Nguyễn văn Trần
23-4-2016
trích từ "Dân chủ : Lịch Sử Sang Trang ? "
Sau ba mươi năm tiến nhanh, tiến mạnh, Dân chủ
trên thế giới ngày nay dừng lại . Nhiều nhà chánh trị học ghi nhận năm 2006 là
thời điểm khởi đầu của nhiều quốc gia mà nền dân chủ khựng lại, những quyền tự do
căn bản bị bào mòn, các nước dân chủ tự do Tây phương suy yếu .
Người ta tự hỏi
phải chăng đó là hiện tượng báo động " lịch sử sang trang ? " . Họ bắt đầu lo ngại trước sự xuất hiện mạnh
chế độ độc tài ở nhiều nơi, những nỗ lực tranh đấu cho dân chủ lần lượt thất
bại .
Trong bài " Faire face à la récession
démocratique " (Facing Up to the Democratic Recession) đăng trên Journal of Democracy số gần đây (của Cơ
quan Phát triển Dân chủ - National Endowment for Democracy do Quốc Hội Huê kỳ
tài trợ - Courrier International, số 1274), tác giả, Ông Larry Diamond, Chủ
biên, chuyên viên về Dân chủ ở Đại học Stanford, nhận xét : « Sự mở
rộng tự do và dân chủ trên thế giới bị khựng lại từ năm 2006 và kéo dài từ đó .
Cho tới nay, không thấy có thêm những quốc gia dân chủ do bầu cử xuất hiện .
Con số quốc gia dân chủ trên thế giới vẫn đông lạnh giửa 114 và 119 nước . Tính
theo tỷ lệ, có 60 % . Hậu quả của tình trạng này là mức độ tự do của dân chúng
được hưởng bắt đầu bị giới hạn » .
Cũng theo học giả Larry Diamond, từ năm 2000,
có 25 quốc gia dân chủ sụp đổ không vì bị quân đội đảo chánh hay xung đột nội
bộ, mà vì luật pháp và nề nếp dân chủ dần dần bị biến chất và thoái hóa . Một
số hiện tượng này xảy ra tại những quốc gia dân chủ nửa vời, nhưng nhìn chung,
hệ thống tranh cử tự do và sanh hoạt dân chủ đảng phái ở đó đã bị bãi bỏ hoặc
xuống cấp dưới tiêu chuẩn tối thiểu của chế độ dân chủ » .
Nước Nga của T.T Poutine và nước Thổ-nhỉ-kỳ
(La Turqie) của T.T Erdogan là hai trường hợp điển hình cho xu hướng dân chủ
suy đồi này ở Âu châu . Cùng xu hướng, có thể kể thêm Thái lan, Venezuela,
Bangladesh, Kenya, … Ở Turquie và Nga, như ta biết, đảng cầm quyền ngày càng mở
rộng sự thao túng nền tư pháp và hành chánh quốc gia . Nhà báo bị bắt giam,
những người bất đồng chánh kiến bị khủng bố, những xí nghiệp bị nghi tài trợ
cho những hoạt động chống nhà cầm quyền bị đóng cửa, đảng phái chống đối, những
người phản kháng đều bị án tù để bị loại ra khỏi đời sống chánh trị quốc gia .
Tất cả nhằm tập trung quyền lực vào tay nhà cầm quyền .
Tổ chức « Freedom House » của Huê kỳ
cũng nhận định từ 2006 tới 2014 số quốc gia mất tự do gia tăng so với số quốc
gia cải thiện chế độ để có tự do .
Học giả Larry Diamond giải thích xu hướng mới
này là những nhà độc tài học hỏi rất mau những kỷ thuật cai trị của thời đại
tin học, khéo léo vận dụng thông tin và luật pháp để giới hạn tầm hoạt động của
những tổ chức xã hội dân sự, ngăn chận mọi nguồn viện trợ, ủng hộ của các tổ
chức quốc tế . Mặt khác, tâm lý quần chúng phấn khởi trước đà dân chủ, sau khi
khối cộng sản sụp đổ, nay không còn nữa, đời sống khó khăn là thực tế, họ lợi
dụng ngay tình hình thay đổi mà áp dụng
đường lối độc tài cai trị và tham nhũng tùy tiện .
Trong xu hướng dân chủ thoái hóa nhường bước
cho độc tài tiến lên không có nước Tàu vì Tàu là một nước chưa bao giờ có dân
chủ, chưa từng biết những tiêu chuẩn dân chủ là gì . Trong văn hóa lâu đời của
Tàu không có dân chủ và tự do . Tàu chỉ biết theo đuổi triết lý « lượm bạc
cắc » và khắc phục nguyên lỳ « ăn cơm chưa » . Tham vọng của Tàu
là thay thế Huê kỳ cai trị thế giới, bắt đầu làm anh chị ở Phi châu trước .
Trong lúc đó Nga vì là một quốc gia âu châu, lo sợ ảnh hưởng từ phía Tây âu nên
vội tái chiếm các nước láng giềng để kịp ngăn chặn làn sóng dân chủ .
Nhưng chìu kích đáng lo ngại hơn hết về sự
thụt lùi của dân chủ là dân chủ ngày càng giảm hiệu năng cải thiện đời sống xã
hội, suy giảm sự tin tưởng ở giá trị dân chủ của dân chúng đặc biệt là ở Mỹ và
Âu châu .
Cụ thể, ở phía Đông Đức, dân chúng sau 26 năm
lần đầu tiên đi bầu cử hoàn toàn tự do, đã thấy dân chủ không còn thật sự hào
hứng nữa . Trong cuộc bầu cử địa phương vừa qua, gần phân nửa cử tri không đi
bầu, giải thích lý do vắng mặt « một xã hội tự do vận hành được không cần
có cử tri » .
Tham dự bầu cử, đảng « Thiên chúa
giáo-Dân chủ » đưa ra khẩu hiệu vận động « Mác đã chết, Jésus còn sống
» . Chính cách đề cao thái quá sự chiến thắng của tự do dân chủ đã làm tổn
thương giá trị thật của mô hình Tây phương « dân chủ và kinh tề thị
trường », làm cho các nước vừa mới thay đổi dân chủ hay muốn thay đổi phải
xét lại . Mỹ và Âu châu chủ quan mà không nghĩ rằng quan niệm về tự do, chánh
trị đa đảng có thật sự là ước mơ của các nước vừa thu hồi độc lập sau chiến
tranh lạnh kết thúc hay không ? Hay bức tường Bá-linh sụp đổ tháng
3/1990 là chiến thắng của dân chủ mà cũng vừa là báo hiệu độc tài bắt đầu xuất hiện ?
Các nước Đông Nam Á vì những yếu tố địa lý và
nhân văn phức tạp nên dễ ngã theo xu hướng phản ứng chống lại dân chủ . Theo Tổ
chức Quan sát Nhân quyền (Humman Right Watch), chánh phủ các quốc gia trong
vùng đều vi phạm nhân quyền ngày càng trầm trọng .
Không nên để mất niềm tin dân chủ
Ai cũng biết dân chủ không phải là chiếc đũa
thần . Có dân chủ là có tất cả . Nhưng có điều chắc chắn dân chủ vẫn còn là chế
độ ít tồi tệ hơn các chế độ độc tài, nhứt là thứ độc tài cộng sản như ở Tàu và
Việt nam (ý của Cựu Thủ tướng Anh, Ông Winston. Churchill) . Nhưng dân chủ cũng
có nhiều thứ, nhiều mức độ giá trị khác nhau .
Tổ chức Liên Hiệp Quốc có 193 Quốc gia thành
viên ( thừa nhận 197 quốc gia) phần lớn đều có bầu cử tương đối tự do nhưng nên
hiểu chưa hẳn có dân chủ thật sự hay đúng mức .
Một đơn vị nghiên cứu «The
Economist Intelligence Unit » thiết lập Chỉ tiêu Dân chủ để mô tả tình trạng
dân chủ thế giới năm 2014 . Dựa trên một số tiêu chuẩn liên quan tới cách thức
bầu cử, những quyền tự do công dân, sinh hoạt đa đảng, tự do ngôn luận, tự do tôn
giáo, cách chánh phủ vận hành, tự do lập hội và hội họp, quyền hưởng chế độ tư
pháp độc lập, các nước trên thế giới được chia ra làm « dân chủ thật sự »,
« dân chủ không hoàn hảo », « dân chủ nửa vời », « độc tài »,
« độc tài triệt để » .
Vậy khi nói « dân chủ thật sự » thì
dân chủ đó phải có nội dung như thế nào ? Đây là điều mà người Việt nam ai
cũng mong đợi khi chế độ cộng sản không
còn trên đất nước nữa .
Trải qua kinh nghiệm lich sử, từ khi chưa mất
nước đến lúc mất nuớc, rồi cộng sản, Việt nam chưa bao giờ có một chế độ dân
chủ thật sự . Đúng nghĩa của nó . Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là Việt
nam không có những lúc người dân sống thật sự thoải mái, những quyền căn bản
được tôn trọng và bảo vệ . Dầu sống suốt thời gian dài dưới chế độ quân chủ,
đời sống của người dân cũng không đến nổi bi thảm như dưới chế đệ cộng sản ác
ôn ngày nay. Sau cùng, trong gần đây, chế độ Việt nam Cộng hòa bị cộng sản Hồ
Chí Minh bêu ríu là Mỹ Ngụy kìm kẹp, bóc lột nhân dân, vẫn chưa thấm vào đâu
so với chế độ Hán Ngụy hiện tại .
Nền dân chủ ở Miền nam trước 30/04/1975 tuy còn
non nớt nhưng đủ cho phép việt công lợi dụng chống phá thẳng tay, bảo vệ VC khi
bị bắt và ở tù về mặt luật pháp khá tốt, có báo chí tư nhân, có bầu cử và ứng cử
tương đối tự do, …Việt nam ngày nay không từ bỏ cộng sản để thay đổi thì một trăm
năm nữa chắc chắn dân trí và chánh trị vẫn chưa đạt tới trình độ của Miền nam
trước 4/1975 .
Một nền dân chủ mà nhiều người mong đợi phải là
nền « Dân chủ pháp trị » . Khi nói « pháp trị » là ý muốn
nói luật pháp là chủ quyền quốc gia. Đặt
tính của chế độ dân chủ là những quyền tinh thần với những quyền hợp pháp chỉ
có một và công lý lý tưởng với công lý hợp pháp cũng chỉ có một. Nên tự do dân
chủ có nghĩa là tự do hưởng thụ quyền tinh thần trên nền tảng công lý lý tưởng
.
Dân chủ pháp trị sẽ tôn trọng những nguyên tắc
cơ bản : tính đại biểu trực tiếp toàn dân, tính hợp hiến, hợp pháp và chính
thống . Một chế dộ không hội đũ những nguyên tắc này không có lý do dể tồn tại,
bởi đó chỉ là một chế độ phản dân hại nước . Như thứ chế độ Cộng Hòa Xã hội Chủ
nghĩa hiện nay ở Việt nam .
Khi nói dân chủ ở Việt nam, tưởng không thể không
để ý đến hoàn cảnh địa lý lịch sử cụ thể của Việt nam để qua đó quan niệm một
chế độ chính trị cho phù hợp với một đất nước quá dài với những tâm lý địa
phương khác nhau do lịch sử tạo nên . Trong hoàn cảnh đó, thiết nghĩ chỉ có một
thể chế liên bang là phù hợp hơn hết .
Chế độ liên bang để thực hiện đại đoàn kết
toàn dân vì thống nhứt quốc gia trong sự tôn trọng những đặc thù địa phương . Chấm
dứt tình trạng đảo Thổ Châu hiện nay ở Rạch giá . Tên Thổ Châu có từ thời lập
quốc nay bổng nhiên bị đổi thành Thổ « Chu » .. Thử hỏi có cần phải đổi
Thổ Châu thành Thổ Chu không ? Đổi như vậy có xúc phạm tiên tổ không ?
Và phải chăng ở Rạch giá thật sự không tìm ra được một tên Việt cộng người Rạch
gìá có khả năng cấp huyện để phải đưa người từ Miền Bắc vào cai trị ? Hay
vì các đảo trong vịnh Phú quốc dễ hái ra tiền ?
Sau cùng, trong tình hình Việt nam ngày mai, vì
hậu quả của thời gian dài do thực dân và cộng sản để lại, tưởng chế độ Tổng
Thống chế sẽ có những yếu tố tốt để đem lại ổn định cho Việt nam hầu tránh những
hình thức độc tài khác tái diễn và cả những xáo trộn xã hội thường xảy ra trong
buổi đầu sau thay đổi chế độ .
Không ai nghi ngờ dân chủ không phải là chế độ
tối ưu nhưng chắc chắn đó là chế độ ít tồi tệ nhứt . Nhưng phải là dân chủ pháp
trị . Nó gợi hứng cho mọi người có sáng kiến đóng góp xây dựng và cải thiện đời
sống xã hội vì trong chế độ dân chủ, người dân tự mình cai trị chính mình .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét