1-9-2016
Những người trí thức bị tẩy não quá nặng đến mức không thể
giải độc được nữa thì có nhiều khả năng trở thành “trí thức lưu manh”.
Theo Nguyễn Thế Duyên bàn về “Trí thức lưu manh” ở Việt Nam
Thư quán, thì đó là những nhà trí thức nói và làm những điều mà trong
thâm tâm họ thừa biết là sai nhưng họ vẫn cứ nói, cứ làm. Tất nhiên, khi
rao giảng những điều mà chính họ biết là sai thì không giống với những người
vô học, họ tìm cách ngụy biện bằng những cụm từ thật kêu, thật triết lý, để
hù dọa những người thiếu kiến thức, chẳng hạn họ nói “đó là biện chứng” hoặc
“đó là tất yếu lịch sử”, thậm chí họ còn có thể xuyên tạc sự thật mà mọi người
trong xã hội đều biết. Vụ khai thác bôxit ở Tây Nguyên, vụ Formosa Hà Tĩnh đã
cho chúng ta khá nhiều dẫn chứng về loại người này.
So với vô sản lưu manh thì trí thức lưu manh khác nhau về điều
kiện xuất thân. Vô sản lưu manh xuất hiện từ những người vô sản bị bần cùng hóa
và vô học, còn trí thức lưu manh thì ngược lại, họ không phải là lớp người bị bần
cùng hóa và họ có học, thậm chí học rất nhiều, lên đến tiến sĩ, giáo sư. Cả hai
giống nhau ở tính cách là nói và làm những điều mà xã hội đều lên án là sai và
đều không có nhân cách hoặc không còn nhân cách, như PGS. TS Phạm Quang Long gọi là những nhà trí thức
không biết đến văn hóa xấu hổ.
Tuy vậy về tính cách, trí thức lưu manh có khác
tính cách vô sản lưu manh ở một điều quan trọng, là trí thức lưu manh biết lời
nói và việc làm của mình là sai nhưng vẫn cứ nói sai và làm sai, còn ở vô sản
lưu manh thì đó có thể là do ngộ nhận.
Mác không nói đến thành phần “Trí thức lưu manh” có thể ở xã
hội mà Mác sống, số người loại này không nhiều đến mức trở thành một thành phần
xã hội, chỉ đến khi xuất hiện các quốc gia cộng sản dựa vào quốc sách tẩy não để
thống trị xã hội và tồn tại thì mới xuất hiện thành phần “Trí thức lưu manh”.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam thường nói đến “Hiền tài là nguyên
khí quốc gia”.
Vậy Hiền tài ở đâu ra?
Chẳng phải Hiền tài từ tầng lớp trí thức
mà ra hay sao? Nhưng một khi tầng lớp trí thức đã bị tẩy não đến mức trở thành
“trí thức lưu manh”, nói và làm những điều mà chính họ biết là sai thì khi họ
được giao phó những chức vụ soạn thảo kế sách quốc gia, chúng ta liệu có thể
tin tưởng vào những chính sách của quốc gia do họ thiết kế hay không? Có lẽ đến
nay các nhà cầm quyền từ trung ương đến địa phương ở Việt Nam đã thấm đòn về hậu
quả này.
Khi tầng lớp trí thức bị tẩy não, bị lưu manh hóa thì có thể tìm
“Nguyên khí quốc gia” ở đâu và đất nước sẽ đi về đâu trong thế kỷ 21 là thế
kỷ kinh tế trí thức này?
Người Săn Tin
Trí Nhân Media
-------------------
Phần góp ý:
Quynh-Tram H. Nguyen
Xin được góp ý về nguyên do thành phần có bằng cấp sẵn sàng đi tới quốc sách tẩy não.
Trong các thành phần bị trị (trong và ngoài nước), thành phần có bằng cấp là thành phần ít can trường nhất vì họ thường nghĩ đến những lợi riêng và tiếng tăm cho bản thân nhiều hơn là vị nhân sinh/cộng đồng/tổ quốc.
Vì họ có kiến thức và khả năng suy luận nên họ có thể sử dụng khả năng đó để (có lệnh là) lên tiếng "biện chứng" (nhưng thật ra là ngụy biện), và từ đó, có thể lừa được những thành phần bị trị và kém tri thức (do thiếu điều kiện xã hội chứ không phải tự họ ngu dốt).
Đó là thành phần mà bà Dương Thu Hương từng gọi là thành phần chỉ có đam mê duy nhất là liếm cho mượt bộ lông của nó. Và thành phần này rất chuộng những tiếng vỗ tay ca ngợi bộ lông của nó từ thành phần bị trị và kém tri thức trên.
Tất nhiên, dễ gì thành phần bằng cấp này lên tiếng trước nỗi đau đồng loại vì đã trở thành vô cảm. Lắm khi chúng còn tự hào vì đã duy trì nỗi đọa đày đó để tiếp tục thâu tóm hầu tăng phần lợi cá nhân do chủ nô (hạng gần và hạng xa) cung cấp.
Việc là người văn hóa văn minh (đặc biệt theo tiêu chuẩn nào) không nằm trong suy tính của họ.
“Người nô lệ không mơ tới tự do nhưng mộng thành người chủ nô”. [http://wp.me/pzqro-2p4
Trí Nhân Media
-------------------
Phần góp ý:
Quynh-Tram H. Nguyen
Xin được góp ý về nguyên do thành phần có bằng cấp sẵn sàng đi tới quốc sách tẩy não.
Trong các thành phần bị trị (trong và ngoài nước), thành phần có bằng cấp là thành phần ít can trường nhất vì họ thường nghĩ đến những lợi riêng và tiếng tăm cho bản thân nhiều hơn là vị nhân sinh/cộng đồng/tổ quốc.
Vì họ có kiến thức và khả năng suy luận nên họ có thể sử dụng khả năng đó để (có lệnh là) lên tiếng "biện chứng" (nhưng thật ra là ngụy biện), và từ đó, có thể lừa được những thành phần bị trị và kém tri thức (do thiếu điều kiện xã hội chứ không phải tự họ ngu dốt).
Đó là thành phần mà bà Dương Thu Hương từng gọi là thành phần chỉ có đam mê duy nhất là liếm cho mượt bộ lông của nó. Và thành phần này rất chuộng những tiếng vỗ tay ca ngợi bộ lông của nó từ thành phần bị trị và kém tri thức trên.
Tất nhiên, dễ gì thành phần bằng cấp này lên tiếng trước nỗi đau đồng loại vì đã trở thành vô cảm. Lắm khi chúng còn tự hào vì đã duy trì nỗi đọa đày đó để tiếp tục thâu tóm hầu tăng phần lợi cá nhân do chủ nô (hạng gần và hạng xa) cung cấp.
Việc là người văn hóa văn minh (đặc biệt theo tiêu chuẩn nào) không nằm trong suy tính của họ.
“Người nô lệ không mơ tới tự do nhưng mộng thành người chủ nô”. [http://wp.me/pzqro-2p4
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét