15-4-2016
+ Hai trong số 48 (4,1%) người tự ứng cử đại biểu Quốc hội
(ĐBQH) đã lọt qua vòng “đấu tố” thứ ba để bước vào danh sách ứng cử. Nghĩa là
chưa chắc hai người này có thể trở thành ĐBQH. Trong đó hai nhân vật thu hút
quan tâm dư luận là ông Nguyễn Quang A không lọt qua vòng đấu tố của cử tri phường
(6/75), kế đó là ông Trần Đăng Tuấn, lọt qua vòng đấu tố khi được 100% cử tri
phường ủng hộ. Dù cả hai có kết quả cấp phường khác nhau một trời một vực,
nhưng họ cũng không phải là lựa chọn của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam.
+ 36 trong số 39 người được đề cử làm ĐBQH (92,3%) đi trót lọt vào vòng cuối.
Trong số đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải được 100% phiếu đồng ý tại
MTTQ. Kết quả tại vòng 1 vòng 2 ở địa phương ông không rõ như thế nào, nhưng có
thể suy đoán là 100% ủng hộ. Ba người được để cử bị trượt phiếu trong đó có bà
Kim Tiến từ Hội thánh Tin Lành Hà Nội. Trong số 92,3% căn cứ vào chức vụ và vị
trí nghề nghiệp có thể thấy, số đảng viên cộng sản vẫn chiếm thế thượng phong.
Kết quả này cho thấy, đúng như lời bà Lê Thị Kim Oanh, Phó Chủ tịch thường trực
Mặt trận Tổ quốc Thành phố cho biết, an ninh chính trị đã được đảm bảo. Hay trước
đó, lời khẳng định từ người đàn ông quyền lực nhất Việt Nam đã báo trước kết quả
không ai chờ đợi : Không để lọt vào quốc hội “những phần tử thế này thế khác”.
Nếu như ông Nguyễn Quang A chủ động khiêu khích và ném viên đá đầu tiên dò độ
nông sâu của những rêu rao về sự dân chủ hoàn mỹ của hệ thống thì ông Trần Đăng
Tuấn cho thấy ý muốn góp thêm một tiếng nói thực tâm trên diễn đàn chính trị Việt
Nam. Nhưng vì sao ông bị loại dù nhân thân khá hoàn thiện, không bị chống phá bởi
lực lượng dư luận viên ? Có phải vì ông là người đang đi tiên phong trong phong
trào xã hội dân sự cứu giúp trẻ em miền núi ? MTTQ là tổ chức gì được quyền
nhân danh cử tri nơi ông sống để loại bỏ ? À, là vì : “Nói nôm na là so bó đũa
chọn cột cờ, những người đó có đại diện cho số đông giúp cho phát triển Thủ đô,
phát triển đất nước hay không chứ không phải là họ không có đủ điều kiện.”
Dẫu sao, những câu hỏi này đều cho thấy phép thử của ông Nguyễn Quang A hay của
ông Trần Đăng Tuấn đều thành công khi mang đến những bằng chứng khách quan về
gu chọn người của đảng cầm quyền quan trọng hơn là các tiêu chí lý tưởng của
người đại biểu nhân dân.
Buồn nhất là màn kịch dân chủ này, dẫu ai cũng đã biết kết cục nhưng hàng triệu
người vẫn phải xem với mức vé 3.600 tỷ đồng (*). Quá xa xỉ.
Diễn Đàn Forum
Diễn Đàn Forum
_____________________________
Chú thích:
(*) Báo Thanh Niên (13.04.2016) : Đề
xuất chi 3.600 tỉ đồng cho bầu cử (tăng gấp 3,5 lần so với năm 2011).
Như vậy là so với Quốc hội đang mãn nhiệm, việc bầu Quốc hội mới sẽ tốn hơn 2
000 tỉ đồng (100 triệu đô). Số ghế quốc hội không thay đổi (500 người). Có khác
chăng là lần này, “ta” phải huy động công an, dân phòng, "đại biểu cử tri
khu phố” đi giơ tay hay bỏ phiếu “không tín nhiệm” những người tự ứng cử. Chuẩn
bị, ăn uống, phong bì, liên hoan mừng thắng lợi..., tất cả để ngăn chận những “phần
tử thế này thế khác” (lời ông Nguyễn Phú Trọng). Báo Tuổi
Trẻ (16.04.2016) dưới tựa đề Hà Nội hiệp thương chọn 2/48 người tự ứng
cử ĐBQH cho biết : “ Nhà báo Trần Đăng Tuấn – người tự ứng cử đại biểu
Quốc hội và 45 người tự ứng cử khác không có tên trong danh sách ứng cử đại biểu
Quốc hội của Hà Nội sau hội nghị hiệp thương lần 3.” 45 người “khác”, trong đó
có ông Nguyễn Quang A, không được kể tên [chú thích của Diễn Đàn].
có một điều đơn giản để nhìn nhận đó là những nhà dân chủ kia không được tín nhiệm của những người dân nơi họ cư trú và bị loại một cách đau đớn mà thôi, họ suốt ngày tranh đấu chửi bới trên đường phố thì làm sao mà họ hiểu được người dân đang thật sự cần cái gì? người dân cần một cuộc sống tốt chứ không phải là hô hào khẩu hiệu rồi đi nhận tiền của đám cờ vàng
Trả lờiXóa