31-07-2016
Hình bên: Màn hình tại khu vực làm thủ tục của sân bay Tân Sơn Nhất tối đen trong thời điểm bị tấn công.
Bản chất của vụ tấn công vào hai sân bay lớn nhất của Việt
Nam là Nội Bài, Tân Sơn Nhất, và sau đó là đại học Kinh tế Quốc dân là những
hành động mang tính chất của một cuộc chiến tranh điện toán. Dù đứng sau chúng
là ai, về mặt chính sách vĩ mô chúng ta cần nghiêm túc tự vấn và có những sách
lược bài bản bảo vệ lợi ích nước nhà, trên một mặt trận phi truyền thống.
Lên gác rút thang (Thượng ốc trừu thê) là kế thứ hai trong 36 kế của Binh Pháp Tôn Tử. Nội dung của kế này là cố ý tạo ra điểm có lợi cho đối phương để dẫn dụ kẻ địch “lên gác”, khiến chúng tiến vào chiến trường theo ý của bên bày mưu, sau đó “rút thang” để chặt đường lui của chúng. Kế này còn có một ý nghĩa khác: đặt quân của mình vào chỗ hiểm nguy, không có đường lui, buộc các binh sĩ phải dồn toàn tâm lực để đưa mình ra khỏi vùng hiểm nguy, chiến thắng kẻ thù. Năm xưa, Tôn Tẫn bày kế “lên gác rút thang” cho Bàng Quyên (là tướng nước Ngụy) buộc nước Sở với binh hùng, tướng mạnh phải khuất phục.
Lên gác rút thang (Thượng ốc trừu thê) là kế thứ hai trong 36 kế của Binh Pháp Tôn Tử. Nội dung của kế này là cố ý tạo ra điểm có lợi cho đối phương để dẫn dụ kẻ địch “lên gác”, khiến chúng tiến vào chiến trường theo ý của bên bày mưu, sau đó “rút thang” để chặt đường lui của chúng. Kế này còn có một ý nghĩa khác: đặt quân của mình vào chỗ hiểm nguy, không có đường lui, buộc các binh sĩ phải dồn toàn tâm lực để đưa mình ra khỏi vùng hiểm nguy, chiến thắng kẻ thù. Năm xưa, Tôn Tẫn bày kế “lên gác rút thang” cho Bàng Quyên (là tướng nước Ngụy) buộc nước Sở với binh hùng, tướng mạnh phải khuất phục.
Thiết kế hệ thống động lực cho một quốc gia là cực kỳ quan
trọng. Để phát triển cần phải cải cách, sửa chữa các khuyết tật hệ thống vốn có
của mình. Động lực cho cải cách chỉ có được khi lãnh đạo quốc gia, tổ chức nhận
thức ra được nguy cơ sống còn trước những thách thức. Và thực tế, có nhiều quốc
gia đã thiết kế hệ thống và vận hành hoàn hảo.
Lấy ví dụ Trung Quốc của thời điểm trước năm 1980, là một nước
nghèo, quân đội hùng hậu nhưng lạc hậu ở cả phương diện kỹ thuật lẫn chiến thuật.
Cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam năm 1979 mà Đặng Tiểu Bình phát động nhằm
“dạy cho Việt Nam một bài học“ thực chất là áp dụng kế sách “lên gác rút
thang“, thức tỉnh người Trung Quốc cải cách mạnh mẽ quân đội yếu kém của họ. Họ
phải cải cách hay là sẽ phải thua trước những đối thủ khác – đó là một trong
các mục tiêu khác của Đặng. Và rõ ràng, sau cuộc chiến phi lý và phi nhân nghĩa
đó, Trung Quốc đã thức tỉnh để cải cách quân đội theo hướng hiện đại.
Rồi nhiều người đặt câu hỏi, vì sao mấy chục năm qua Hàn Quốc
và Israel vẫn cứ để đất nước ở trong “tình trạng chiến tranh“ mặc dù họ là những
quốc gia tươi đẹp, yên bình và phát triển rực rỡ? Phải chăng đó là một cách
khác của việc áp dụng “lên gác rút thang“, khi người dân hiểu được nỗi lo sống
còn, thì phải ra sức lao động, học tập để dồn sức cho việc vệ quốc và phát triển?!
Quay trở lại câu chuyện tin tặc tấn công 2 sân bay lớn nhất
Việt Nam, cần xem đó là một cuộc chiến tranh phi truyền thống - chiến tranh điện
toán (cyberwar), mà sự an nguy của quốc gia bị thử thách trong tình hình mới. Hãy
thử tưởng tượng rằng, chuyện gì sẽ xảy ra nếu các thông tin về đường bay, điều
khiển tàu bay bị can thiệp? Sẽ ra sao nếu tin tặc nắm lấy các thông tin bí mật
quốc gia? Sẽ ra sao nếu một đập thủy điện lớn, thậm chí tới đây là nhà máy điện
hạt nhân (được quản trị bởi hệ thống máy tính) bị chiếm quyền điều khiển? Chỉ
tưởng tượng thôi đã thấy đó là những thảm họa khủng khiếp, sự tàn phá của nó
hơn tất cả mọi loại bom đạn, súng ống nào.
Vậy nên, hãy xem hành động tin tặc là một hành động chiến
tranh của những thế lực đen tối. Nó có thể đến từ những thế lực xưng là bạn tốt
trước mặt, nhưng chìa dao sau lưng ta. Nếu coi đây là những hành động “lên
gác“, hãy “rút thang“ cho người dân thấy chúng ta cần phải cải cách sâu rộng hệ
thống, ít nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin.
Tôi còn nhớ câu chuyện vài năm về trước, khi còn là một nhà
báo, tôi được một hãng viễn thông Việt Nam mời đến tham dự buổi ra mắt một dòng
điện thoại mới, mà theo hãng này là “hàng 100% của Việt Nam”. Khi phần lễ chính
xong, các nhà báo được mời tham quan khâu sản xuất tại nhà máy. Các đồng nghiệp
đi tham quan dây chuyền, tôi tách đoàn đi một vòng khắp nhà máy. Và trước mắt
tôi là ngổn ngang những thùng linh kiện bằng gỗ phía ngoài đề mác Huawei – một
công ty sản xuất linh kiện và dịch vụ viễn thông của Trung Quốc. Một cảm giác
chờn chợn khắp người, tôi quyết định ngừng đưa tin về sản phẩm đó, và thực tế đến
nay dòng điện thoại được quảng cáo là “made in Vietnam“ này đã biến mất khỏi thị
trường.
Chúng ta vô tư dùng những mặt hàng có nguy cơ đến bảo mật dữ
liệu, bảo mật thông tin. Chuyện An Dương Vương bị tráo nỏ thần vì tin giặc vẫn
đang là bài học cho thời hiện đại. “Nỏ đểu” bây giờ có thể là những con chip do
thám tinh vi, ngày đêm âm thầm ăn cắp, thay đổi các dữ liệu. Trọng Thủy thời
nay đóng được nhiều vai, theo nhiều cách: Đó có thể là những món lợi (vì nó rẻ
hơn so với hàng của những quốc gia khác), nó cũng đến từ việc tham bát bỏ mâm của
những kẻ tham nhũng.
Việc sử dụng các thiết bị điện tử và hệ thống phần mềm từ những
nơi xuất xứ có nguy cơ cao, sẽ đưa tổ chức, quốc gia vào một thế hiểm nguy mới.
Nó không khác nào hành động rắc lông ngỗng của Mỵ Châu. Việc này cần được xem
xét nghiêm túc, và chặn đứng lại.
Một mặt, nhà nước hãy lường ước các nguy cơ để cải cách nền
quản trị. Cần khuyến khích việc đào tạo đội ngũ công nghệ thông tin chất lượng
cao, xóa mọi rào cản pháp lý nhằm tạo điều kiện để những người trẻ khởi nghiệp
mạnh mẽ trong lĩnh vực này. Mặt khác, mỗi doanh nghiệp, cá nhân cần ý thức được
mức rủi ro khi dùng những sản phẩm điện tử “hàng chợ“ (giá rẻ) có xuất xứ từ những
vùng có nguy cơ cao về bảo mật.
Đôi khi, cần tỉnh táo để tự vấn, liệu có việc rắc lông ngỗng
mách đường, hay có chăng “kẻ thù đang ở sau lưng ta“?! Đôi khi, sau những tình
huống nguy nan, cần xem đó là hành động “rút thang“, như là một cách tạo động lực
nhằm cải cách và tu chỉnh những nhược tật của nền quản trị quốc gia.
Nguồn: Dân Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét