Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




NÓI CHUYỆN BẦU CỬ

6-12-2015

Nhân tướng CA Nguyễn Đức Chung “độc cô đắc cử” chức CT Hà Nội và Pháp đang mùa bầu cử cấp Vùng (Élections Régionals) thì tui xin trình bày sơ qua cái cách bầu cử “nhiêu khê” ở cái xứ tư bổn Pháp này để đồng bào và nhứt là giới trẻ VN tham khảo. Dĩ nhiên vì trình độ rất giới hạn nên tui rất mong sự đóng góp thêm ý kiến của quý bà con cùng chung một mục đích giải độc sự tuyên truyền láo toét của bọn vẹm.

Sáng nay (06/12/2015) là ngày bầu cử sơ bộ cấp vùng ở Pháp. Cuộc bầu cử diễn ra trong một bối cảnh của nước Pháp đầy âu lo. Dư chấn của cuộc khủng bố Thứ Sáu ngày 13/11 vừa qua làm bầu không khí an ninh của nước Pháp nặng nề hơn bao giờ hết. Mặc dù TT Hollande cánh tả cố gắng xoa dịu lòng dân với hàng loạt quyết định tấn công căn cứ của Daech và lên tầm ngắm hàng loạt các giáo đường Hồi giáo có thể bị đóng cửa thì đảng Xã hội và cánh tả đã tuột xích trên thang điểm niềm tin. Quan trọng hơn là đường lối của Hollande đã kéo nền kinh tế Pháp rớt xuống thãm hại: lần đầu tiên trong 20 năm nay tiền thuế bị đánh cao nhứt và thất nghiệp cũng cao nhứt. Cuộc bầu cử cấp vùng lần này được ví von như chặng ga cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra năm 2017. Hình ảnh của Hollande và các đảng phái cánh tả trở nên quá mờ nhạt, thay vào đó là sự nuối tiếc của người dân cho đường lối của cựu TT cánh hữu Sarkozy và đặc biệt là sự trỗi dậy mạnh mẽ của đảng cực hữu Front National (FN) dưới sự lèo lái tuyệt vời của mụ Marine Le Pen.

Sau ly cà phê sáng và trổ tài thuyết phục vợ bầu cho cánh hữu. đại diện là Philippe Richert, hai đứa tui đến điểm bầu cử (là một nhà trẻ trong khu vực) để thực thi cái quyền và nghiã vụ công dân. Trên đường tui kể về ba cái chuyện bầu bán tầm phào ở xứ Việt thì vợ tui cười khì khì nói rằng ở xứ Ba Lan ngày trước cũng một duộc vậy thôi. Ngày bầu cử vừa mới ấn định thì người ta đã biết tỏng ai ngồi ghế nọ, ghế kia rồi. Nhiều trường hợp chỉ một ứng viên mà vẫn còn “được” cán bộ đến nhà vận động và nhắc nhở phải bầu cho ông / bà đó để thực hiện quyền dân chủ theo đúng chủ trương của đảng và nhà nước. Và để ngày bầu cử trở nên trang trọng thì phải như một ngày hội, nghiã là phụ nữ phải bận váy xống đẹp và đàn ông phải côm lê cổ cánh đàng hoàng.

Quyền và nghiã vụ

Nói đến bầu cử thì ai cũng thuộc lòng rằng đó là quyền và nghiã vụ cho nên để trở thành một cử tri Pháp thì phải có đủ hai điều kiện sau : Phải là công dân Pháp (quốc tịch Pháp) đủ 18 tuổi trở lên và Phải có ghi danh bầu cử tại Toà Thị chánh (chỉ cần một lần trong đời, nếu thẻ mà đóng kín chỗ thì sẽ nhận được thẻ mới gửi tận nhà)

Mỗi lần bầu cử lớn nhỏ ở Pháp đều tốn tiền kinh khủng. Các chính đảng và cả các ứng viên tự do đều mở hết công xuất tuyên truyền qua báo chí truyền thông, áp phích dán đầy và thư vận động gửi đến từng nhà không ngớt. Chưa hết, trước đó cả tháng thì Bộ Nội vụ phải có trách nhiệm – bổn phận gửi hồ sơ các ứng cử viên đến từng địa chỉ cho từng công dân đủ 18 tuổi trở lên. Ở xứ Pháp không có chế độ hộ khẩu nhưng họ quản lý công dân một cách khoa học, văn minh; ai làm gì và ở đâu đều nắm vững. Lấy ví dụ nhà tui làm điển hình. Con trai đầu lấy vợ ở riêng thì dĩ nhiên vợ chồng chúng nó mỗi đứa một bộ hồ sơ (BHS) gửi về địa chỉ chúng. Đứa thứ nhì đang học ĐH tít miền Nam Pháp cũng nhận được tận tay nơi nó tạm trú một BHS. Ở cùng nhà chỉ còn thằng út 18 tuổi, cũng đang ĐH, cùng vợ chồng tui nhận ba BHS. Vì sao ? Đó là vì nhà nước Pháp tôn trọng nhân quyền. Họ khuyến khích mỗi công dân nghiên cứu kỹ về ứng viên mà mình sắp bầu để làm đại diện và không khuyến khích chuyện “vận động ngầm” giữa vợ – chồng, anh – chị – em, phụ huynh – con cái mí nhau.

Đến điểm bầu, trừ những nguyên nhân có cảnh báo nguy hiểm về an ninh thì mới cần sự hiện diện của ngành bảo vệ hoặc cảnh sát còn nếu không thì thôi. Bước qua cửa thì có một bàn dài để đầy đủ danh sách các ứng viên và cử tri cần nên gom hết tất cả rồi đi vào phòng kín chọn một để bỏ vào bì thơ có đóng dấu của BNV. Cử tri chọn xong bước đến bàn thùng phiếu. Ở đây có ít nhất ba người đại diện (ĐD) chính quyền:

- Cử tri trình thẻ bầu (Carte électorale) và thẻ căn cước (Carte d’identité française) cho người đại diện thứ nhất (ĐD 1) Người này so sánh xong, đọc số thẻ bầu và số thẻ căn cước cho người ĐD 2 kiểm tra qua sổ danh sách cử tri.
- ĐD 2 mời cử tri ký tên vào ô tên rồi sau đó ĐD 3 mới được phép mở thùng phiếu bằng kính cho cử tri bỏ.
- Rồi ĐD 3 tuyên bố “Đã bầu xong”.
- Sau rốt, ĐD 1 đóng dấu (ngày tháng bầu) vào thẻ bầu và trả lại kèm với thẻ căn cước. Hẹn gặp lại lần bầu cử tới.

Kể thì thấy nhiêu khê và dài dòng vậy chớ ở điểm bầu rất nhanh chóng và trật tự. Một nét văn minh mà khỉ vẹm rừng xanh không bao giờ thực hiện nổi.

Tui đã từng thực hiện “quyền và nghiã vụ công dân XHCN” chưa ?

Thưa rồi ạ. Đó là năm 1981 khi đang học năm cuối trường PTTH cấp 3 Nguyễn Văn Chổi tại Nha Trang. Bầu cả dàn lãnh đạo Phường Phương Sài (tọa lạc tại đường Hoàng Văn Thụ tức Hoàng tử Cảnh cũ). (chú thích theo trí nhớ: từ chỗ đó bước lên vài bước đến ngã tư có quán cà phê ông Tư Râu, bên kia đường là trạm y tế phường, lên chút xíu nữa là rạp xi nê Nha Trang, năm 1974 là rạp có gắn máy lạnh đầu tiên ở xứ tui).

Tui nhớ mồn một là dạo đó cả nước còn đang mấp mé chốn thiên đường nên toàn dân đói cụp phao câu, vì thế cho nên cái cảnh cử tri xếp hàng lũ lượt để được bầu rất đúng nghiã của sự lôi thôi lếch thếch. Trước cổng phường có hai công an vận vàng, chân dép râu, đầu mũ cối, vai súng AK, mặt đằng đằng như hai con bull dog. Giữ gìn trật tự là một bầy “du kích phường” đeo băng đỏ và mặt mày vênh váo không khác gì lũ Dư lợn viên hoặc Dân phòng ngày nay. Bước vô phòng đưa sổ hộ khẩu để kiểm tra xong thì nhận được số phiếu bầu khớp với nhân khẩu có ghi trong. Ở xứ mình rất dân chủ vì thế được quyền cử đại diện bầu thay cho cả hộ mà. Khi bầu thì chẳng biết mặt mũi thằng nào là thằng nào, thành tích cướp bóc ra sao cho nên cứ đụng đâu thì gạch đó, cốt là bỏ vào thùng phiếu cho xong việc để đảng ta có cơ sở mà tuyên bố trên 100% cử tri đi bầu và ứng viên của đảng được trên 100% phiếu tín nhiệm.


Ngẫm cho cùng thì cái bọn tư bổn bày cẽ chi trò bầu cử quá tốn kém trong khi nhân dân ta có được sự dẫn dắt của các đỉnh cao trí tuệ cho nên tiền thuế dân còn để dành làm những việc có ý nghiã cao cả hơn ví dụ như bảo trì lăng bác, xây tượng bác hoặc xây dựng các khu trung tâm hành (là) chính để phục vụ người dân!!!

Kỳ Văn Cục, Blog


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét