Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




ĐẤT NƯỚC NÀY "QUAY MẶT VÀO ĐÂU CŨNG PHẢI GHÌM CƠN MỬA" *

30-6-2016

Trước đây tôi cứ tưởng cán bộ CS giàu to, ai cũng xe hơi nhà lầu, cho con đi du học bên Mỹ, thậm chí mua nhà bên Mỹ... là do "tham nhũng". Và tôi cũng tưởng "tham nhũng" chỉ là "tiền bôi trơn", "tiền trà nước", "tiền đóng hụi chết"... của các doanh nghiệp đóng cho viên chức nhà nước để việc làm ăn không bị cản trở. Bây giờ tôi mới thấy là mình chỉ biết bề nổi của băng sơn mà thôi.

Qua vụ "thanh lý" 264 chiếc xe xịn của nhà nước, tôi mới phát giác ra rằng cách làm giàu "khỏe re", danh chánh ngôn thuận của cán bộ nhà nước là "dĩ công vi tư". Bằng một số phương pháp "phù phép", họ biến của nhà nước thành của riêng mình, với giấy tờ hợp lệ.

Đơn giản là họ làm giàu nhờ "soán đoạt tài sản nhà nước".

(Nói là "tài sản nhà nước", thực ra là "tài sản của toàn dân". Vì là tài sản của dân, ở các xứ giẩy chết người ta làm các thủ tục "thanh lý tài sản nhà nước" bằng "đấu giá công khai", mọi người ai cũng có thể tham gia mua lại tài sản này.)

"Thanh lý tài sản nhà nước" là một trong những phương cách "phù phép" đó.

Đã có bao nhiêu nhà máy của nhà nước đã trở thành "nhà máy của tư nhân", "của riêng" cán bộ bằng phương pháp "thanh lý" tài sản ?

Vụ Vinaline, Vinashin... người dân mang nợ hàng chục tỉ đô la. Tài sản của hai xí nghiệp này đã được "thanh lý" ra sao ? Chỉ có trời mới biết.

Trong khi theo pháp luật VN, việc "thanh lý tài sản nhà nước" phải theo một trình tự pháp lý nhứt định.

Trước hết phải đăng lên "công báo" việc "thanh lý tài sản". Nó gồm có những tài sản nào? Việc thanh lý sẽ thể hiện bằng cách nào ? Bán đấu giá công khai hay đơn thuần "hủy bỏ" ? Thể lệ bán đấu giá cũng phải đăng lên "công báo", gồm các tài sản nào, "kêu giá" là bao nhiêu ? để người dân mọi người đều có thể tham gia.

Trong mỗi vụ đấu giá đều có "thừa phát lại" biên chép, làm thủ tục chuyển sang tài sản cho "chủ mới" để việc đấu giá và "chuyển sở hữu tài sản" được "hợp pháp".

Rõ ràng trong vụ thanh lý 264 chiếc xe, những cán bộ (có liên quan, như ông Thắng), hay những "dư luận viên" thừa ngôn ngữ "chó đẻ" nhưng thiếu kiến thức... cố gắng nhập nhằng ngôn từ, làm cho dư luận hiểu lầm "kết quả thanh lý" 264 chiếc xe với "giá trị còn lại" của những chiếc xe này.

Ý nghĩa của "thanh lý" và "giá trị còn lại" khác xa nhau, một trời một vực.

Thanh lý, theo qui định của nhà nước (và theo định nghĩa của tự điển) là "bán, hay tiêu hủy tài sản (không còn sử dụng) của nhà nước". Một tài sản sau khi "thanh lý" xong thì không còn hiện hữu trong sổ sách nữa.

"Giá trị còn lại" của một tài sản là trị giá của vật này sau khi chiết cựu. Giá trị còn lại là trị giá "trên lý thuyết". Bởi vì giá trên thực tế có thể cao hơn nhiều lần. Thí dụ, chiếc xe chạy 7 năm, sau khi "chiết cựu" (amortissement) "giá trị còn lại" trên lý thuyết là 0 đồng. Nhưng trên thị trường chiếc xe này có thể bán với giá 500 triệu đồng, thậm chí cao hơn cả giá mua (nếu chiếc xe này có giá trị lịch sử).

Tức là, trong vụ "thanh lý" 264 chiếc xe, nếu những cán bộ liên quan không nói rõ quá trình "thanh lý" những chiếc xe này, thí dụ, nếu "bán đấu giá" thì bán ở đâu, khi nào, bán bao nhiêu... Nếu không tôn trọng thủ tục này, hiển nhiên việc "thanh lý" trở thành việc "soán đoạt tài sản nhà nước".

Đã có bao nhiêu xí nghiệp, nhà máy, máy móc... của nhà nước đã trở thành "của tư nhân" theo lối "soán đoạt" thế này ? Nếu không nhân dịp này để làm sáng tỏ nguyên nhân làm giàu của cán bộ, ta sẽ không có cơ hội nào khác.

Mọi "bào chữa" chung quanh, như tung hỏa mù, hăm dọa nhà báo... chỉ làm nặng thêm tội "soán đoạt tài sản nhà nước" mà thôi.

* thơ Bùi Minh Quốc


-------------------

Đọc thêm:


ViêtNamNet
30-6-2016

Trao đổi về thông tin thanh lý 264 xe công thu về 390 triệu đồng, ông La Văn Thịnh, Phó cục trưởng Cục quản lý công sản (Bộ Tài chính) khẳng định thông tin này là không chính xác. Con số 390 triệu đồng không phải là số tiền thu được từ thanh lý xe.

Đại diện Cục Quản lý công sản giải thích, bản chất của con số 390 triệu đồng này là giá trị còn lại của 264 chiếc xe sau thời gian dài sử dụng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì giá trị xe sẽ hao mòn đi khoảng 10%/năm và giá trị còn lại của xe sẽ lùi dần về 0.

"Giá trị còn lại này của xe là để quản lý xe xem có còn đảm bảo để sử dụng được không, hoàn toàn không phải là giá bán xe", ông Thịnh nhấn mạnh.

Đại diện Cục Quản lý công sản cũng cho biết việc thanh lý xe đã được Chính phủ quy định rõ ràng, xe nào không đủ điều kiện để sử dụng tiếp thì phải thanh lý. Việc thanh lý xe do các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào các quy định của pháp luật để thực hiện, thông qua các cuộc đấu giá.

Trước đó, theo báo cáo của Cục Quản lý công sản ngày 28/6, tính từ ngày 1/1/2016 đến ngày 17/6/2016, khối Bộ, ngành, cơ quan trung ương đã thực hiện điều chuyển 20 xe ô tô với tổng nguyên giá 12,33 tỷ đồng cho các Bộ, ngành địa phương có nhu cầu sử dụng theo quy định; thực hiện thanh lý 264 xe ô tô phục vụ công tác.

Về tình hình rà soát, sắp xếp xe ô tô công, đến ngày 16/6/2016, đã có 35/43 Bộ, ngành và 45/63 địa phương gửi báo cáo rà soát, sắp xếp xe ô tô về Bộ Tài chính. Còn lại 08/43 Bộ, ngành và 18/63 địa phương chưa có báo cáo rà soát, sắp xếp xe ô tô phục vụ công tác chung gửi Bộ Tài chính.

Hà Duy


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét