Trí Nhân Media tổng hợp
30-6-2016
Nhìn những cái đầu cúi xuống kịch cỡm, những khuôn mặt thịt trơ dáng với 500 triệu Mỹ Kim đổi chác đã trả lời rất rõ ràng cho câu hỏi - tập đoàn lãnh đạo CSVN đang bảo vệ ai và phục vụ cho ai ?
Đất nước này không phải để cho ĐCSVN tự tung tự tác đổi chác. Dân tộc này không thể ngồi yên khi ĐCSVN đã bán đứng người dân. Cả 10 triệu ngư dân đang điêu đứng và hàng triệu người dân đang bị nhiễm độc cùng với hiểm họa ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cả trăm năm sau.
Kẻ nào giết dân ta ? Kẻ nào bán nước ? Phải đứng lên trừng trị kẻ phản quốc.
Hiểu gì qua con số 500 triệu USD ???
Năm 1989 Exxon đã gây ra thảm họa cho vùng Alaska, cả một khối
lượng dầu thô khổng lồ đã tràn ngập làm cá chết ảnh hưởng đến hàng chục ngàn
gia đình sống bằng nghề đánh cá.
Exxon đã bỏ ra 3,4 tỷ USD để phục hồi lại hệ sinh thái và đền
bù cho mỗi gia đình ngư dân 15 ngàn USD !!
Đó là năm 1989, không phải 2016, và dầu thô nhất định không
thể độc hại bằng những chất độc mà Formosa đã thải ra biển miền Trung...
FB NguyenThien Nhan
500 triệu USD quá nhỏ so với thiệt hại xảy ra. Ngư dân mất việc, người buôn bán cá mất việc, hệ sinh thái biển bị tàn phá nặng nề, những rặng san hô chết phải mất hàng nghìn năm mới khôi phục được, sức khỏe của những người dân đã lỡ ăn cá sẽ ra sao?
Nhưng chính quyền chỉ lo bảo vệ Formosa trước nguy cơ công
nhân Formosa và người dân Hà Tĩnh nổi cơn thịnh nộ. Tin vừa đăng trên Báo Lao động:
Trước thời khắc công bố nguyên nhân cá chết ở miền trung, chiều nay 30.6, tại
khu vực nhà máy Formosa Hà Tĩnh, lực lượng an ninh đã được thắt chặt.
P/S: Liệu 500 triệu USD có đến tay người dân Miền Trung chịu
thiệt hại do cá chết hay không? Hay sẽ bị bọn cẩu quan ăn bớt?
Thấy một sự trâng tráo của chính quyền đảng cử khi các bộ
trưởng không cúi đầu xin lỗi cái nguyên nhân dối trá trước đây là Tảo nở hoa,
mà trân trân cái mặt khi nói cái công của họ là “Chúng tôi phải tính toán, có kế
hoạch …”
Thấy không phải là một công bố khoa học, không có kết quả
các chất độc hại, không có liệt kê những khu vực bị độc hại, không có những cộng
đồng dân cư bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp, không có những biện pháp khắc
phục khôi phục …
Thấy thế là chưa thấy, phải thấy:
– Đây là việc công bố một “hợp đồng” mà chính quyền đảng cử
và Formosa đã thống nhất với nhau ngày 29/6. Trong đó Formosa sẽ nhận trách nhiệm
cá chết và chỉ phải trả 500 triệu USD. Khi mà lý ra chuyện này là ở Tòa án, nơi
mà sẽ xem xét các thống kê thiệt hại, chi phí phục hồi môi trường … để ra con số
bao nhiêu tiền.
– Đây là việc che dấu trách nhiệm của chính quyền mà nhất là
của đảng Cộng sản. Khi ông TBT Trọng ghé thăm Formosa lúc thời điểm cá chết,
người chết và biển chết vì Formosa. Và từ sau chuyến thăm đó, các quan chức báo
chí xoay 180 độ khi nói Formosa không liên quan.
Và như vậy mới thấy, cái giá của 10 triệu dân Miền Trung
điêu đứng thất nghiệp, cái giá của những rạng san hô vùng biển cả trăm năm mới
hồi phục, cái giá của hàng triệu người nhiễm kim loại nặng … được chính quyền đảng
cử bán quá rẽ, chỉ 500 triệu USD!
Và như vậy mới thấy, Formosa vẫn còn xả thải, sẽ có thêm
Formosa khác xả thải …. khi còn sự cai trị kiểu này của đảng Cộng sản. Với kiểu
dối trá dấu diếm và thỏa thuận trên lưng của Dân như thế này.
CẦN PHẢI KHỞI TỐ VỤ CÁ CHẾT .
Căn cứ vào các điều luật hiện tại ,quá đủ cơ sở để khởi tố điều tra .
Nhưng tại sao các cơ quan của VN chưa khởi tố ,trong khi vụ nhỏ cũng khởi tố
trong thời gian ngắn để điều tra .
Theo điều 53 HP :
''Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, NGUỒN LỢI Ở VÙNG BIỂN vùng
trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là
tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất
quản lý.''
Như vậy nhà nước VN cần phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình trước nhân dân
,đó là ra quyết định khởi tố .
·
NẾU KHÔNG BỊ ĐÓNG CỬA, FORMOSA CHÍNH LÀ KẺ THẮNG CUỘC
Lẽ ra phải đầu tư 2-3 tỷ USD, thì chỉ chi có 45 triệu USD
cho hệ thống xử lý nước thải.
Gây ra thảm họa, xin lỗi rồi đền bù 500 triệu USD.
Lời lỗ thế nào mọi người tự tính. Nên nhớ Formosa là một tập
đoàn lão luyện trên thương trường quốc tế, đừng tưởng qua được họ về chuyện làm
ăn tính toán.
Trong 5 năm qua, theo nhóm luật sư đang đại diện 74 gia đình
ở Vân Lâm, Đài Loan khởi kiện Formosa, tập đoàn này đã vi phạm pháp luật về môi
trường hơn 645 lần, nộp phạt khoảng 6.3 triệu USD, nhưng con số này chẳng bõ
bèn gì so với lợi nhuận khổng lồ mà họ thu được từ việc vi phạm.
Tóm lại, chiến thuật của họ là cứ nộp phạt và vận hành, vẫn
lãi chán.
Link báo Dân Việt: http://danviet.vn/…/neu-lam-dung-quy-trinh-xa-thai-formosa-…
Link Taipei Times về vụ kiện: http://www.taipeitimes.com/…/taiwan/a…/2015/08/15/2003625417
--------------------------------
Đọc thêm:
30-6-2016
Trích "Các Sự Kiện Liên Quan Tới Vụ Cá Chết"
BBC Tiếng Việt điểm lại những diễn biến quan trọng trong vụ
cá chết bí hiểm ở các tỉnh miền Trung Việt Nam.
Tháng Tư 2016: Cá chết hàng loạt
- Ngày 6: Tình trạng cá chết được ngư dân phát hiện tại vùng
biển tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh (khu vực cảng Vũng Áng và các xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà). Cá chết
nhiều trong các ngày 6-7/4.
- Ngày 10: Hiện tượng cá chết xuất hiện tại Quảng Bình. Số
lượng
- Ngày 15: Cá chết lan đến Thừa Thiên – Huế.
- Ngày 16: Xuất hiện cá chết tại Quảng Trị.
- Ngày 21: Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn nói đoàn công tác không vào kiểm tra tại khu công nghiệp
Vũng Áng được vì đây là khu vực có yếu tố nước ngoài, “đoàn không có thẩm quyền,
chức năng kiểm tra”.
- Ngày 22: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hà Tĩnh “kiểm tra
mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, khu dân cư mẫu nông thông mới và
tiến độ dự án Formosa”.
Một người dân lặn biển, ông Nguyễn Xuân Thành phát hiện
thấy đường ống xả thải hóa chất dưới đáy biển, “nước phun từ đường ống ra có
màu vàng đục, nhừa nhựa, mùi hôi thối, khi ngửi cảm thấy rất ngạt thở”.
Image copyright AFP
- Ngày 23: Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường Võ Tuấn Nhân nói
việc báo chí “khiến dư luận hiểu nhầm rằng Formosa xả trộm bằng đường ống khổng
lồ dưới đáy biển”, đồng thời khẳng định “Formosa được phép xả thải” và đường ống
ngầm của hãng là hoàn toàn hợp pháp.
Phó viện trưởng Viện Nguyên cứu Hải sản Nguyễn Viết Nghĩa
tuyên bố cá chết bất thường là do “độc chất mạnh”, với nguồn nước biển ô nhiễm
xuất phát từ khu công nghiệp Vũng Áng.
- Ngày 24: Cuộc họp giữa Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ
Tài nguyên Môi trường nói Formosa có một số “vi phạm trong việc thực hiện
súc rửa đường ống”.
Bộ Tài nguyên Môi trường nói sẽ tìm ra kết quả gây cá chết
trong “5 ngày nữa”.
- Ngày 26: Formosa Hà Tĩnh ra thông cáo nói họ “kinh ngạc” và
“không thể hiểu nổi” tình trạng sinh vật biển chết, gây ô nhiễm trên biển với
quy mô lớn. Năm thợ lặn tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình phải nhập
viện sau khi lặn từ khu vực biển Vũng Áng lên.
Image copyright
- Ngày 27: Có thông tin xuất hiện cá chết ở Đà Nẵng. Chính phủ
ra công điện yêu cầu bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế
nghiêm cấm sử dụng, kinh doanh, tiêu thụ thủy hải sản chết bất thường.
Bộ Tài nguyên Môi trường ra kết luận ban đầu theo đó nói
có hai khả năng gây ra tình trạng cá chết, gồm tác động độc tố hoá học của con
người và trên biển, và là do tác động của hiện tượng tảo nở hoa hay thủy triều
đỏ. Formosa Hà Tĩnh được xác định là "chưa thấy có mối liên hệ nào"
với tình trạng cá chết hàng loạt
- Ngày 28: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn báo cáo
trong cuộc họp Chính phủ về kết quả xét nghiệm mẫu xác định "bước đầu loại
trừ nguyên nhân do hiện tượng dị thường của tự nhiên kết hợp với tác động của
con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa mà thế giới gọi là thủy triều đỏ".
- Ngày 29: Khu vực biển Đà Nẵng tiếp tục có tình trạng cá chết
dạt bờ ồ ạt, trong đó có nhiều cá thể cỡ lớn, tới 10kg
Image copyright HOANG DUC THU
FACEBOOK
- Ngày 29-30: Người dân làng biển Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch,
tỉnh Quảng Bình biểu tình phản đối thảm họa môi trường khiến cá chết hàng loạt ở
vùng biển miền Trung.
Tại Huế, một nhóm nghệ sỹ biểu diễn nghệ thuật đường phố
cũng về vụ cá chết nhưng bị công an can thiệp.
- Ngày 30: bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đã cùng các lãnh đạo
đi tắm biển cùng người dân và ăn cá để giải tỏa lo âu cho người dân.
Image copyright GETTY
Tháng Năm 2016: Biểu tình diễn ra ở nhiều nơi
- Ngày 1: Tại nhiều thành phố lớn ở Việt Nam, hàng ngàn người
đã xuống đường biểu tình phản đối thảm họa môi trường này, yêu cầu minh bạch và
tìm ra nguyên nhân gây cá chết hàng loạt.
Trong bản tin 20 giờ, Đài truyền hình Việt Nam VTV công bố bắt
hai nhà hoạt động tên Trương Minh Tam và Chu Mạnh Sơn vì đã tới khu vực Formosa
vầ Kỳ Hà, Hà Tĩnh "thu thập thông tin và hình ảnh để phát tán trên mạng
internet nhằm mục đích kích động người dân".
Người lao động Việt Nam tại Đài Loan xuống đường thể hiện
quan điểm về sự kiện cá chết tại khu vực Hà Tĩnh.
Image copyright OTHER
- Ngày 2: Vào giờ đêm, Văn phòng Chính phủ phát đi thông cáo
yêu cầu giám sát hệ thống xả thải của công ty Formosa, cấp gạo và hỗ trợ tài
chính cho ngư dân, đồng thời đề nghị ngư dân đánh bắt ở vùng ngoài 20 hải lý và
hỗ trợ tiêu hủy cá chết.
- Ngày 3: Bảy linh mục tại các giáo xứ trong huyện Kỳ Anh - Hà
Tĩnh gửi kiến nghị lên thủ tướng vì vụ cá chết hàng loạt xảy ra trong khu vực
này.
An ninh Việt Nam thả ông Chu Mạnh Sơn, một nhà hoạt động bị
bắt tại khu vực Vũng Áng, tâm điểm của thảm họa cá chết hàng loạt ở miền Trung.
Ông Chu Mạnh Sơn được thả sáng ngày 3/5. Tuy nhiên, người bị
bắt cùng đợt với ông là ông Trương Minh Tam hiện vẫn chưa được thả.
- Ngày 5: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến
Dũng, người phát ngôn Chính phủ được báo Tuổi Trẻ dẫn lời: "Bộ Thông tin -
truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí thực hiện việc đưa tin trung thực, khách
quan, đúng định hướng, có cơ sở khoa học, đấu tranh phản bác các thông tin
xuyên tạc, luận điệu sai trái, kích động nhằm ổn định tình hình, không gây tâm
lý hoang mang trong dư luận".
- Ngày 6: Lời kêu gọi tiếp tục biểu tình ngày 8/5 được phát đi
trên mạng xã hội với lý do ‘Chính phủ cố tình chậm trễ công bố nguyên nhân cá
chết’.
- Ngày 8: Hàng trăm người dân Việt Nam ở Sài Gòn và nhiều
thành phố, địa phương trong cả nước đã xuống đường tuần hành, biểu tình phản đối
vụ cá chết hàng loạt.
- Ngày 14: Nhiều nhà hoạt động nói họ bị "tạm giữ"
và "ngăn cản" ngay tại nhà, không thể tham gia xuống đường biểu tình
trong tuần thứ ba liên tiếp vì sự kiện cá chết ở miền Trung Việt Nam.
- Ngày 15: Các cuộc biểu tình tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
nhanh chóng bị giới chức trấn áp. Tin tức nói nhiều người biểu tình đã bị các lực
lượng an ninh bắt giữ
- Ngày 27: VTV phát chương trình ’60 phút mở: Bạn chia sẻ trên
mạng xã hội để làm gì, trong đó người dẫn chương trình Tạ Bích Loan cùng năm
khách mời chất vấn Phan Anh, một MC của VTV, "Tại sao bạn lại phải chia sẻ
clip hai con cá chết của Vũng Áng?" ’60 phút mở’ đã gây tranh luận gay gắt
trong cộng đồng cư dân mạng ở Việt Nam
- Ngày 29: Hàng trăm người Việt tại Nhật biểu tình đòi làm rõ
nguyên nhân thảm họa cá chết tại Việt Nam.
Tháng Sáu 2016: Công bố nguyên nhân cá chết
- Ngày 5: Tại Hà Nội, cuộc tuần hành nhân ngày Môi trường Thế
giới và vì 'cá chết hàng loạt, bất thường' bị các lực lượng an ninh nhanh chóng
giải tán. Một số người tham gia bị bắt đưa đi.
Image copyright FB TRINH MINH HIEN
- Ngày 8: Hà Tĩnh buộc Formosa Hà Tĩnh và Nhà máy nhiệt điện
Vũng Áng 1 (thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN) lắp thiết bị tự động kiểm soát
khí chất thải, bụi tại các lò cao nhiệt điện.
- Ngày 11: Tôm hùm và cá chết hàng loạt ở biển Phú Yên.
- Ngày 12: Hàng trăm người dân ở khu vực Quỳnh Lưu, Nghệ An xuống
đường, tuần hành từ nhà thờ Phú Yên, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An và sau đó tuần
hành trên Quốc Lộ 37.
- Ngày 16: Quốc hội Đài Loan họp báo liên quan tới cáo buộc
Formosa Hà Tĩnh thải chất độc gây ô nhiễm. Formosa Plastic Group bị áp lực từ
các nhóm môi trường địa phương, nghị sỹ và một hội đoàn của người Việt, chất
vấn về vụ cá chết bí ẩn ở miền Trung Việt Nam.
- Ngày 26: Một số báo Việt Nam đăng bài về phóng sự dài 60
phút ‘Việt Nam – Cái chết của cá’ phát trên kênh truyền hình PTS của Đài Loan.
- Ngày 28: Formosa ký biên bản thừa nhận sai phạm, trước sự
chứng kiến của đại diện nhiều bộ ngành Việt Nam, trong đó có cả Viện Kiểm
sát Tối cao và Tòa án tối cao và đại diện bốn tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng.
Image copyright
- Ngày 29: Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trần Nguyên Thành phát
biểu, công khai thừa nhận những sự cố tại Formosa Hà Tĩnh “là nguyên nhân gây
ra sự cố môi trường làm hải sản chết hàng loạt tại bốn tình miền Trung của
Việt Nam”, nhưng nói nguyên nhân không phải do Formosa Hà Tĩnh mà là do các
nhà thầu phụ của hãng gây ra.
Lãnh đạo Formosa hứa hẹn bồi thường mọi thiệt hại và “cam kết
không tái diễn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài
nguyên nước của Việt Nam”.
- Ngày 30: Văn phòng Chính phủ họp báo công bố nguyên nhân cá
chết hàng loạt, theo đó xác định là do sự cố xả thải và từ lò luyện cốc của
Formosa Hà Tĩnh. Lãnh đạo Formosa hứa hẹn bồi thường mọi thiệt hại và “cam kết
không tái diễn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài
nguyên nước của Việt Nam”.
Hải Thanh Nguyễn đang cảm thấy giận dữ.
Trả lờiXóaFormosa đầu độc cả một vùng biển rộng lớn của Việt Nam.
Đảng CSVN, nhà nước CHXHCN VN sau khi cố tình im lặng, buộc phải phơi bày tội trạng của Formosa trước công luận.
Formosa sẽ bồi thường cho đảng CSVN, và thế là xong.
Địt mẹ một thằng quan chức gộc của đảng ỏn ẻn: "Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại".
Địt mẹ chúng mày mà biết khoan dung, nhân ái với quân, dân, cán, chính Việt nam Cộng Hòa sau 30 tháng Tư năm 1975 thì đất nước đã đéo khốn nạn thế này. Lũ chó chỉ biết tiền.
Bồi thường thiệt hại vật chất là tất nhiên. Bên cạnh đó phải truy tố những kẻ chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc đầu độc môi trường biển VN. Cách chức, truy tố quan chức VN thiếu trách nhiệm trong việc buông lỏng quản lý với Formosa, để xẩy ra hậu quả nghiêm trọng.
Đặc biệt phải truy tố những quan chức đã hô hào người dân VN cứ vô tư ăn cá, tắm biển ở những vùng biển bị nhiễm độc. Hành vi của đám quan chức chó ấy đã cấu thành tội giết người, mà là giết người hàng loạt.
Không làm những việc này, đảng CSVN chỉ càng bộc lộ bộ mặt bán nước, bất chấp mọi hậu quả chỉ cốt đút đầy túi của bè lũ chúng.