Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




BIỂN ĐÔNG TIẾP TỤC DẬY SÓNG ???

Tin Cập nhật
BBC
12-7-2016

TNM: "Tòa quốc tế ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông." Dù kết quả phán quyết thế nào, Việt Nam cũng chẳng có gì để hy vọng khi đất nước đang nằm dưới ách thống trị của bạo quyền CSVN, một tập đoàn cúc cung phục vụ quyền lợi của quân xâm lược Bắc phương.

“Tòa kết luận không có căn cứ pháp l‎ý để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’,” theo thông cáo của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague.

"Tòa xác định rằng, mặc dù các nhà hàng hải TQ và ngư dân của họ, cũng như những người như vậy từ các Quốc gia khác, đã từng trong lịch sử sử dụng những hòn đảo này ở Biển Nam Trung Hoa, hiện không hề có chứng cứ gì rằng Trung Quốc đã thực thi về mặt lịch sử sự kiểm soát đặc quyền trên toàn vùng nước hay tài nguyên. Vì thế, Tòa kết luận rằng không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Quốc nêu quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển trong Đường Chín Đoạn.”

Trung Quốc đã ra phản ứng, nói phán quyết “vô căn cứ”.

Tân Hoa Xã nói phán quyết “không có giá trị”. Hãng tin nhà nước Trung Quốc nói: “Toà trọng tài không có quyền tài phán, Trung Quốc không chấp nhận, cũng không công nhận.”

Philippe Sands, một luật sư cho Philippines trong vụ kiện, nói đây là “phán quyết rõ ràng và thống nhất ủng hộ pháp quyền và chủ quyền của Philippines”.

Trong văn bản 497 trang, các quan tòa nói các tàu chấp pháp Trung Quốc gây rủi ro đụng chạm với tàu đánh cá Philippines trong vùng biển và việc xây dựng của Trung Quốc gây thiệt hại vô kể với các rạn san hô.

Nhật Bản tuyên bố phán quyết của tòa án ở Hague là mang tính chung cuộc, ràng buộc pháp l‎ý, yêu cầu các bên liên quan tới vụ kiện thực hiện theo quyết định này.

Ngoại trưởng Fumio Kishida nói trong thông cáo rằng Nhật Bản đã luôn ủng hộ tầm quan trọng của luật pháp và việc sử dụng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hay cưỡng chế trong giải quyết tranh chấp hàng hải.

"Đường Chín Đoạn" là gì?

Bắc Kinh tuyên bố "chủ quyền không thể chối cãi" đối với khoảng trên 85% diện tích Biển Đông, tương đương 3 triệu trên tổng số 3,5 triệu cây số vuông toàn bộ vùng biển này.

"Đường Chín Đoạn" chạy có những chỗ cách xa khỏi Trung Hoa lục địa tới 2.000km và vào sát bờ biển Philippines, Malaysia và Việt Nam vài trăm cây số.

"Đường Chín Đoạn" ban đầu xuất hiện trên một bản đồ của Trung Quốc hồi 1947 với 11 đoạn đứt quãng, khi lực lượng hải quân của Trung Hoa Dân Quốc thuộc Quốc Dân đảng khi đó kiểm soát được một số đảo vốn do Nhật chiếm đóng trong thời Đại chiến Thế giới lần thứ hai.

Khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 và Quốc Dân đảng phải bỏ chạy ra Đài Loan, chính quyền cộng sản đã tự tuyên bố mình là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc và thừa kế toàn bộ các tuyên bố về biển đảo của nước này trong khu vực.

Sau đó, đầu thập niên 1950, hai "đoạn đứt quãng" được bỏ đi ở khu vực Vịnh Bắc Bộ như một hành động thân thiện của Bắc Kinh với chính quyền miền Bắc Việt Nam.

PCA là tổ chức liên chính phủ lâu đời nhất thế giới, chuyên xử lý các vụ tranh chấp quốc tế thông qua biện pháp trọng tài "và các biện pháp hoà bình khác".

PCA được thành lập năm 1899 trong Hội nghị Hoà bình Hague, do Sa Hoàng Đệ Nhị của Nga tổ chức. Cơ quan này dẫn chiếu tới các hợp đồng, các thoả thuận đặc biệt, và nhiều hiệp ước khác nhau của Liên hợp quốc để phân xử tranh chấp.

PCA cũng hiện diện thường trực tại Mauritius, và có thể tiến hành các phiên tranh tụng trên toàn thế giới.

----------------------------------------------------


BIỂN ĐÔNG TIẾP TỤC DẬY SÓNG

Đặng Khương chuyển ngữ
Tạp Chí Phía Trước
Gwynne Dyer, Bangkok Post
12-7-2016


Hình bên : CSIS Asia Maritime Transparency Inititative/DigitalGlobe

Thứ Ba tới đây, Tòa Trọng tài Thường Trực (PCA) sẽ tuyên bố phán quyết về yêu sách của Trung Quốc liên quan đến chủ quyền tại khu vực Biển Đông. Và tính đến thời điểm này, Trung Quốc đã cử thêm quân đội di chuyển vào khu vực này.

Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc tuyên bố rằng lực lượng hải quân và không quân nước này sẽ tiến hành các cuộc tập trận bảy ngày, kéo dài từ Hải Nam tới quần đảo Hoàng Sa nằm ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Các cuộc tập trận sẽ kết thúc vào ngày thứ Hai, chỉ một ngày trước khi phán quyết của tòa án được chính thức đưa ra, do đó, lực lượng Trung Quốc vẫn sẽ được duy trì tại đây nếu như tình hình trở nên phức tạp hơn.

Tình hình hiện rất khó đoán, vì Task Force 70 của Hải quân Mỹ, bao gồm tàu sân bay USS Ronald Reagan, đã di chuyển khu vực Biển Đông. Theo Chuẩn Đô đốc John D. Alexander thì nhiệm vụ chính của Task Force 70 là “duy trì tự do hàng hải để tất cả được qua lại”.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Đại tá Wu Qian, cảnh báo hôm thứ Năm tuần trước rằng đây là “một hành động quân sự hóa [của Hoa Kỳ] ở Biển Đông và nó đang đe dọa đến hòa bình và ổn định khu vực. Nhưng tôi muốn nói rằng phía Mỹ đã tính toán một cách sai lầm. Các lực lượng vũ trang Trung Quốc không bao giờ nhượng bộ với các lực lượng bên ngoài”. Tiếp theo đó vào ngày thứ Sáu, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ thỏa hiệp về chủ quyền và “không sợ rắc rối”.

Vì vậy, tình hình có thể trở nên phức tạp hơn và một cuộc đối đầu quân sự nghiêm trọng giữa Mỹ–Trung Quốc có thể xảy ra sau khi Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra phán quyết vào đầu tuần này. Quân đội Hoa Kỳ lo ngại rằng rằng Trung Quốc có thể phản ứng lại bằng cách tuyên bố một khu Nhận diện Phòng không (ADIZ) trên toàn bộ Biển Đông, tương tự như ADIZ mà họ đã từng tuyên bố ở Biển Hoa Đông trong cuộc tranh chấp biển đảo với Nhật Bản vào năm 2013.

Trong trường hợp xấu nhất, chúng ta có thể chứng kiến là một cuộc đụng độ quân sự lớn giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông trong vòng vài ngày tới. Nhưng việc này thực sự sẽ không đi quá xa, bởi vì phán quyết của Tòa án Trọng tài sẽ không có hiệu quả trên thực tế.

Đường “chín đoạn” của Trung Quốc bao gồm gần 90% diện tích khu vực Biển Đông. Đây rõ ràng là điều rất lố bịch nhìn trên khía cạnh bản đồ – nó kéo dài hơn 1.000 km từ điểm phía nam của Trung Quốc vào đến bên trong vùng biển của các nước Philippines, Malaysia và Việt Nam, thậm chí chỉ cách bờ biển các nước này chưa tới 100 km. Nhưng điều này được Trung Quốc xem là chính đáng.

Các luận cứ lịch sử đối với các tuyên bố của Bắc Kinh rất lệch lạc, nhưng họ bắt đầu chiến lược này bằng cách đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc miền Nam Việt Nam vào năm 1974, từ đó Trung Quốc đã mở rộng kiểm soát hầu hết đối với các đảo nhỏ và các rạn san hô trong toàn bộ khu vực.

Trong vòng ba năm qua, Trung Quốc đã mở rộng bảy trong số những hòn đảo/bãi đá tại đây. Họ xây dựng sân bay, cảng và các khu vực quân sự tiềm năng khác. Hồi tháng Hai vừa qua, lần đầu tiên Trung Quốc đã đưa vũ khí lên các đảo nhân tạo này. Liệu đây có phải là phản ứng trực tiếp nhằm đáp lại với phiên xử của Tòa Trọng tài mà phía Philippines khởi kiện vào năm 2013 hay không, nhưng điều chắc chắn rằng sự chuẩn bị này sẽ có tác dụng mạnh mẽ nếu cuộc đối đầu quân sự xảy ra.

Nhưng Trung Quốc đã nói trước rằng họ sẽ không nhìn nhận bất kỳ phán quyết nào do phia Tòa Trọng tài đưa ra, phiên tòa vốn được quốc tế hậu thuẫn nhưng lại không có sự ràng buộc nào để thực thi quyết định này trên thực tế. Vì vậy trên lý thuyết, Trung Quốc không cảm thấy bắt buộc phải dùng đến vũ lực quân sự để bảo vệ tuyên bố của mình, nên phía Hoa Kỳ cũng chưa thấy phải cần sử dụng vũ lực để thách thức điều đó.

Đằng sau những lời nói hiếu chiến từ phía Trung Quốc thì nước này đã có một chính sách tránh đối đầu quân sự với các cường quốc khác cho đến khi họ đã phát triển đầy đủ về mặt kinh tế để đảm bảo cơ hội tốt nhất và giành chiến thắng mạnh mẽ. Hiện nước này vẫn chưa đạt được đích đó, vì vậy họ vẫn còn nhút nhát. Nhưng đối với tình thế hiện nay thì họ có thể có thêm một số lựa chọn khác.



Hợp đồng để điều hành xã hội mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện đang độc quyền khá đơn giản: Miễn sao ĐCSTQ giữ được mức sống ổn định một cách đều đặn thì phần đông dân số sẽ chấp nhận sự thống trị độc tài của họ. Trong gần 30 năm qua, họ đã giữ được đà tăng trưởng kinh tế này với tốc độ khoảng 8 đến 10% mỗi năm.

Nhưng tình hình hiện nay thì cả ĐCSTQ cũng thừa nhận rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế đã giảm xuống chỉ còn 6%, và thậm chí nhiều người nêu nghi ngại rằng con số này thấp hơn 4%. Một số nhà quan sát cho rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể đã không tăng trưởng chút nào trong suốt năm qua. Nếu trường hợp đó đúng thì ĐCSTQ đang trôi dạt vào vùng biển đầy nguy hiểm, và họ sẽ cần chuyển hướng công chúng sang các vấn đề nằm bên ngoài biên giới để tránh đi sự chú ý về những thất bại của họ ngay trong nội địa.

Một cuộc đối đầu thú vị nhưng đầy ẩn những biến động ở Biển Đông với các nước đồng minh trong khu vực Đông Nam Á của Hoa Kỳ có thể phương pháp tốt để Trung Quốc hướng sự chú ý của dân chúng ra khỏi những thất bại của họ. Điều này đồng thời cũng giúp các nhóm chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc và tạo được sự hỗ trợ của họ dành cho chế độ nhưng điều khó khăn là ĐCSTQ buộc phải “kiểm soát tình hình một cách hết sức thận trọng”. Một khi bạn bắt đầu đi vào con đường này thì bạn không thể chắc chắn nó sẽ dẫn bạn đi đến kết cuộc như thế nào.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét