã hành động thay cho hàng trăm dân làng đang bị "chèn ép, cướp phá và có người bị chém đến cảnh phải sống thực vật ".

Đây là người đàn ông đã bắn đạn hoa cải vào "toán người đến cưỡng chiếm" của công ty Long Sơn ở Đăk Nông khiến 3 người chết và 16 người khác bị thương. Sau vài hôm trốn trong rừng, ông đã biết nhờ luật sư và cả nhà báo để dẫn ra đầu thú mà không phải bởi một lực lượng đại diện nào khác.

Điều đáng nói ở đây, trong bài báo trên báo Danviet đã nêu rõ, tình trạng hàng trăm hộ dân ở đây đã bị chèn ép, cướp phá và có người bị chém đến cảnh phải sống thực vật. Và có một cô giáo đã nói, khi rất đông dân làng đang thương xót để tiễn người đàn ông này đi, rằng, anh ấy đã hành động thay và vì hàng trăm người dân ở đây trong suốt nhiều năm qua.

Lý do gì mà doanh nghiệp lại có thể thực hiện việc cưỡng chế? Lý do gì mà các doanh nghiệp kiểu này lại có thể hoành hành và chèn ép, đánh đập người dân đến mức kinh hoàng như thế mà không bị xử lý?

Chắc hẳn, chúng phải được bảo kê và bao che bởi những tên có quyền chức và tham lam, nếu không thì điều gì mà có thể khiến những doanh nghiệp lộng hành, cướp đất, phá hoại cuộc sống và cả tấn công những người dân ở đây liều lĩnh đến nhường ấy?

Tình trạng thu hồi đất, về thực chất chính là hành vi cưỡng bức một quyền dân sự đối với tài sản của một người thông qua một mệnh lệnh áp đặt hành chính. Và hiện tượng thu hồi đất rẻ mạt thông qua những dự án đầu tư, dù với bất kỳ danh nghĩa nào, cũng đều dễ dẫn đến những bất công trong chính sách bồi thường vì không thông qua thoả thuận giữa bên có tài sản với bên có nhu cầu, mà lại thông qua bên thứ ba có quyền lực để áp đặt lên nhằm tước bỏ tài sản của công dân thông qua thủ tục "thu hồi".

Những người dân rất hiền lành và chân chất, không tự nhiên cầm súng để bắn ai nếu không cầm cuốc, xẻng lên nương, rẫy làm vườn tược, trang trại. Nhưng chỉ khi đã thực sự bị dồn đến đường cùng, không những thế, cả những tiếng kêu cứu đã bị bỏ mặc nhiều năm trong vô vọng trước sự nguy hiểm của những kẻ cướp đất, họ mới phải ra tay, để bảo vệ phương tiện sống cuối cùng mà cứu gia đình của mình trong sự không được lựa chọn.

Những tiếng súng vang lên trên rẫy mấy ngày qua, chắc chắn là tiếng súng trái ngược với những đường đạn lạnh lùng trên Yên Bái của những ngăn tủ chứa hàng trăm tỷ đồng được bung ra sau khi vài mạng quan chức gục xuống.

Anh Đặng Văn Hiến đã khóc chia tay gia đình trước sự thương mến của xóm giềng
Một bên là để bảo vệ tài sản, tính mạng bị xâm hại bất hợp pháp một cách công nhiên và vô pháp, một bên là những lợi ích trong phòng kín không thể hoà giải bằng những thoả thuận ngầm.

Tiếng súng ở Hải Phòng đã từng vang lên, ở Hưng Yên thì bằng những mạng người lặng lẽ, ở Dương Nội cũng đầy những tiếng kêu oán than, ở Thái Bình đã từng bật lên sự tàn khốc.

Kẻ cướp, rồi cũng chết vì lòng tham không được chia đều, kẻ lương thiện, cũng khó tránh khỏi tù tội và rơi vào cảnh tan nát, khốn cùng.

Tôi đành phải lấy câu hỏi của cụ Nam Cao đã đặt vào miệng Chí Phèo, để ném tung nó vào giữa cái lòng xã hội chó chết này mà gần như tất thảy mọi người đang cố gắng lặng im để tìm lấy sự bình an né tránh nào đó: ai, cho tao lương thiện bây giờ?


----------------
Đọc thêm

Lãnh đạo Đăk Nông: 'Công ty Long Sơn tự ý giải toả đất dẫn đến nổ súng'

Quốc Thắng
VNExpress

Chánh Văn Phòng UBND tỉnh Đăk Nông Ngô Xuân Lộc khẳng định tỉnh đã yêu cầu doanh nghiệp và người dân phải để nguyên hiện trạng đất tranh chấp, song Công ty Long Sơn tự ý giải toả dẫn đến vụ xả súng làm 3 người chết, 16 người bị thương.

- Ông đánh giá thế nào về việc người dân nơi xảy ra vụ nổ súng (giáp ranh hai xã Quảng Trực và Đăk Ngo, huyện Tuy Đức) nói rằng khu vực đất Công ty TNHH Long Sơn cho người đến san ủi, là của họ?

- UBND tỉnh rất quan tâm đến vấn đề này. Tỉnh giao đất cho Công ty Long Sơn làm dự án năm 2008 và chỉ căn cứ trên bản đồ. Do điều kiện của tỉnh thời bấy giờ và cũng do điều kiện địa lý khó khăn nên chưa thể có ranh giới chính xác phần đất giao cho doanh nghiệp.

Vụ xô xát xảy ra ở tọa độ nào, có phải là đất giao cho công ty hay không, cần phải xác định bằng một phương pháp khoa học. Cơ quan chức năng cần phải đo đạc, xác minh rồi đối chiếu với tài liệu quản lý đất đai thì mới biết chính xác.

Ông Ngô Xuân Lộc - Chánh Văn Phòng UBND tỉnh Đăk Nông.
Ảnh: Quốc Thắng.
- Rạng sáng 23/10, Công ty Long Sơn đưa nhiều máy xúc cùng hàng chục người mang theo gậy gộc, khiên, đá... đến san ủi vườn điều của ông Hoàng Văn Thắng (51 tuổi). Chính quyền địa phương đã thông qua kế hoạch "giải toả" này ra sao?

- Tình trạng tranh chấp đất giữa công ty và người dân khu vực này diễn ra gay gắt, có lúc xảy ra xung đột. UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu doanh nghiệp và người dân phải để nguyên hiện trạng tại các khu vực tranh chấp. Việc Công ty Long Sơn san ủi khu đất là hành động tự phát, chính quyền địa phương không hề được thông báo.

Đây là khu vực hiểm trở, rất xa khu dân cư nên việc quản lý địa bàn chưa được sát sao. Khi xảy ra sự việc, lực lượng chức năng phải mất nhiều giờ mới vào đến hiện trường. Ngoài 3 người thiệt mạng, còn 16 người bị thương, trong đó có 3 nạn nhân rất nặng nhưng may mắn đã qua nguy kịch. Tính chất và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nên cơ quan chức năng đang ráo riết điều tra, sớm xác định hành vi cụ thể của từng người để xử lý. 

- Tình trạng đất tại nơi xảy ra vụ nổ súng và các khu vực xung quanh hiện như thế nào, thưa ông?

- Nguyên thủy trước đây là đất lâm nghiệp, bao gồm đất rừng và đất không có rừng. Hầu hết người dân từ nơi khác đến chiếm dụng canh tác. Thực sự khu vực này xa quá nên cơ quan quản lý khó giám sát.

UBND tỉnh đang triển khai lập lại trật tự đất đai tại khu vực này. Đối với những trường hợp người dân cho là chủ đất thì phải xét tính hợp pháp, nghĩa là phải chia các mốc thời gian. Theo Luật đất đai, nếu người dân khai thác trước năm 1993 sẽ được xem xét giao quyền sử dụng đúng quy định.

Người dân không kê khai thì chính quyền địa phương không thể giải quyết. Nhưng nếu có căn cứ xác định được mốc thời gian, có thể bằng tuổi những loại cây trồng, thì tỉnh sẽ xem xét.

Khi thực hiện xã hội hóa lâm nghiệp, tỉnh giao cho các doanh nghiệp để họ bỏ tiền đầu tư trồng và bảo vệ rừng nhằm thêm nguồn lực ổn định rừng. Tỉnh giao đất trên cơ sở là đất trống, cụ thể việc giao đất cho Công ty Long Sơn là hợp pháp. Nhưng tỉnh cũng khuyến khích các doanh nghiệp khi lấy đất nên có sự nhân đạo. Dù đất của người dân không hợp pháp nhưng họ cũng có thiệt hại về giống, hoa màu... thì doanh nghiệp có thể thỏa thuận, hỗ trợ.

Hiện trường nơi xảy ra vụ nổ súng. Ảnh: Quốc Thắng.
- Tranh chấp gay gắt giữa hai bên kéo dài, chưa được chính quyền địa phương giải quyết triệt để. UBND tỉnh đã có giải pháp nào để tránh xảy ra những xung đột nghiêm trọng như vừa qua?

- Tỉnh có nhiều đợt kiểm tra, rà soát và đúng là tình trạng người dân xâm canh, xâm cư trái phép rất nhiều. Họ chủ yếu là người dân tự do, nghèo khó hay đồng bào dân tộc thiểu số từ các vùng đến. Do vượt quá tầm đầu tư, ổn định dân cư nên tỉnh đã báo cáo Trung ương để lập lại trật tự đất đai.

Gần đây nhất, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã trực tiếp đến thị sát và thống nhất cho tỉnh lập dự án. Theo đó, tỉnh đang triển khai bố trí và hiện đại dân cư hợp lý trên cơ sở có kiểm soát, nhằm hình thành đơn vị hành chính mới, lập xã mới ở đây.

Như đã nói, khu vực này chủ yếu là đất không hợp pháp, nếu mình dùng pháp chế để giải quyết sẽ làm dân điêu đứng. Chỉ có biện pháp trên mới ổn định lâu dài, giải quyết triệt để các mối quan hệ về đất đai.

Hơn 30 công nhân Công ty Long Sơn rạng sáng 23/10 đến vườn điều của ông Hoàng Văn Thắng (51 tuổi) cho máy xúc san ủi, hạ nhiều cây trồng. Công ty này cho rằng gia đình ông Thắng lấn chiếm đất dự án họ được giao.
Khoảng 8h, một nhóm người dân dùng súng hoa cải, súng săn bắn vào công nhân và bảo vệ của Công ty Long Sơn làm 3 người thiệt mạng và 16 người bị thương.
Cục Cảnh sát Hình sự phía Nam đã phối hợp Công an tỉnh Đăk Nông điều tra. Bước đầu, nhà chức trách tạm giữ ông Thắng và ông Đặng Văn Hiến (40 tuổi), thu giữ 10 khẩu súng nghi là hung khí gây án.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét