Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




NGỤY BIỆN VỀ THÉP VÀ CÁ

24-08-2016

Hình bên: Bộ trưởng Trần Hồng Hà - Quang cảnh hội nghị. Ảnh Internet

Trước đây Chu Xuân Phàm láo xược đưa ra lời thách thức “ Dân miền Trung chọn sắt thép hay tôm cá”. Câu đó đã bị lên án mạnh mẽ vì sự xấc láo. Ngoài ra nó còn ngụy biện trắng trợn. Thế mà ngày 22 tháng 8 nhiều báo chí đưa tin về lời tuyên bố của ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà : Miền Trung sẽ có cả thép, cả cá và biển an toàn.

Ngụy biện của Chu Xuân Phàm được Trần Hồng Hà nhắc lại ( không biết vì vô tình hay cố ý) nằm ở chỗ đánh tráo khái niệm. Đó là chủ ngữ của hành động chọn trong câu của ông Phàm và chủ ngữ của vị ngữ có trong câu của Bộ trưởng.

Tôm, cá, biển là đúng của Việt Nam, nhưng theo luật pháp thì đó là của toàn dân do những người trong chính quyền quyết định, muốn cho ai thì cho, muốn làm gì thì làm, chứ người dân Miền Trung có được phép làm chủ đâu. Nhưng thôi, cứ công nhận tôm cá đánh bắt được là thuộc quyền sở hữu của ngư dân sau khi đóng thuế.

Tập đoàn Formosa thuê đất trong 70 năm để sản xuất thép. Tổng giá tiền thuê khoảng 90 tỷ đồng. Số tiền ấy đúng là Miền Trung được hưởng, tuy chưa biết số tiền ấy là nhiều hay ít, mang lại lợi hay hại, ai được hưởng bao nhiêu...Còn thép sản xuất ra là của ai, có phải của nhân dân không. Nhân dân Miền Trung có quyền gì trong việc sử dụng thép ấy . Không có quyền gì cả. Toàn bộ thép là của Formosa. Thế thì tại sao lại đánh tráo khái niệm là dân chọn thép hay cá. Dân chẳng có quyền gì trong việc chọn hay không chọn thép.

Câu : Miền Trung có cả thép và cá…là một ngụy biện dưới 2 dạng. 

Dạng 1- Khi cho rằng vị ngữ CÓ là bao gồm cả quyền sở hữu thì Miền Trung không có quyền đó. Thép là tài sản của Formosa, Miền Trung, dù là dân hay quan cũng không có quyền gì. 

Dạng 2- Khi cho rằng vị ngữ CÓ là để chỉ trạng thái, rằng trên mảnh đất Miền Trung có tồn tại sản phẩm thép, không cần biết của ai. Lúc này là cách dùng chữ lập lờ để đánh lừa sự nhận thức. Như vậy là trên đất Miền Trung có thép nhưng cả quan và dân Miền Trung chỉ có quyền nhìn thấy nó mà không có quyền dùng nó. Thế là có mà không có . Ngụy biện đến thế là cùng.

Trước đây nghe câu của Chu Xuân Phàm, một số người chỉ mới vạch ra sự láo xược mà bỏ qua sự ngụy biện, tôi định viết vài lời nhưng rồi cho qua. Nay nghe tuyên bố của ông Bộ trưởng mà không giữ im lặng được. Chỉ còn điều băn khoăn, không biết ông Bộ trưởng có tự nhận biết được sự ngụy biện của mình hay không.

Vài lời thô thiển, nếu có chỗ nào chưa chính xác, mong nhận được sự chỉ giáo của các bậc cao minh, tốt nhất là nhận được lời phản biện của ông Bộ trưởng.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét