14/9/2016
Dưới tấm bảng chỉ đường của đảng, 41 năm thống nhất, xây dựng
và tiến mạnh lên Xã Hội Chủ Nghĩa, nền kinh tế quốc dân đã chạm đáy, đất nước đã
phá sản toàn diện về đạo đức, giáo dục, kinh tế, xã hội.....nên nạn hạch sách
và làm tiền quần chúng trong nước ngày càng táo tợn và tinh vi.
Khi thằng ngu trị nước
Cả một dải giang san
Hoa gấm như thiên đàng
Bây giờ là địa ngục
(trích "Khi Thằng Ngu Trị Nước", thơ Phan Huy)
Tóm lại, nếu chỉ có kêu gọi người dân tiết kiệm, tiết kiệm
điện nước… thì chưa đủ, cái quan trọng là tất cả đều phải tiết kiệm, từ công
trình nhà nước tới công trình công cộng. Không lý do gì, bắt người dân phải thắt
lưng buộc bụng, chăm chỉ tiết kiệm đóng thuế cho ngân sách, còn đâu đó vẫn dung
túng thói quen tiêu tiền hoang phí. Như vậy là không công bằng với người dân.
Ngân sách Nhà nước có được từ tiền thuế nhân dân, nhưng các
đỉnh cao trí tuệ coi như mâm xôi giữa làng, ai nhanh tay bốc được bao nhiêu thì
bốc, bốc vô tại vạ, dân khổ mặc dân, đất nước mang nợ không phải là trách nhiệm
của các quan !! Nhìn cách tiêu pha phung phí ngân sách quốc gia để thấy Chúa Chổm
(Lê Trang Tông làm vua từ năm 1533 đến 1548)) ngày xưa còn có liêm sĩ hơn đám
thái thú Ba Đình. Chúa Chổm còn trả được nợ sau khi đăng ngai làm vua, còn đám
thái thú Ba Đình với hơn 30 năm đổi mới và 41 năm xây dựng XHCN càng xây càng sụp,
càng đổi mới càng tệ hại. Tính đến nay sau khi bước vào con đường định hướng
XHCN, nền kinh tế VN đã đi đến chỗ phá sản, khó thể cứu vãn và nợ công ngày
càng chồng chất ngất ngưởng và không còn hy vọng gì để có cơ hội trả nợ. Đó
chính là kỳ công của tập đoàn đỉnh cao trí tệ nhất trong lịch sử dựng nước của
Việt tộc.
1. NGẬP VÌ NỢ - MỘT NHÀ NƯỚC PHÁ SẢN
Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra dự báo nợ công 2016 của VN sẽ
tăng ở mức 63,8% GDP, lên 64,4% vào năm tới và lên 64,7% vào 2018. Với mức trần
nợ công cho phép là 65%, viễn cảnh ‘đụng trần’ nợ công của VN sẽ diễn ra trong
tương lai gần.
Năm 2015, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của VN đạt 4.192.900 tỉ đồng, tỷ lệ nợ
công 63,8% GDP tương đương 2.675.070 tỉ đồng (khoảng 120 tỉ USD). Chia trung
bình 90 triệu dân, mỗi người Việt đang phải gánh khoản nợ công gần 29 triệu đồng.
Đây là con số nợ công cao nhất từ trước đến nay.
Trước đó, tại Báo cáo đánh giá bổ sung tình hình thực hiện
Ngân sách Nhà nước năm 2015 tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tài
chính cho biết, tính đến ngày 31.12.2015, số nợ công của Việt Nam đã ở mức
62,2%.
Trong đó, nợ Chính phủ ở mức 50,3% (vượt giới hạn cho phép
là 0,3% GDP), nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 43,1% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực
tiếp của Chính phủ ở mức 16,0% tổng thu ngân sách nhà nước. https://nguoisantin.wordpress.com/…/no-cong-tinh-den-18-3-…/
Thâm hụt ngân sách của VN tăng trong nửa đầu năm 2016. Theo dự báo mới nhất của WB, mức lạm phát trong năm 2016 của Việt Nam sẽ là
3,5%. Nợ công tăng lên ở mức 63,8% GDP.
Nợ thì ngập đầu mà sự lãng phí ngân sách quốc gia không có dấu
hiệu giảm sút. Trên khắp 3 miền đất nước, nhìn đâu cũng thấy ngập và ngộp! Nợ công vượt trần:http://www.rfa.org/…/government-debt-surpasses-limit-nn-030…
2. Phi trường Tân Sơn Nhất - ngập nước vì mưa
Điều đáng để nói, Tân Sơn Nhất là cảng hàng không quốc tế lớn
nhất nước với lưu lượng hành khách và hàng hóa rất cao, nhưng biện pháp thủ
công đang được Tân Sơn Nhất áp dụng để chống ngập là xây dựng các bể chứa để
gom nước khi mưa, sau đó sử dụng máy bơm để bơm hút nước ra từ sân bay ra các
kênh mương thoát nước.
Tuy bị ngập nặng vì lượng nước mưa trút xuống trong ngày
26/8/2016, nhưng với bản chất bịp bợm, láo khoét và né tránh trách nhiệm trong
việc xây dựng và tái thiết không có một kế hoạch chiến lược hợp lý trong việc
thoát nước cho phi trường lớn nhất nước này, những tên lãnh đạo cương quyết phủ nhận việc phi trường TSN bị ngập. TSN từ xưa tới nay, chỉ có trong thời cộng sản
là bị ngập vì nước mưa. Thành "hồ" cũng không khác gì phi trường TSN
đã thành biển nước trong cùng ngày mưa lớn 26/8.http://news.zing.vn/lanh-dao-san-bay-tan-son-nhat-phu-nhan-…
3. Ký túc xá sinh viên hiện đại nhất VN" mới sử dụng 1
tuần đã nức toác, lý do là tại...lau nhà
Phong cách làm ăn của tập đoàn đỉnh cao trí tệ XHCN trong vấn
đề xây dựng từ nhà cửa tới cầu đường, các nhà thầu thi nhau rút ruột để thãm trạng
nứt nẻ, sụp lỡ xuất hiện trong các công trình xây dựng.
Sau khi các phương tiện truyền thông đưa thông tin Ban quản
lý Ký túc xá Đại học Quốc gia ĐHQG TP.HCM giải thích do sinh viên lau nhà nên
làm cho nền gạch bị phồng...Chiều 9.9, ông Trần Thanh An - Giám đốc Ký túc xá
ĐHQG TP.HCM - khẳng định với Dân Việt, hiện tượng bong tróc và vỡ gạch ở khu B,
Ký túc xá ĐHQG TP.HCM không phải là do sự cố trong xây dựng, không phải là do nứt
gãy trong tòa nhà. Đây chỉ là hiện tượng vật lý khi những căn phòng này lâu
không có ai ở nên khi có sinh viên mới đến, sử dụng nước để lau chùi làm cho
nhiệt độ thay đổi đột ngột dẫn đến lớp gạch bị bong lên và vỡ ra.
Nhiều sinh viên đã bày tỏ sự không đồng tình với cách lý giải này. Một sinh
viên bình luận: “Gạch gì như ván ép í. Gặp nước là rộp lên”, rồi nhún vai, lắc
đầu tỏ vẻ “bó tay luôn” không còn lời nào để nói.
Sinh viên tên N thì nói: “Một
công trình xây dựng khi gặp sự cố lại giải thích là do nước, lửa, khói, độ ẩm…
tác động. Vài bữa mưa to bão thì lại kêu do thiên nhiên làm hỏng”.
Từ lý do lau
nhà dẫn đến… vỡ gạch, một số sinh viên nói đùa với nhau: “Không nên lau nhà nữa
để đảm bảo an toàn cho tòa nhà” (!).
Sinh viên Đ.P.T còn chỉ ra không chỉ trong
phòng mà hành lang trên lầu 5 của tòa nhà D6 trong KTX khu B cũng có hiện tượng
bung gạch. “D6 lầu 5 bung nguyên cái hành lang, kinh dị lắm. Đi lại nghe rộp rộp,
cứ tưởng sắp lọt xuống lầu 1”.
Sinh viên Q.L thì cho biết cầu thang nhà D5 cũng
có hiện tượng bung gạch. “Tầng 4 cách thang máy 2m cũng bị, sáng đi qua cứ tưởng
sắp sập”.http://daubao.com/tphcm-sinh-vien-lau-nha-lam…/…/375533.html
4. Cầu mới thông xe đã sập: Yêu cầu cung cấp hồ sơ xây dựng cầu.
Chiều ngày 9/8, nguồn tin của PV Dân trí cho biết, ông Lê
Thành Huấn- Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Cà Mau- vừa ký báo
cáo gửi UBND tỉnh Cà Mau, đồng thời đề xuất hướng xử lý công trình cầu Ô Rô bị
đổ sập vào ngày 5/8.
Theo báo cáo của Sở GTVT tỉnh Cà Mau, cây cầu giao thông bị
đổ sập nói trên thuộc tuyến đường ô tô đến trung tâm xã Đất Mũi, do Chủ tịch
UBND huyện Ngọc Hiển làm chủ đầu tư. Toàn tuyến đường có chiều dài 13.400 m, có
6 cầu giao thông, tuyến đường được đầu tư với quy mô đường cấp VI đồng bằng.
Trước thời điểm xảy ra sự cố, toàn tuyến đã láng nhựa được
8,6 km, phần đường còn lại đã thi công xong các lớp đá mặt đường (chuẩn bị láng
nhựa). Các cây cầu trên tuyến đường cũng đã cơ bản hoàn thành, chỉ còn thi công
hoàn thiện đường đầu cầu, trong đó có cầu Ô Rô được thiết kế với tải trọng H8,
gồm 5 nhịp, với chiều dài 84,6 m. Cầu này được triển khai thi công vào tháng
5/2013.
Bối cảnh của CHXHCNVN dưới sự điều hành của một nhóm người
thiếu trách nhiệm, để nhà nước gần như bị kiệt huệ về mọi mặt.
Thất mùa đổ tại thiên tai
Được mùa do bởi thiên tài Đảng ta
(ca dao XHCN)
Nói theo nhà báo Bùi tín, thực trạng phá sản của VN ngày hôm
nay: Không có đế quốc thực dân nào gây nên cả. Cũng không có thế lực phản động
nào có thể gây nên sự tàn phá kinh khủng như thế. Phải công bằng và nói rõ sự
thật minh bạch nhất. Đó là "công lao nổi bật không thể chối cãi của Đảng Cộng
Sản Đông Dương, Đảng Lao Động VN rồi đến Đảng Cộng Sản VN" hiện nay, đã độc
chiếm quyền lãnh đạo đất nước suốt 71 năm qua, không chia sẻ cho ai khác.
Trong 11 năm chui vào cái bẫy Thành Đô, Hán gian và Việt
gian thứ thiệt đã câu kết chặt chẽ với nhau để ra sức vơ vét tài sản quốc gia,
tạo bất công xã hội, duy trì một nền y tế bệ rạc, một nền giáo dục lạc hậu, đạo
đức xuống cấp, một hệ thống hành chính nhũng nhiễu, bộ máy ngày càng quan liêu,
một chế độ mất gốc "hèn với giặc, ác với dân".
Đây là trách nhiệm lịch sử rất nặng nề của 12 khóa Ban Chấp
hành Trung ương, 12 khóa Bộ Chính trị, 14 khóa Quốc hội độc đảng (thật ra là Đảng
hội, khi đảng viên CS luôn chiếm trên dưới 90% tổng số đại biểu), và của gần một
chục Tổng Bí thư, dẫn đến một mảnh dư đồ rách nát cùng cực như ngày nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét