Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




NGÀY 09/12/2015 XỬ VỤ: NGUYỄN VIẾT DŨNG (DŨNG PHI HỔ)

5-12-2015

Bị cáo Nguyễn Viết Dũng, biệt danh mạng xã hội là Dũng Phi Hổ, bị bắt giam và khởi tố về tội ‘Gây rối trật tự công cộng’ theo Điều 245 Bộ luật hình sự từ ngày 12/4/2015 đến nay.

Ông bị bắt sau khi tham gia tuần hành bảo vệ cây xanh Hà Nội vào sáng ngày 12/4/2015. Ông được miêu tả "Mặc áo thun có in hình quốc huy Việt Nam Cộng Hòa” và đằng sau in dòng chữ tiếng Anh với nghĩa “Dân không sợ chính quyền, chỉ có chính quyền mới sợ dân”.

Theo đề nghị của ông Nguyễn Viết Dũng từ trại giam Hỏa Lò, tôi nhận lời bào chữa miễn phí cho ông Dũng trong phiên tòa sơ thẩm tại Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, cùng với ba luật sư khác là LS Nguyễn Khả Thành, LS Trần Thu Nam, LS Lê Văn Luân.

Một vài suy nghĩ của chúng tôi khi nhận bào chữa vụ án này, xin chia xẻ cùng các bạn:

Thứ nhất là về cấp Giấy chứng nhận bào chữa cho tôi: khoản 4, Điều 56, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định “Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa, thì toà án cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa”. Nhưng thẩm phán Trần Thị Thúy Hồng đã vô tư để tôi phải chờ gần 26 ngày, sau đó mới cấp giấy chứng nhận; khi được cấp giấy chứng nhận tôi liên hệ đọc hồ sơ thì thẩm phán chỉ thư ký, thư ký chỉ thẩm phán. Sau mấy ngày chờ đợi, tôi nhận được hồ sơ cùng với nụ cười tươi của thẩm phán. Nụ cười rạng rỡ muộn màng liệu có che lấp được hành vi xem thường pháp luật, vi phạm khoản 4, Điều 56 Bộ luật Tố tụng hình sự của một vị thẩm phán đáng kính hay không ?

Thứ hai là về Quyết định đưa vụ án ra xét xử: Điều 184 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định việc xét xử phải trực tiếp, bằng lời nói và liên tục, Tòa án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiến của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người làm chứng, người giám định, xem xét vật chứng và nghe ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa.

Việc xét xử phải tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ, nhưng Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 325/2015/HSST-QĐ, ngày 23/11/2015 do thẩm phán Trần Thị Thúy Hồng ký, không triệu tập bất kỳ người làm chứng, người có nghĩa vụ liên quan, người bị hại nào, mà chỉ triệu tập một người duy nhất là bị cáo Nguyễn Viết Dũng. Vậy thì phiên tòa sắp đến liệu có công tâm và khách quan hay không ?

Thời gian xét xử ghi trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử là 02 ngày: ngày 09/12/2015, nghỉ 05 ngày sau và xét xử tiếp vào ngày 14/12/2015. Việc sắp xếp thời gian như thế này liệu có đảm bảo tính liên tục được qui định tại Điều 184 Bộ luật Tố tụng hình sự hay không ?

Nguyên nhân nào dẫn đến việc thẩm phán Trần Thị Thúy Hồng, là thẩm phán của một Tòa án cấp quận nằm ở giữa trung tâm thủ đô Hà Nội mà lại dám đùa giỡn với pháp luật như vậy ? không biết ngài Bộ trưởng Bộ tư pháp suy nghĩ như thế nào trong khi cả nước đang quyết tâm cải tổ nghành tư pháp ?

Vụ án này được xét xử công khai vào lúc 08 giờ 30, ngày 09 và 14/12/2015 tại Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm. Địa chỉ: số 51, phố Lò Sũ, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Diễn biến vụ án như sau: Nguyễn Viết Dũng (biệt danh Dũng Phi Hổ) là con trai duy nhất trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Trần Phú, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. 

Từ nhỏ Nguyễn Viết Dũng thể hiện là một cậu bé thông minh, hiếu học, bạn bè quý mến. Năm học lớp 12, Dũng tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia và đạt giải nhất cuộc thi tháng, sau đó thi đỗ vào trường Đại học bách khoa Hà Nội với số điểm 29/30, đứng đầu tỉnh Nghệ An năm 2004, học đến năm thứ 3 thì Dũng bị đuổi học vì tham gia biểu tình chống Trung Quốc.

Sau khi bị đuổi học Nguyễn Viết Dũng trở về nhà làm nông phụ giúp gia đình, trong thời gian bố mẹ đi làm thuê vắng nhà, Dũng đã tự tay làm lá cờ vàng ba sọc đỏ treo trên nóc nhà vào ngày 30/4/2014, vì nhà của Dũng nằm ở trung tâm địa bàn giáp ranh ba xã (xã Phúc Thành - xã Hậu Thành - xã Lăng Thành) nên rất nhiều người dân nhìn thấy lá cờ, hiếu kỳ đến xem rất đông, cùng với lực lượng an ninh đến bao vây phong tỏa nhiều ngày liền, làm náo động cả một vùng quê. 

Ngày 02/4/2015 Nguyễn Viết Dũng thành lập Đảng Cộng Hòa và Hội những người yêu quân lực Việt Nam Cộng Hòa, hướng đến giá trị nhân bản, yêu nước, thương nòi… Ngày 09/4/2015, Dũng ra thông báo sẽ tham gia cuộc tuần hành bảo vệ cây xanh cùng với người dân Hà Nội và gặp gỡ Nhóm những người yêu quân lực VNCH. Tối ngày 11/4/2015, một mình Dũng đi xe máy từ tỉnh Nghệ An ra Hà Nội tham gia tuần hành bảo vệ cây xanh. 

Sáng ngày 12/4/2015, một nhóm khoảng 150 người Hà Nội đi tuần hành bảo vệ cây xanh quanh bờ Hồ Hoàn Kiếm, Hội những người yêu quân lực VNCH của Dũng gồm 05 người, mặc áo thun đen có in hình biểu tượng quân lực Việt Nam Cộng Hòa trước ngực, đi theo sau đoàn người nêu trên. Đến khoảng 11 giờ trưa thì nhóm của Dũng tách riêng, đi về phía nhà thờ lớn kêu nước giải khát uống và thảo luận thì lập tức bị bắt về trụ sở Công an phường Hàng Trống làm việc.

Nguyễn Viết Dũng bị bắt giam và truy tố về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo qui định tại khoản 2, Điều 245 Bộ luật hình sự, có khung hình phạt từ 2 đến 7 năm tù. Vì các cơ quan tố tụng cho rằng Dũng là người kêu gọi nhiều người đi tuần hành bảo vệ cây xanh gây mất an ninh trật tự. Nhưng sự thật thì việc đi tuần hành bảo vệ cây xanh Hà Nội ngày 12/4/2015 không phải do Nguyễn Viết Dũng tổ chức, mà Dũng chỉ là người đi theo sau. 

Điều trớ trêu thay là có khoảng 150 người đi tuần hành bảo vệ cây xanh, nhưng chỉ một mình Nguyễn Viết Dũng bị bắt giam và truy tố về tội “Gây rối trật tự công cộng”, những người còn lại thì chẳng có ai bị gì hết, trong khi Dũng chỉ là người đi theo sau và đi rất trật tự.

LS Võ An Đôn, FB



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét