Nguyễn thị Cỏ May
1-4-2016
Hình bên: Quang cảnh buổi hội thảo
Trong các bài vừa qua, Cỏ May có nhắc qua Hội thảo về Việt nam này do Hội Gabriel Péri (Fondation Gabriel Péri) tổ chức cho Việt nam, ngày 11 / 03 / 2016, tại Nhà Hóa Học (Maison de la Chimie), số 28, rue Saint Dominique, Paris VII .
Nay đọc lại nhiều thông tin tường thuật về ngày hội thảo này - dĩ nhiên không phải thông tin tuyên truyền của Hà nội, mà của người Pháp tham dự, đặc biệt của Ts François Guillemot, nhà nghiên cứu về Việt nam và ĐNÁ, thuộc Viện Đông Á của Trường Cao Đẳng Sư Phạm Lyon, thấy có nhiều điều quan trọng, tưởng cũng nên lược ghi lại hầu bạn đoc ở xa không tham dự .
Dĩ
nhiên là Hà nội tiếp tục . Chẳng những tiếp tục mà họ còn cố gắng bằng mọi giá
tiếp tục muôn năm để cha truyền con, cháu nối, đời đời, kiếp kiếp nữa . Nay người
cộng sản không còn " Hi sinh đời bố, củng cố đời con " mà "đời bố,
bố ăn, đời con, con xực, đời cháu, cháu xơi, ..." cứ vậy dài dài ...
Đại diện Hà Nội khai mạc, chỉ làm thủ tục nghi
lễ . Ba học giả chánh thức, chánh thức vì Giáo sư ở Học Viện Chánh trị Quốc gia, Giám đốc Ban Đối
ngoại TW đảng, đều nói hoàn toàn đúng đường lối chủ trương của đảng cộng sản .
Chắc phần lớn cử tọa gốc bạn tranh đấu của đảng Cộng Sản Hà Nội nghe được vì cùng
ngôn ngữ của giữa thế kỷ trước ? Còn lại là 2 nhà ngoại giao Pháp và 7 nhà
báo chánh trị, nhà nghiên cứu về Việt nam và ĐNÁ lần lượt đem lại cho hội thảo
nhiều điều mới hơn, ít nhiều phơi bày ra được vài nét căn bản của bộ mặt xã hội
chánh trị Việt Nam hiện nay nhưng không tránh khỏi mang tính hàn lâm . Tuy nhiên
họ cũng bỏ quên những vấn đề nỗi cộm của chế độ hiện tại như dân ơan, thanh niên
biểu tình chống Tàu bị đàn áp thô bạo . May mắn, một tuần sau đó, Ts François
Guillemot đã kịp đưa ra nhận xét bổ sung .
Theo ông Daniel Maso, Giám đốc Fondation, vìệc
chuẩn bị tổ chức Hội thảo này, lúc đầu, khá gay cấn vì những người đại diện Hà
nội ở Pháp tỏ ra dị ứng với thứ hội thảo nói về chánh trị Việt nam trước một công
chúng lớn, có thảo luận công khai, vượt qua mọi cấm kỵ cố hữu . Vì vậy mãi tới
phút chót, đại diện chánh thức của nhà cầm quyền Việt nam mới tới . Vậy phải chăng
đây là một dấu hiệu cho thấy đảng cộng sản Hà Nội muốn làm một cử chi mở cửa
nho nhỏ ?
Theo Đại diện Hà nội thì đây là một cuộc hội
thảo chánh trị về Đại Hội đảng cộng sản đầu tiên được tổ chức công khai ở Tây
phương . Trước đây, liền sau Đại Hội XII, Hà nội có tổ chức một cuộc hội thảo kín
ở Mạc-tư-khoa .
Cũng nên nói qua Fondation Gabriel Péri (Hội
Gabriel Péri) là một bộ phận ngoại vi hoạt động văn hóa chánh trị của đảng Cộng Sản Pháp thành lập năm 2004 vì đảng từ sau những thất bại thảm hại liên tiếp ở
các cuộc bầu cử, đã chọn cách « bớt ồn ào » . Nhà Hóa Học (Maison de
la chimie) là một Trung tâm giúp những hoạt động khoa học (Hóa học) xây cất năm
1934, ngày nay dành nhiều phòng cho thuê làm nơi hội họp, diễn thuyết . Tọa lạc
trong một lâu đài hoành tráng của khu phố sang trọng Paris, gần bên Trụ sở Quốc
Hội .
Số người tham dự khá đông, hơn trăm người, phần
lớn là Pháp trên 60 tuổi, liên hệ với Việt nam trong vừa qua . Nhiều người bất
ngờ thấy có một bà cụ người Pháp cao tuổi ngồi ở hàng ghế phía trên hội trường
. Hỏi ra đó là bà Hélène Luc, 84 tuổi, đảng viên đảng Cộng Sản Pháp, từng nhiệt
tình ủng hộ đảng Cộng Sản Việt Nam trong chiến tranh vừa qua . Đây đó có vài
thanh niên Việt Nam và ít người lớn tuổi của miền Nam cũ .
Chương trình Hội thảo diễn ra trọn ngày 11/03,
từ 9 giờ tới 16 giờ 30, gồm 3 điểm chủ yếu có thể xem như ba đề tài chánh (theo
bản tường thuật của Ts F. Guillemot) :
9g45 - 11g20: Đặc tính độc đáo của chánh trị Việt Nam
(Quelle originalité de la politique vietnamienne ?) do 2 nhà ngoại giao Pháp,
1 nhà nghiên cứu Pháp và Gs của Học viện Chánh trị Quốc gia Việt nam trình bày,
dưới sự điều hợp của ông Tổng bí thư Fondation .
11g – 13g : Sau Đại Hội XII, có gì
mới ?(Après le XII Congrès du PCV, quoi de neuf ?) do 1 nhà báo, 2 Giáo
chức Đại Học Pháp và Tổng Giám đốc Ban Ngoại vu Tây Âu và Nam Mỹ của Hà nội trình
bày, Hội trưởng Hội Pháp-Việt điều hợp .
Sau ăn trưa, chương trình tiếp tục từ :
14g 30 – 16g 30 với 3 Giáo sư và nhà
nghiên cứu kinh tế của Pháp và 1 Ủy viên lý thuyết TW .
16g 30 : ông Chủ tịch Fondation Babriel
Péri nói lời bế mạc chương trình .
Việt nam đi về đâu ?
Đó là câu hỏi lớn đầu
tiên được người tham dự muốn đặt ra cho Hội thảo . Câu trả lời xác đáng vẫn còn
mơ hồ, tuy thiện chí có nhiều về các phía của thành phần diễn giả . Chương
trình nhìn qua thấy quá lớn, quá bao quát mà thời giờ lại quá ngắn nên ý kiến
có phong phú cũng bị giới hạn .
Cảm tưởng của người tham dự cho rằng cuộc hội
thảo về diễn tiến chánh trị của chế độ cộng sản ở Việt nam có bề thế quan trọng
hơn dự kiến . Người ta tự hỏi phải chăng Việt nam đang trên đường thay đổi
lớn ? Thay đổi thì thật sự từ bỏ chủ nghĩa cộng sản hay sao ? Bỏ cộng
sản để tiến lên tư bản, thì chọn thứ tư bản nào đây ?
Hội thảo hôm nay thật sự quan trọng để tra vấn
về những thách thức của Đại Hội đảng XII hay cũng chỉ là một trò lừa bịp dư luận
Tây phương không am tường mấy về Việt nam hay đây có thể là những dấu hiệu bất
thường thông báo một tình trạng « khó ở » trong nội bộ lãnh đạo đảng
những ngày sau Đại Hội ? Nhưng điểm then chốt cuối cùng của chương trình gây không
ít ngạc nhiên cho hội trường là « Đảng cộng sản việt nam còn mác-xít không ? »
.
Đặc tính độc đáo của chánh trị Việt nam là gì ?
Theo ông Phạm Xuân Sơn, Đệ I Phụ tá Ngoại vụ TW, Vìệt nam trong gần đây đã đạt
được nhiều thắng lợi về nhiều mặt . Thành quả của Đổi Mới là không chối cãi . Về
quan hệ quốc tế, Việt nam gia nhập nhiều tổ chức quốc tế, gần đây hơn hết, là
tham gia vào TPP mà một chức sắc lớn của
đảng đã nhấn mạnh « TPP mà không có Vìệt nam tham gia thì không có ý nghĩa
gì hết »
Ông cũng lưu ý hội trường rằng Vìệt nam vẫn còn
phải đối phó với những âm mưu của những
thế lực thù địch .
Có nhắc vấn đề biển đông nhưng không nhấn mạnh
lập trường của đảng cộng sản Vìệt nam về chủ quyền quốc gia và có quyết tâm giải
quyết để bảo vệ đất nước hay không ?
Tới phiên Bà Sylvie Fanchette, bà trình bày
« Quan hệ giữa Nhà nước và lớp nông dân » qua luật đất đai 2013 và nêu lên
cách áp dụng luật vào thực tế làm cho nông dân, cả chủ đất nhà vườn, đều trở thành
nạn nhơn của đảng trong chương trình qui hoạch . Bất mãn, dân chúng biểu tình
phản kháng mỗi ngày . Bà nói rõ « Quyền làm chủ tập thể » của nông dân hoàn
toàn xa lạ với sự hìểu biết của chúng ta ở đây vì ở Việt nam quyền tư hữu thật
sự và chánh thức không có .
Sự trình bày của bà dựa trên kinh nghiệm nên vô cùng hấp dẫn hội trường .
Kết thúc phần này để vạch rõ Việt nam đi về đâu,
ông Phạm Xuân Sơn cho biết, sau Đổi Mới, sau những thành quả hội nhập với cộng
đồng thế giới, Việt nam giờ đây nỗ lực xây dựng Dân chủ và một Nhà nước pháp
quyền trên 3 cột trụ « Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ »
(nên để ý ở hải ngoại, họ chỉ nói « Dân chủ », ở VN, nói rõ « Dân
chủ xhcn ; « pháp quyền » là pháp quyền xhcn) .
Qua đề tài II « Sau Đại Hội II, có gì mới ? »,
hội trường nghe bà Dominique Bari, ký giả nhựt báo L’Humanité của cộng sản, nêu
lên những thay đổi lãnh đạo, sự tranh chấp quyền lực giữa Nguyễn Tấn Dũng và
Nguyễn Phú Trọng, gián đoạn hay tiếp tục, những hợp đồng với ngoại quốc, …
Diễn giả bày tỏ lo sự ngại áp lực mạnh của Huê
kỳ vì chủ trướng kinh tế tự do sẽ ảnh hưởng lên Việt nam . Cần giữ qưan hệ tốt
với Tàu để làm đối trọng . Sau cùng, có ý kiến nên thực hiện kinh tế tự do và đồng
thời mở rộng chánh trị để bảo đảm phát triển bền vững .
Giới thiệu đề tài III « Đảng cộng sản việt
nam còn mác-xít không ? »,
Ông Daniel Maso nêu vấn đề đảng Cộng Sản Việt Nam đi theo chìu hướng « Mác-xít Tàu hóa » .
Giáo sư Hugues Tertrais trình bày ý kiến của ông
chung quanh 3 điểm lớn :
- ý niêm quá độ,
- tư bản ở Việt nam
- và mác-xít Á Châu
.
Bắt đầu, ông nhắc lại vài đặc tính Cộng Sản ở Việt nam « chủ nghĩa xã hội
khoa học », « vai trò của Nhà nước » và « quyền hạn của Nhà nước »
qua các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2001 … Đúng ra là ông thuyết giảng
một bài học lớn về Mác-xít Á châu mà hội trường là giảng đường ở Sorbonne của ông !
.
Ông Benoit de Tréglodé đề nghị phân tách những
biểu văn của đảng Cộng Sản Việt Nam để hiểu rõ hướng đi của nó . Ông nhắc lại vào
cuối thập niên 30 qua 40, đảng Cộng Sản Việt nam mất nhiều ngày giờ để được Liên-xô
thừa nhận là Cộng Sản thật sự . Tàu đã thêm vào chút it hơi hướng đạo lý Á đông
nhưng trước sau vẫn là Cộng sản đặc sệt .
Sau cùng, ông Vũ Minh Giang, Ủy viên TW, làm
nhiều người giựt mình khi ông quả quyết
« mác-xít nhờ Hồ Chi Minh đem về là
gắn liền với vận mạng việt nam . Nó là vũ khí, là lý thuyết giải phóng Việt nam
. Đảng Cộng Sản Việt Nam nhờ Mác-xít mà làm cách mạng, chiến thắng Điện Biên phủ,
xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam, thống nhứt đất nước, đổi mới . Bản chất Mác-xít
không bao giờ thay đổi, nó là nền tảng lý thuyết, của tư tưởng Hồ Chí Minh và
chủ nghĩa yêu nước" .
Ông ca ngợi thêm Mác-xít Lê-nin-nít là thần thông giúp cướp chánh quyền, giữ chánh quyền trên cả
nước . Ông còn nhấn mạnh đảng phải giữ chặt quyền lực để kiểm soát nhân dân, để
loại những phần tử chống đối .
Tưởng tới đây đã quá đủ để chúng ta thấy Việt
nam sau Đại Hội XII sẽ gián đoạn hay tiếp tục ? Và tiếp tục thì đi theo
con đường nào ?
Mọi ảo tưởng về một Việt nam vì hội nhập với
thế giới sẽ từng bước thay đổi giờ đây là lúc nên dứt khoát cởi bỏ .
Khi đảng cộng sản xác định Mác-xít lê-ni-nít là
nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh và lấy tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ đạo chánh trị Việt nam thì cũng đừng quên
câu nói của Hồ Chí Minh ở Hội nghi Tours về tư bản - để đừng mong thay đổi theo
hướng tư bản - còn ghi trong kinh điển ở Hà nội « Tư bản là bọn ăn cướp »
.
Mà nên hiểu câu nói này của Hồ Chí Minh năm
1920 có giá trị thực tế ở ngày nay là lời tìên tri vô cùng ứng nghìệm cho cái đảng
của ông .
Nguyễn thị Cỏ May
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét