Tri Nhân Media

LUẬT HỒI TỴ VÀ BẦU CỬ HIỆP THƯƠNG

Lê Bá Vận
10-4-2016

Hình bên: Bầu cử hiệp thương Quốc hội chxhcnvn : hình ảnh đấu tố “ccrđ” năm 1954

Tại nước “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam định hướng thị trường”, một quốc gia trên bờ diệt vong tại ĐNÁ, mỗi lần 5 năm tổng tuyển cử bầu quốc hội, thì nhân dân toàn quốc lại mục kích nhà nước diễn tập lại kịch bản đấu tố “cải cách ruộng đất” năm 1954 – 1956 tại miền Bắc của nước VNDCCH xưa. 

Đặc biệt là kỳ bầu cử Quốc hôi khóa 14, năm 2016.

1. Pháp Luật Hiện Hành CHXHCNVN

quy định công dân có quyền bầu cử, có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân,[10][11] xem ra dễ dàng có phần hơn thiên hạ.

Người ứng cử nói chung, không phạm án hình sự, rắc rối với tòa án … là được.

Công bằng, giản dị, nói vậy mà không phải vậy; đcsvn có sáng kiến là xử dụng  Mặt trận tổ quốc – mà chủ tịch là một ủy viên bộ chính trị - như cỗ máy chém, đặt làm chủ thể duy nhất lập danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội.

Mặt trận xúc tiến bầu cử định hướng gồm 3 bước hiệp thương sát thủ, thay thế bầu cử tự do.

Bước đầu hiệp thương đấu tố, cs mời một số cử tri nơi ứng cử viên cư trú, danh sách úp mở, chân giả nan phân, khoảng vài chục con người ta, hoặc hơn chút ít, bình bầu, diễn lại trò đấu tố hồi cải cách ruộng đất các năm 54, 56, rất kiến hiệu, đoạt mạng tội nhân ứng cử độc lập.

Bước 3 tử thần, cs tự họp, khống chế chỉ tiêu số lượng, thành phần ứng cử viên chính thức.

Theo csvn khẳng định thì nhờ hiệp thương gạt bỏ các thành phần bất hảo nên nhân dân vào ngày bỏ phiếu, chọn đươc các đại biểu Quốc hội là những người có đức, có tài, thực sự đại diện cho lợi ích, ý chí, nguyện vọng của người dân... biết gọi dạ bảo vâng (1)

Nghe bùi tai, có lý. Điều lạ là thế giới ù lì, thấy tốt không làm theo, để vàng thau lẫn lộn, dân chọn nhầm người tài đức! Thật đáng tiếc! Song hãy xem cung cách người ta làm ăn:

2. Các Nước Trên Thế Giới.
Chỉ xem ở một vài nước tiên tiến. Cảm tưởng chung khó mà dễ.

* Anh quốc: 

- cử tri và ứng cử viên quốc hội phải là công dân đủ 18 tuổi, giống ta.
- Có thể tự ứng cử hoặc do đảng chính trị (chính đảng) đề cử.
Chỉ 2 cách đó, không do cơ quan, tổ chức, đơn vị cơ cấu tiến cử lung tung, ăn bớt phần dân .
Do vậy, không thể ứng cử đại biểu quốc hội, các công chức, tăng lữ, quan tòa, công an cảnh sát, quân nhân. Mấy người này muốn làm chính trị, đại diện dân, phải xin nghỉ việc trước.

Để khuyến khích sự ứng cử nghiêm túc, ứng cử viên phải thu thập chữ ký ủng hộ của 10 cử tri trong  hạt (đơn vị) bầu cử và nộp ký quỹ 500 bảng Anh (16 triệu đồng VN), được hoàn lại nếu ứng cử viên sau đó giành được ít nhất 5% tống số phiếu vào ngày bỏ phiếu.
Trưởng ban bầu cử xét đơn ứng cử viên nộp, đủ tiêu chuẩn thì cho ghi tên chính thức vào danh sách ứng cử mà không eo xèo gì thêm. Mỗi hạt có dăm ba ứng cử viên, ấy là bình thường.

* Canada : 
chung chung giống ở Anh quốc. Đủ 18 tuổi thì có quyền bầu cử, ứng cử. (2)

Ứng cử viên cần chữ ký ủng hộ của 100 cử tri trong hạt nhưng không bắt buộc cư trú.
Quốc hội thành lập ban bầu cử, hoạt động độc lập, tương tự chính phủ bổ nhiệm các quan tòa, nhưng sau bổ nhiệm, các quan tòa độc lập đối với chính phủ.

Hành pháp, Tư pháp, nước sông nước giếng không trộn vào nhau.

* Hoa Kỳ: khó và phức tạp.

- Tiêu chuẩn tuổi và cư trú là 25 tuổi, 
- 7 năm sống tại Mỹ cho ứng cử viên Hạ viện; 30 tuổi, 
- 9 năm cho Thượng viện. 
- Ứng cử viên phải là cư dân trong bang mà họ ra tranh cử, song không bắt buộc phải cư trú tại hạt bầu cử. Ở ta cũng có lắm ông lãnh đạo ứng cử loạn xạ, lạc nơi.
- Số chữ ký ủng hộ và tiền ký quỹ là tùy mỗi bang định đoạt. Bang Florida vào hạng tốn kém nhất.

Ngoài ra, các ứng cử viên cần có thêm các tiêu chuẩn tài năng như là kỹ năng lãnh đạo, giao tế, tổ chức, tài ăn nói trước công chúng… tuy không bắt buộc nhưng được xem là lợi điểm.

3. Sự Khả Thi Hiệp Thương 

Có nhiều bất khả khiến các nước dù tốt khó theo.
        
* Tiêu Chuẩn Cư Trú.  Ở Mỹ ví dụ, luật không buộc ứng cử viên có hộ khẩu tại hạt bầu cử, mà chỉ trong bang. Việc này khiến không thể họp xóm, họp tổ lấy tín nhiệm.

Dù họp thì cũng không cần thiết thắng phiếu ở xóm mình cư trú (trừ phi là xóm trưởng).
Phiếu ủng hộ từ các xóm bạn, bù lại. Kẻ nhiêu khê tất ác ý, không phải thiện nhân.

*Tiêu Chuẩn Quyền Dân. Tư cách ứng cử viên không ai có thể đánh giá thay thế các cử tri.
        
*Kết Quả Từng Phần hoặc trước ngày bỏ phiếu không có giá trị pháp lý (chỉ tham khảo).

VNCH bầu cử tổng thống năm 1967, Nguyễn Văn Thiệu thua Phan Khắc Sửu ở Huế, Thừa Thiên và Đà Nẵng, thua Trần Văn Hương ở Sài Gòn, thua Trương Dình Dzu  ở năm tỉnh nhưng dẫn đầu ở các tỉnh khác và ba thị xã Cam Ranh, Đà Lạt, Vũng Tàu , gộp lại, đắc cử.

4. Luật Hồi Tỵ

(chữ Hán: 迴避 hoặc 回避,[1] nghĩa gốc là tránh đi hoặc né tránh, được ban hành đầu tiên dưới thời vua Lê Thánh Tông, quy định những người thân như anh em, cha con, thầy trò, bạn bè cùng học, những người cùng quê… thì không được làm quan cùng một chỗ.

Luật "hồi tỵ" cũng được áp dụng nghiêm ngặt trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình.

Nguyên tắc nói trên nhằm ngăn chặn người có quyền lợi dụng chức vụ để thiên vị, bao che hoặc câu kết với người thân (quan hệ gia đình, dòng họ, thầy trò, địa phương). [2]

Đến thời Minh Mạng luật hồi tỵ còn triệt để hơn: "Quan lại không được lấy vợ, kết hôn, làm thông gia ở nơi mình cai quản; cũng như không được tậu đất, vườn, ruộng, nhà ở nơi mình làm quan lớn, không được dùng người cùng quê làm người giúp việc". [4]

Đảng csvn gửi nhiều đảng viên ra tranh cử quốc hội, cử Mặt trận tổ quốc là thân tín ra làm chủ khảo, nâng đỡ gà nhà, là phạm luật hồi tỵ. Việc Quốc Hội chiêu sinh, để QH tự làm.

CS ở bước 3, ấn định chỉ tiêu nhằm  loại ứng cử viên độc lập là vi phạm luật hồi tỵ nặng nhất.

5. Đấu Tố CCRĐ và Hiệp Thương. 

Tháng 12/1956, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa I, HCM khóc và thay mặt chính phủ VNDCCH nhận khuyết điểm, sai lầm trong công tác cải cách ruộng đất.

HCM: Chúng ta không sợ sai lầm (??), chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa…

Qui trình hiệp thương bầu cử  thì csvn luôn tự phê có những hạn chế, tồn tại, cần sửa chữa, song hiện từ năm 1986 cho đến thời điểm này, không có một thay đổi gì từ quy chế tiến hành đến thủ tục hiệp thương, rườm rà, bất bình đẳng (rào cản, cơ cấu khống chế…)

Cộng sản nói rất hay, sai thì sửa nhưng thực tế nói mà chẳng làm gì cả.
“Quyết tâm sửa chữa”,  Hồ nói cho vui.
Thôi, cũng đúng, nếu sửa càng sai. Tốt nhất dẹp bỏ cả.

Lê Bá Vận

--------------------------
  Chú Thích:
      
(1) +Ứng cử viên phải qua 3 lần hiệp thương (tam ban triều điển “thuốc độc, dải lụa, con dao”) trước khi được xếp vào danh sách ứng cử viên chính thức.
Mặt Trận Tổ Quốc sẽ giới thiệu ứng cử viên về các nơi ở và nơi công tác để họ được cử tri góp ý trước khi được mặt trận tổ quốc hiệp thương.[8]

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho rằng đó là một khâu rất quan trọng nhằm lựa chọn, giới thiệu người ứng cử bảo đảm dân chủ, chất lượng, thể hiện được cơ cấu, thành phần đại diện cho trí tuệ của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.[9]  (Bầu cử quốc hội Việt Nam khóa 14 - Wikipedia tiếng Việt) Tiếc thay, các nước lại chọn bầu, cử tự do!     
     
(2) + LBV “Đảng Cử Dân Bầu Là Đúng!”    
                                                                                             

        




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét